Cái thực là thanh kiếm của chàng hiệp sĩ ảo - Phật Giáo Việt Nam
10:41 +07 Thứ bảy, 04/05/2024

Cái thực là thanh kiếm của chàng hiệp sĩ ảo

Thứ hai - 17/09/2012 14:27
(HDPT) - Tư tưởng phương tây là khám phá cái nằm ngoài con người nhưng họ tưởng lầm rằng là cao hơn con người, nên không biết tu thân..
 

Họ đề cao cái ảo tưởng đó quá đáng nên mới có " bệnh ngôi sao" tự tạo cho mình cái vỏ giả tạo và chê bai chửi bới tất cả. Sự thật là những ai đọc quá nhiều sách tây đều mất tính người....Trái lại tinh thần phương đông luôn tìm về bản chất con người và đó là con người bình thường mà thôi.

Niềm tin đích thực không thể có được bằng sự học tập bên ngoài, vì những cái ta học bên ngoài chỉ để khảo sát và so sánh với những cái bên trong mà thôi. Khi bạn thấu hiểu và quên đi tất cả những gì đã học được từ bên ngoài, thì lập tức bạn sẽ có niềm tin đích thực…

Bản chất tâm lý của con người là MÂU THUẪN. Triết học gọi đó là hai mặt đối lập của tinh thần, và chấp nhận nó là tất yếu. Nhưng đối với Phật pháp, thì đó là nguyên nhân của đau khổ và sinh tử luân hồi. Đi tu là tháo gỡ cái này cho đến khi tâm lý bạn không còn mâu thuẫn nữa, thì bạn sẽ hết khổ luôn.

1. Cái đau khổ bên ngoài làm cho con người sân hận ích kỷ. Còn cái đau khổ tự nhiên bên trong nội tâm thì tạo ra tình yêu thương. Cái đau khổ này nó được mặc định bởi thượng đế gọi là MẶC CẢM TỰ THÂN, (thiên chúa giáo gọi là tội tổ tông). Nếu cái đau khổ bên trong nó lớn hơn cái đau khổ bên ngoài, thì nó tạo ra tình yêu thương rất tự nhiên, đó là một tình cảm lớn lao. Còn nếu cái đau khổ bên ngoài lấn át cái đau khổ bên trong, thì tạo ra sự sân hận cố chấp và nhiều oán trách.

2. Khổ đau có hai loại. Loại 1 là loại có sẳn trong tim. Loại 2 là loại từ bên ngoài vào. Kẻ phàm phu thường đau khổ vì cái khổ đau thứ hai. Bậc thiện tri thức thường đau khổ với cái khổ đau cái thứ nhất. Nhưng chung quy đều là đau khổ không dứt. Vì bản chất trong tim bạn có tình yêu là có đau khổ vậy.

3. Từ cô đơn đau khổ người ta mới chế ra những liều thuốc để chửa trị nó. Tuy rằng không hết bệnh nhưng nó giúp xoa dịu phần . Nghệ thuật chỉ là liều thuốc giảm đau tạm thời nên nó sẽ không là vĩnh cửu. cái mà bạn cứ tưởng là lâu dài... chỉ là sự níu kéo hình bóng của một cánh buồm đã đi xa...

4. Cái đau khổ sạch sẽ thơm tho sang trọng nhất là cái đau khổ có sẳn trong tim bạn. Nó đau khổ một cách tự nhiên không vì cái gì hết. Nó là do "tội tổ tông" để lại. Nó thúc giục bạn làm những việc lớn lao nhưng cuối cùng khi đối diện với nó, bạn vẫn tuyệt vọng...he he! Vì sao? Vì bạn ảo tưởng rằng bạn là thiên tài, là cao hơn con người.

5. Có một loại khổ đau nữa mà vô phương cứu chữa. Phật cũng pó tay là loại khổ đau do trật giuộc về giới tính gây ra. Nó không có cái thế trả về cân bằng nên nó đau khổ hoài. Bằng chứng là loại này không đúng theo khuông mẫu tự nhiên nên không thể thành Phật được. Cái chổ đó quan trọng vậy đó nhe.

Giả từ giả từ những gì triều mến nhất...
Để bước đi trên con đường trước mặt
Dù gian lao khó khăn nhưng đầy mộng
Hãy với tay lấy từ mộng ra thanh kiếm
Bay khắp nhân gian nói lời ngọc ngà
...Xung quanh ta đầy ánh sáng bao la
Đầy tiếng cười vang sảng khoái
Ta với tay hái tuổi mặt trời
Ta ôm mây ngàn ngũ say
Hòa với tiếng hát và ánh trăng
Tiếng hát của biển khơi gào thét
Thúc dục ta cất bước trên con đường đầy mộng...

1. Mỗi con người đều rất vĩ đại chì vì cái thân xác bé nhỏ đã giam cầm mãi mãi linh hồn của chúng ta đó thôi.

2. Linh hồn là cái VÔ HÌNH...Nó tươi đẹp hay xấu xa là do bạn khởi nghĩ về nó..Điều đó phải học tâp để nhìn thấy cái vô hình như một sự vật gần gủi vậy

3. Quyền lợi của thân xác là gông xiềng của linh hồn. Quyền lợi thì có hai thứ đó là quyền lợi vật chất và quyền lợi tinh thần..Hai cái này là HỮU LẬU. Bỏ hai cái này đi là cứu nguy cho linh hồn. Vì linh hồn là vô cùng còn thân xác rất ngắn ngủi....

4. Thân xác là chiếc bè đưa linh hồn qua sông. Sóng to gió lớn thường đập vỡ chiếc bè này giữa dòng và nhận chìm linh hồn xuống đáy sâu tuyệt vọng...

5. Quỷ dữ thường thèm muốn linh hồn thông qua sự hưởng thụ của thân xác.

6. Thân xác mãi mãi là một quá khứ huy hoàng khi linh hồn đã đi xa....

7. Linh hồn con người là ở khắp nơi trong không gian, nhưng khi bị nhốt vào thân xác để lảm người thì nó phải cần tu học để giải thoát. Người đắc đạo là linh hồn ở ngoài thân xác như gió trên trời cao

8. Khi linh hồn bị ma ám, nó muốn bức phá thoát ra ngoài thân xác để được tự do, nhưng nó không thoát ra được nên đã hành thân xác đi mãi ngoài đường như điên. Sống, là thu xếp cho linh hồn trú ngụ trong thân xác một cách hòa bình..

9. Linh hồn con người là ở khắp nơi trong không gian, nhưng khi bị nhốt vào thân xác để lảm người, nên chúng ta mới khổ nhiều như thế, vì vậy bạn phải cần tu học để giải thoát. Người đắc đạo là linh hồn ở ngoài thân xác như gió trên trời cao

Hiểu được cái VÔ HÌNH là có được pháp VÔ VI. Cái này linh diệu đến mức bạn có thể nhìn thấy tất cả.

Cái VÔ HÌNH trong con người bạn là cái NGHIỆP đeo theo cuộc đời bạn, bạn phải trả cho cái nghiệp đó đến hết cuộc đời..và nhiều kiếp nữa...

Sống chân thành sẽ cho bạn một thứ sức mạnh là không hoảng sợ bất cứ điều gì cà. Vì con dường tư tưởng có nhiều cạm bẩy thật giả lẫn lộn. Nếu bạn là thiên tài thì vẫn là người vô minh, nếu quá tham lam. Kẻ tầm thường thì luôn hoảng sợ ám ảnh bởi cái vô hình trong tâm lý mình, nên sinh đủ thứ bênh lý mà cuôc sống phàm phu thường cho nó những cái tên dịu dàng cho dễ nghe...

Pháp vô vi là rất huyền diệu nên kẻ phàm phu hữu lậu thì không thể hiểu được.

Cái DANH là quyền lợi tinh thần. Cái LỢI là quyền lợi vật chất....Hai cái này thường che lấp sinh mệnh con người như bạn phải mang nặng những thứ gông xiềng lên thân...Bạn sống một đời sống nặng nề vì kg thể nào khám phá ra bản thân mình được. Có chăng là theo hướng xoa dịu khỏa lấp mà thôi...

Tư tưởng phương tây là khám phá cái nằm ngoài con người nhưng họ tưởng lầm rằng là cao hơn con người, nên không biết tu thân, Họ đề cao cái ảo tưởng đó quá đáng nên mới có " bệnh ngôi sao" tự tạo cho mình cái vỏ giả tạo và chê bai chửi bới tất cả. Sự thật là những ai đọc quá nhiều sách tây đều mất tính người....Trái lại tinh thần phương đông luôn tìm về bản chất con người và đó là con người bình thường mà thôi.

Tinh thần con người bình thường là hoài nghi trước sự vật, Nhưng đến một lúc nào đó thì bạn cũng sẽ biết rỏ về mình...Biết được khả năng của mình, Rằng mình sẽ đi con đường đời sống tốt đẹp hay con đường tư tưởng...Rằng mình phải xông pha quyết liệt hay lập lờ lừa đão...Khi biết mình thì bạn mới thật sự có trí khôn...Điều này không sớm thì muộn ai cũng sẽ nhận ra thôi.

1.Con người luôn không hiểu được cái VÔ HÌNH trong mình nên luôn cảm thấy thiếu. Chỉ có một cách duy nhất để làm đầy mình lên, là phải hiểu chính mình, có nghĩa là phải hiểu cái vô hình đó bằng cách hiểu của THIỀN. Còn sách vở lý thuyết chẳng qua là rác rưởi cặn bả mà thôi. Càng nhét nó vào đầu thì càng mệt thêm.

2. Có hai hạng người ngu. Người từ nhỏ đã ngu và không được học hành gì là người ngu thứ nhất. Loại người ngu thứ hai là loại trí thức đọc sách quá nhiều mà không có vốn sống, không có trãi nghiệm. Loại này cứ tưởng mình giỏi nhưng thật ra là chỉ nhét vô đầy đầu những cái rác rưởi mà thôi. Đây là một dạng nô lệ của tinh thần sống bằng suy nghĩ của người khác. Đức Phật không bao giờ ngài muốn ai làm nô lệ cho tư tưởng của ngài. Ngài nói: Pháp mà đã hiểu được rồi thì hãy bỏ đi.

3. Con người tài năng nhiều nhất cũng chỉ hiểu được 5% bản thân mình mà thôi, Còn 95% là không hiểu được. Cái không hiểu được này là Vô hình, Vì thế bạn phải đi tìm kiếm cái gì để bỏ vô đó. Kẻ ngu si thì tìm những thứ cặn bả rác rưởi bỏ vào nên càng ngu si thêm.

4. Con người có hai lớp trí khôn. Cái trí khôn bên ngoài là nghiệp chướng của cái trí khôn bên trong. Tuy nhiên cái trí khôn bên ngoài thì có khác nhau, rằng người này thông minh hơn người kia. Nhưng cái trí khôn bên trong mà có được thì ai cũng như ai hết. Và  trên đời này từ xưa tới nay chỉ có 3 người là có cái trí khôn bên trong này thôi.

Con rồng ở trên trời cao nó khác với con giun ở trong đất. Giấc mơ ở trên bầu trời bao la bạt ngàn gió lá, nó khác với công việc suốt ngày đào những con đường ngoằn nghèo ngang dọc quanh co dưới lòng đất...

Ở thế giới bên kia thì tôn giáo muốn nói sao thì nói...Nhưng ở thế giới hiện thực này, thì tôn giáo phải nói đúng theo khoa học...vì tôn giáo không phải là nơi tuyên truyền mê tín dị đoan, hay nói những điều viễn vong sai trái rồi bắt người ta phải tin. Lịch sử đã trả lời rồi, ngày nay giáo hội thiên chúa giáo đã phải xin lỗi khoa học, xin lỗi loài người về những sai lầm của họ trước đây đã gây ra.

Nếu bạn muốn quên đi cái gì thì phải tạo ra cái khác để thay thế...Cái khác mới này là vô vi..Nó không chiếm chỗ trong tinh thần bạn, nhưng khi bạn cần thì nó sẽ hiện ra.

Con người khi sinh ra chưa có gì thì gọi là tự ngã, khi đi học thì gọi là siêu ngã, là nó bắt đầu đổ đầy vào tinh thần ta kiến thức và các quy tắc sống. Khi đầy rồi thì học cách quên đi thì gọi là THIỀN (nếu không quên được thì là người vô minh). Đó là khi ta tìm về cái tróng không ban đầu gọi là Bản ngã (hay vô ngã)....

Bản lĩnh trưởng thành trong bão tố, còn trí tuệ thì sinh ra trong tĩnh lặng. Trong bão tố người ta phải nhớ, phải có kinh nghiệm để vượt qua. Trong tĩnh lặng người ta phải quên để thanh lọc tinh thần mới có trí tuệ được. THỰC TẠI - NIẾT BÀN chính là đây.

Khi giá trị vật chất lớn hơn giá trị tinh thần – Thì mặc nhiên nó trở thành có linh hồn, và con người phụ thuộc vào nó - Và khi giá trị tinh thần lớn hơn giá trị vật chất – Thì vật chất phụ thuộc vào nó chứ không như chúng ta thường nghĩ...

Người trí thức phải có trãi nghiệm thì mới là người có trí tuệ...

Trãi nghiệm là kinh nghiệm tâm lý. Vậy kinh nghiệm thông thường là của ý thức còn trãi nghiệm thuộc về tâm hồn. Nó là tinh chất của tinh thần mà Phật giáo gọi là CÔNG ĐỨC.

Thiên tài vẫn thường là kẻ vô minh nếu để cho siêu hình đánh lừa và dắt mình đi trên con đường đau khổ tuyệt vọng...

1. Chỉ có con người hùng mạnh nhất mới nhìn thấy được thực tại - niết bàn, và biết được bí mật của thiên nhiên...Nhưng điều đó không thể nói ra được. Nếu bạn nói ra cái tinh thần của nhất nguyên, thì cũng phải lấy văn tự ngôn ngữ thuộc nhị nguyên để miêu tả nó. Điều này sẽ là không chính xác như chính nó, vì nó là điều bất khả thuyết. Hay là “đạo khả đạo phi thường đạo” như Lão Tử đã nói.

2. Đạo vô vi, hay Phật pháp là cái kết quả mà con người chứng đắc được từ bên trong nội tâm của mình, nó không thuộc về ý thức bên ngoài, nó là những suy nghĩ phát sinh tự nhiên không có logic gì hết, nó lộn xộn hồn nhiên nhẹ nhàng tự do tự tại. Vì thế nếu trình bày như chính nó ra thành văn bản, thì không thể chấp nhận được. Còn trình bày để chấp nhận được thì là dùng ý thức rồi…Mà ý thức thì không phải là tư duy nhất nguyên. Cho nên đến cuối đời, Đức Phật Thích Ca nói rằng: “ Sau 45 năm thuyết pháp độ sanh, ta không nói một lời nào”

3. Đạo vô vi là vô hạn, và nếu bạn giải thích nó bằng ngôn ngữ văn bản thì đã dùng phương tiện hữu vi rồi, và đó là cái hữu hạn, cho nên sự giải thích về đạo vô vi là tạm nói như thế thôi. Vì đạo vô vi như lá trên rừng, còn cách giả thích về nó như một vài chiếc lá nắm trong bàn tay mà thôi.

Cái mới nằm trong cái bất hợp lý. Hiểu được cái bất hợp lý là thấy sự thật, thấy sự thật là thành Phật.

Phật pháp túm lại gồm có hai điều. Đó chính là quyền lợi và sinh mệnh.
Quyền lợi thì có quyền lợi tinh thần và quyền lợi vật chất. Bỏ đi quyền lợi vật chất thì còn lại quyền lợi tinh thần, bỏ đi quyền lợi tinh thần luôn thì còn lại sinh mệnh. Giữ được sinh mệnh là giữ được chân tâm, là đạo. Vậy quyền lợi vật chất là cái có giới hạn thì dễ thấy rồi..Đó là tài sản của cải vật chất, nhưng quyền lợi tinh thần thì mới là điểu không thể nghĩ bàn. Đó là tất cả kỉ niệm đẹp xấu, và ước mơ hy vọng, là niềm tin, là lòng tín ngưỡng, là thói quen của bản chất tư duy, là sự hiểu biết hàn lâm bác học của bạn, là đức Phật trong lòng bạn. Là lòng kiêu hảnh tự tôn..là cái danh dự, danh tiếng..và cả quan niệm về đạo đức luân lý, là tình cảm huyết thống, tình cảm bạn bè thầy trò vv…Nếu bạn bỏ cái này đi là không phải dễ, vì nó như là bạn dỡ bỏ cái nóc nhà mình để sống với trời đất. Cái đó gọi là giới hạn của con người trần gian (hữu vi). Còn hai cái quyền lợi kể trên gọi là các hình thức thế gian.

Thời buổi này mà cứ lấy những cái móc của thông tin để xác nhận giá trị thì hỏng. Mình nghĩ không nên nạp quá nhiều thông tin thô vào đầu sẽ bị loạn thông tin, và cứ chạy theo nó mãi và không biết đâu là đúng đâu là sai. Hãy đọc nhiều sách tư tưởng để có cái nhìn từ bên trong thì đở mệt hơn...

Cái sự cảm ứng của tinh thần là rất tự nhiên (tự động). Tất cả những gì của ý thức đều được hồi đáp ở tâm thức...Vì tương tác qua lại này là không mất đi. Nếu bạn gây tội ác thì chính bạn sẽ có nhận thức về việc đó một cách tự nhiên ở trong lòng. Khi bạn tư duy nhị nguyên, thì điều này là quá trình cảm ứng chính xác qua lại liên tục, như thánh thần ở hai vai luôn ghi nhớ tội lổi của bạn...Cái dó gọi là luật nhân quả..

Tình yêu của con người tài hoa bật nhất trần gian luôn nằm ở mộng ảo hoang   đường...của tâm linh xinh đẹp nên suốt đời đau khổ...Nó không thực nhưng họ cố níu kéo mãi đến khi tuyệt vọng... Như khi bạn đã đóng cây đinh số phận xuống sâu quá rồi...Rồi không có gì khác hơn là ngợi ca tuyệt vọng bằng tình yêu thương chủ quan của anh ta....

Cuộc đời như giấc chiêm bao
Tưởng gần như đã nhưng nào lại xa
Bốn bề gió bụi bao la
Tưởng xa nhưng lại hóa ra là gần

Trong ngôi nhà thân xác có một đứa trẻ vô tâm không sinh không diệt...Không tới mà cũng không lui..không thiện mà cũng không ác đó chính tâm Phật vậy...Gió bảo cuộc đời có thể nhận chìm ngôi nhà này trong cát bụi...Nhưng mãi mãi đứa trẻ kia không bao giờ chết...

Thân xác là ngôi thánh đường để cho quỷ dữ đến lễ bái. Nhưng ngôi thánh đường đó nên được làm bằng ngọc bích hay pha lê.Vì nó mãi mãi sẽ thuộc về quá khứ....

Mùa xuân đưa chúng ta đến với nhau trong vòng tay yêu thương...Nỗi khát khao biết mất thì chính lúc đó chúng ta sẽ yêu nhau say đắm và không bao giờ rời xa nhau nữa...

Cái này là do cái kia sinh ra...Và cái kia tồn tại là do cái này ở bên cạnh nó. Vì thế con người hãy nương tựa nhau mà sống...ĐỨC PHẬT vĩ đại như thế mà còn nhận sự cúng dường của chúng sanh để sống huống hồ gì chúng ta...?

Cái đẹp và cái xấu nương vào nhau mà có. Cái CÓ này là do sự xác nhận của chúng ta mà ra...Đẹp nhiều hay xấu nhiều thường lôi kéo chúng ta đi theo một chiều của nhân thức chủ quan...Và quá trình này xảy ra mãi là để đánh lừa chúng ta thôi...Chúng ta dựa vào nó như cứu cánh thì được, nhưng nó không thể nâng bạn lên bay qua bể khô đau...

Khi xưa ngự ở cung tiên
Ngày nay đọa xứ tại miền dương gian
Nhân sinh một cõi mơ màng
Mênh mang ở chốn địa đàng chơi vơi.
Trời xanh mây trắng rong chơi
Một mình đi hết tơi bời lá hoa...
Trăm năm đâu cũng là nhà
Miên man say khúc sơn hà trên cao
Mùa xuân gió nhẹ lao xao
Có con chim hót hôm nào thảnh thơi
Rượu vào lòng đã lên khơi
Hát bài ca cũ xa vời nắng mưa...

Trò chơi ngôn ngữ là một cách ngụy trang như khi bạn mặc một chiếc áo đẹp. Nó chỉ làm thích mắt cho ngắm nhìn, nhưng chưa chắc chiếc áo ấy đã may bằng một thứ vãi tốt để tồn tại với thời gian.

Âm nhạc thời du ca là thứ âm nhạc tươi thắm ân tình ngọc ngà đầy tự do và dâng hiến...Còn những dự án âm nhạc ngày nay là những bữa tiệc dọn sẳn cho bạn ăn theo khẩu vị của số đông... và rất ít biết cái gì là ngon hay dở

Hưởng thụ là cả một nghệ thuật như chăm sóc khu vườn xinh đẹp của bạn...Những đám mây trắng nhẹ nhàng bay trên bầu trời nhưng chưa chắc cho bạn hy vọng về những cơn mưa mát mẽ cả đất trời...Cái món ngon đôi khi rất bình thường gần gủi bên bạn đó....

Yếu đuối sợ hải thường phản ứng trở thành sự độc ác. Còn con người mạnh mẽ thì rất từ bi và cao thượng...Vì chính trong sự vượt qua sợ hải và yếu đuối đó, họ đã hoàn thành được cái tinh thần mạnh mẽ từ bi và cao thượng kia.

Đúng sai, yêu ghét hay xấu đẹp đều "không nằm ở giữa" có nghĩa là không CÂN BẰNG. Vì "từ cái chổ đó" bạn sẽ suy luận một chiều tiếp theo thành ra càng xa trung tâm. Bạn xác nhận đúng hay sai đó là trên tinh thần nhị nguyên" có hai' do nó nương nhau mà có. Nếu nó trở về trung tâm ở giữa(trung đạo) thì hai giá trị đó biến mất. Đó là hư không.

1. Đứa bé khi mới sinh ra bàn tay nó đã nắm chặc lại rồi, đó là biểu hiện của cái bản năng chiếm hữu của con người. Nếu bạn luyện tập sao cho tinh thần mình đi ngược lại điều này thì đó là đúng Phật pháp rồi. Đó chính là tu đạo giác ngộ.

2. Con người thì có cái bản năng chiếm hữu, còn thiên nhiên thì ngược lại bao giờ cũng cho đi...cái gì cũng từ chổ cao chảy xuống chỗ thấp, chỗ nhiều bù qua chỗ thiếu...Nếu không như vậy thì con người và mọi vật đã chết từ lâu rồi..

3. Cái bản năng chiếm hữu của con người, là do sự tích tụ năng lượng tâm lý theo thời gian, mà các sự kiện đời sống tạo ra...Khi quá nhiều nó biến thành cái khí uất, và đó cũng là đông lực để con người khám phá chinh phục thiên nhiên...

4. Chủ nghĩa tư bản biết cách sử dụng cái tâm lý chiếm hữu này của con người nên trở nên giàu có...Chủ nghĩa cộng sản(củ) triệt tiêu cái này nên nghèo đói lạc hâu...Vì thế một nhà nước tốt là biết khai thác tiềm năng phát triển kinh tế tư hữu trong nhân dân, và có một chế độ an sinh xã hội rộng khắp đầy đủ nhất...Đó là sự phát triển cân đối hài hòa từ dưới thấp dâng lên cao..Và từ trên cao sẽ chảy xuống thấp…Ngày nay một nhà nước mang tên gì không quan trọng, mà phải vận hành theo quy luật đó thì sẽ tồn tại...Nếu không thì sẽ thất bại thôi...

5. Theo suy luận nhị nguyên (một chiều) mà bi quan thì đi đến tận cùng là địa ngục, còn nếu lạc quan là thiên đường. Marx đã lạc quan cho rằng xã hội cộng sản sẽ đi tới chổ thiên đường XHCN, nhưng điều đó là sai lầm. Giáo hội thiên chúa giáo ngắm nhìn nhân loại đắm chìm trong chiến tranh cướp bốc, và lòng người càng ngày càng mất hết đạo đức, nên họ nghĩ con người sẽ đến ngày phán xét, là đi tới địa ngục. Tư duy một chiều suy luận mãi đến tận cùng thì sẽ là tận thế. Nhưng người ta có nhìn thấy rỏ như tôi đâu. Người ta chỉ đoán mò thôi. Nên điều đó cũng là sai. Vì thiên nhiên luôn cân bằng, Nó luôn bù đắp lẫn nhau, từ trên cao luôn chảy xuống chổ thấp, chổ nhiều đắp qua chổ ít một cách tự nhiên, vô tư. Chứ nó không như con người có tính tham lam không bao giờ thỏa mãn..

1. Khi linh hồn con người bị nhốt trong cái thân xác bé nhỏ nên nó muốn thoát ra ngoài..Cái năng lượng thúc đẩy cho nó dồn nén lại làm thành cái khí uất. Thiên tài là cái khí uất này rất nhiều hơn người thường cho nên họ sáng tạo liên tục không mệt mõi...Chỉ có Đức Phật là có linh hồn thoát ra ngoài thân xác để hòa nhập với thiên nhiên bao la....

2. Phật nói GIẢI THOÁT là thoát khỏi cái KHÍ UẤT đè nén con người này...Dù bạn thế nào? là người giàu có hay thiên tài bạn vẫn còn khổ vì bạn ham muốn nhiều quá...Ngược lại nó là buông xà, là cho đi..là không CHẤP, không giử lại những bực bội trong lòng là đở khổ. Còn nếu dứt hẳn cái khí uất này(mà Phật Giáo gọi là NGHIỆP) thì sẽ vui vẻ sảng khoái suốt đời...là đắc đạo rồi...

3. Cái KHÍ UẤT làm bạn ức chế...Nó là động lực thúc đẩy bạn khám phá thế giới...và dẫn bạn đi làm việc xấu rồi trở thành tôi phạm, vì bạn đã đi sai đường rồi...Như vậy trên đời này mới có cái thế giới ngầm đầy gian ác chứ? Bạn hãy leo tới đỉnh sầu đi thì sẽ thấy Phật thôi...

4. Bỏ đi cái khí uất của tinh thần là ngộ đạo. Cái này là động lực thúc đẩy con người phát triển trong nhận thức nhị nguyên. Nhưng khi người đã giác ngộ viên mãn rồi thì đó là một trí tuệ vô hạn bất tư nghì.

Thân xác rất nhỏ còn linh hồn thì rất lớn. Thân xác rất ngắn ngũi còn linh hồn là thiên thu...Cái nhỏ mà đựng cái lớn...Cái thiên thu nằm trong cái ngắn ngũi mới sinh ra vấn đề là bạn đã trãi qua nhiều kiếp sống rồi...Vì thân xác bạn chính là nơi giam hãm làm bạn mất tự do...Bạn liên tục học tập và sáng tạo là mở rộng tự do...Đến một lúc nào đó thân bạn mất đi, nhưng linh hồn bạn sẽ còn lại mãi mãi với nhân gian....

Khi thấy Phật rồi bạn sẽ có lòng nhân ái sâu thẳm như biển cả...Nhưng trước khi yêu người và tha thứ cho người, thì bạn phải biết yêu mình và tha thứ cho mình trước đã...Cái đó là bạn tự cứu mình thoát khỏi bàn tay của ma quỷ ngay trong lòng bạn.

Học nhớ dễ hơn học quên, nhưng bù lại học quên sẽ được bù đắp rất nhiều. Học để nhớ là học ở nhà trường ở ý thức, học quên là thiền vậy. Nếu như bạn học một được một là học bằng cách phải nhớ lấy mớ kiến thức đó. Còn học quên là bạn phải quên hết cái mớ kiến thức đó để có được cái tinh túy của tinh thần là vô vi...

1. Sống trên đời bởi hai điều, Đời sống bên ngoài và tâm linh bên trong, đó là cái hữu hình và vô hình, thể xác và linh hồn. Nếu bạn hiểu được cái hữu hình thì có pháp hữu vi, hiểu được cái vô hình là được pháp vô vi. Pháp hữu vi là lao động bên ngoài như nghề nghiệp và cách đối nhân xử thế...vv Gọi là PHƯỚC ĐỨC. Còn pháp vô vi bên trong là sự trãi nghiệm tâm linh..Là tình nhân ái..vv.Được gọi là CÔNG ĐỨC.

2. Người thành công trong đời sống là có nhiều PHƯỚC ĐỨC từ nhiều đời nên kiếp này may mắn trong nghề nghiệp, cũng như họ sống tốt và siêng năng làm việc, họ chân thành, khôn ngoan và không ảo tưởng. Người thành công về tinh thần thì cũng có khi không thành công trong đời sống vì họ VÔ PHƯỚC...Đối nhân xử thế kém..vv cho dù họ có rất nhiều CÔNG ĐỨC.

3. Vì vậy đi tu bạn phải làm công quả cho nhiều là tu phước bên ngoài, và sống chan hòa giàu lòng yêu thương là tu đức bên trong. Làm người ai thành công cả hai mặt này là người biết CÂN BẰNG...Nếu được như thế mới đúng là người tài giỏi...Còn thiên tài hay vĩ nhân thường không theo cái tiêu chí đời thường này...Họ luôn có một số mệnh kỳ lạ để trở nên vĩ đại cũng như tầm thường...

1. Thật tướng của các pháp là hư không...Đó là NHẤT NGUYÊN. Hư không là không có thì tại sao có tên gọi là nhất nguyên? Vì hư không là bạn đứng trên quan điểm nhị nguyên mà nhìn thấy nó không có gì...Còn khi trong hư không rồi thì người ta mới thấy cái nhất nguyên. Tận cùng của nhị nguyên là LÝ TƯỞNG. Còn nhất nguyên thì chổ nào cũng là CHÂN LÝ.

2. Hư không là không sinh không diệt ? Vậy có sinh có diệt là gì? Có sinh diệt là nhị nguyên là triết học, không sinh diệt là nhất nguyên là minh triết. Triết học chấp vào GIỚI HẠN âm dương ở hai bên. Còn minh triết là TƯƠNG QUAN hư không ở giữa. Vì triết học chấp vào giới hạn nên đi mãi nó không cùng...thì dẫn đến bế tắc tuyệt vọng, Còn minh triết vì chỉ dựa vào kết quả của TƯƠNG QUAN của hai giới hạn kia thôi nên nó lạc quan yêu đời ...

3. Theo nhị nguyên thì mọi vật trên đời đều sinh diệt. Vì sao?Vì cái gì KHÁC BIỆT thì sinh ra. Cái gì TƯƠNG ĐỒNG thì mất đi. Theo nhất nguyên thì không sanh diệt vì sao? Vì NÓ nằm ở giữa...Cái tương đồng từ ngoài đi vào giữa là MẤT TIÊU, cái khác biệt từ giữa đi ra ngoài là SINH RA. Nó vừa sinh ra là nó mất đi liền nên cũng giống như là không sinh không diệt vậy...

1. Tất cả thông tin kiến thức bên ngoài bạn nhận được đếu là giả. Nếu bạn bỏ nó đi bạn sẽ có được KINH NGHIỆM. Kinh nghiệm là do bạn NHỚ lại mà CÓ.

2. Tất cả TÌNH CẢM mà bạn có trong các mối quan hệ của cuộc sống đều là giả..Vì đó là THÓI QUEN TÂM LÝ. Bạn bỏ cái này đi thì bạn sẽ có được sự TRÃI NGHIỆM tâm linh, vì đó là KINH NGHIÊM TÂM LÝ của bạn. Trãi nghiệm là bạn đã QUÊN đi tất cả mà CÓ.

3. Tất cả CẢM GIÁC mà các giác quan tạo ra đều là giả..Vì nó đến từ ngoại giới. Biết được điều này là thấy được THÂN XÁC là giả. Nếu bạn bỏ đi điều này là có được CHÂN TÂM…Đó là đạo VÔ VI…

4. Bạn phải trãi qua ba điều trên thì chạm tới THỰC TẠI - NIẾT BÀN. Thực tại là luôn sinh ra cùng lúc với sự mất đi của niết bàn. Thực tại là sự chuyển động của thiên nhiên bên ngoài còn niết bàn là sự tỉnh lặng của chân tâm. Đó là đạo TỈNH THỨC

Nếu linh hồn và thể xác cứ mãi giằng co với nhau không bên nào hơn bên nào thì đó là THẾ GIỚI CẢM GIÁC. Đó là khi bạn CÔ ĐƠN đau khổ tuyệt vọng cùng cực..Là thế giới của SIÊU HÌNH. Tinh thần bạn nằm ở đây thì bạn là người TÀI HOA. Bạn không thể biết đúng sai chổ nào mà tinh thần bạn chỉ trượt đi trong CẢM GIÁC...Bạn là một nghệ sỹ thì sẽ thành công lớn...

1.Lòng tự tôn luôn đi đôi với sự rụt rè…Bạn quá chú tâm vào cái thiên tư vĩ đại của mình nên mất đi nhiều cơ hội học tập tốt khác. Bạn phải KHAI TRÍ trước rồi mới KHAI TÂM. Cái thiên tư của bạn luôn hướng về cái nhân bản của con người…Nhưng cuộc sống hiện đại đâu chỉ cần có thế..?

2. Cái NHÂN BẢN là muôn đời nó có sẵn trong mọi chúng ta…Bạn cứ tự hào về cái đó thì bạn sẽ thuộc về một quá khứ xưa củ nào…Tuy nhiên cuộc sống hiện đại không phải không có cái nhân bản…Vì như bạn đã nhìn thấy đó, tất cả mọi người cũng đang đi trên con đường đó mà…

3. Điều cấp bách mà cuộc sống hiện đại này cần là bạn phải có sự hiểu biết bên ngoài để đối phó với hoàn cảnh sống…Nếu thiếu điều đó bạn không thể tồn tại cho dù bạn là một vĩ nhân. Vì vậy bạn hãy góp một bàn tay vào cuộc sống thì hơn là đứng trên đỉnh cao mà thò chân xuống…

4. Bạn hãy bỏ đi lòng tự tôn mà cám ơn cuộc đời đã thức tỉnh bạn với những điều tốt lành…Cái gì đúng bao giờ nó cũng đúng cho dù nó là một giáo điều hay không…

Tinh thần được sinh ra từ bên trong, nghiệp chướng được tạo ra từ bên ngoài. Bỏ đi nghiệp chướng là có được tinh thần. Đó chính là sức mạnh của con người.

Người hiểu biết mới có sự cảm thông. Còn người hiền lành thì chỉ có sự thông cảm mà thôi...

1. Từ ngoại giới luôn đem vào trong bạn nhiều nghiệp chướng…Nó đến bằng nhiều con đường khác nhau...Bằng ý thức bạn nhận biết sự vật “không chính xác” như bản thân nó cũng đã tạo ra nghiệp chướng..

2. Bằng sự mơ mộng bạn đem về nhiều tình cảm sâu đậm…Khi đánh mất nó rồi bạn chỉ còn lại nghiệp chướng…Bạn thường trú thân vào đó mỗi khi buồn, bạn xây dựng thêm cho nó lung linh thêm. Như vậy nghiệp chướng này càng tăng.

3. Bằng sự ham muốn hưởng thụ bạn thỏa mãn nhu cầu của thân xác…Bạn đã làm cho các giác quan quen mùi dục lạc và đó cũng là nghiệp chướng…Vây làm sao bạn bỏ đi cho hết những thứ này thì tinh thần bạn mới trong sạch và mạnh mẽ…

 1. Dân tộc có ý thức mạnh hơn thì văn minh hơn. Dân tộc có tâm thức sâu hơn thì có nền văn hóa đậm đà hơn....Văn minh là đi về tương lai, văn hóa là đi về quá khứ..Văn minh phương tây là những ngọn nến trên bàn tiệc, văn hóa phương đông là nhan đèn trên bàn thờ...

2. Cái gì không phải con người mà nó tạo ra tình cảm là văn hóa...Dĩ nhiên nó chỉ gây ra tình cảm với những người có vốn sống..Hay nói khác hơn là người có văn hóa...

3. Văn hóa là cái tinh thần trong sáng từ bên trong thấm ra ngoài thành văn minh. Minh minh là một đời sống tốt đẹp bên ngoài thấm vào trong thành văn hóa...

4. Văn hóa cũng phải bỏ bớt đi nhiều mới phù hợp với một nền văn minh trong tương lai. Còn văn minh cũng phải chắc lọc lựa chọn mới phù hợp với một nền văn hóa có sẳn rồi..

5. Thời hiện đại có thêm văn hóa tiêu dùng...Nhìn ở khía cạnh khác thì nó cũng là văn minh.

Đúng sai, yêu ghét hay xấu đẹp đều "không nằm ở giữa" có nghĩa là không CÂN BẰNG. Vì "từ cái chổ đó" bạn sẽ suy luận một chiều tiếp theo thành ra càng xa trung tâm. Bạn xác nhận đúng hay sai đó là trên tinh thần nhị nguyên" có hai' do nó nương nhau mà có. Nếu nó trở về trung tâm ở giữa(trung đạo) thì hai giá trị đó biến mất. Đó là hư không.

1. Bạn cứ lý tưởng đi...Tôi nói đó là tuyệt lộ. Vì tận cùng nó là ảo tưởng..Vì đó là tất cả cảm giác của bạn được dồn tụ lại thành một khối quyết tâm và chuốt ngọn nó thành một mũi dao sắc bén...Nhưng bạn đi mãi..đi mãi vẫn không thấy tận cùng...Vì sao? Vì nó là ảo tưởng..Bạn hãy bỏ đi những phán đoán và mơ mộng...Bạn hãy nhìn xuống chân mình như khi bạn quay về mái nhà xưa...Và đó là nơi của bạn sẽ đến...

2. Cái gì ảo tưởng mà có thực hiện được thì nó cũng là ảo tưởng. Vì nó không cần thiết. Mục tiêu tối hậu là con người, vì bạn có chế tạo ra những cổ máy thông minh hơn con người, thì chỉ để chúng làm hại con người mà thôi.

Cái ý nghĩ cho rằng mình là nhỏ bé hay vĩ đại đều làm hại thế giới này quá nhiều rồi. Nó làm thế giới không thôi hỗn loạn cũng như xây dựng trong tâm lý con người cái ảo tưởng không thực. Vì tận cùng với giá trị con người, không gắn liền với những giá trị nào khác nữa, thì mọi người đều như nhau. Đó là những con người bình thường.

Chỉ khi giác ngộ hoàn toàn thì bạn mới là người. Còn tất cả các hạng người khác đều thấp hơn người. Vì một người là hiểu hết cái khả năng con người có được. Còn một người thì chưa biết gì cả. Còn những cái gọi là cao hơn người đều ảo tưởng.

1. Các hệ ý thức tạo ra sự sôi nổi của đời sống tư tưởng của con người chỉ là tạm thời. Cái đó ngươi ta gọi là đa nguyên. Nhưng vì nó là tạm thời như những phát hiện trên từng giai đoạn tinh thần của con người. Nó sẽ cương quyết tranh chấp hay sẽ nhạt nhòa khi xuất hiện những cái mới hơn. Vì thế cái đa nguyên cũng là tạm thời như những chiếc áo nhiều màu sắc mà thôi.

2. Trăm sông rồi cũng xuôi về biển, Khi về biển rồi thì tất cả đều hòa làm một. Đó là cách giải quyết triệt để mọi tranh chấp, là giải thoát, chứ không phải cách giải quyết để chịu đựng lẫn nhau trên bề mặt. Người ta nói đa nguyên là nói có nhiều tính cách khác nhau, như sông suối lúc còn ở trên rừng trên núi mà chưa về biển được. Dù sao thì nổ lực hòa hợp để chịu đựng nhau cũng tốt hơn là đối kháng với nhau.

3. Nhiều trường phái triết học sinh ra nhiều hệ ý thức khác nhau. Nhưng bây giờ nó vẫn không thôi sinh ra nhiều hệ ý thức mới nữa. Điều đó sẽ xảy ra hai xu hướng phát triển để hình thành: Một là người ta kết hợp lại bởi những cái đống nhất, và hai là triệt tiêu nhau bằng những cái khác biệt. Giải quyết bằng hai cực đoan này cũng dẫn tới bế tắc. Đó là lý do để minh triết xuất hiện.

4. Người ta không thôi băng bó những vết tương của thời hiện đại này gây ra. Người ta nghi ngờ về một liều thuốc có thể chữa trị được vết thương đó. Chính điều đó, nó đã làm vết thương kia nặng thêm. Nhưng dẫu sao thì thời gianc ứ trôi qua và không chờ đợi một ai hết. Vết thương đó sẽ dẫn con người đi tới cái chết. Và lúc đó có tin hay không, thì người ta cũng phải chạy theo chân chúa mà thôi.

1. Hiểu được cái HỢP LÝ là bình thường. Hiểu được cái VÔ LÝ  mới là phi thường. Vì đó là cách hiểu của THIỀN. Một cái thì tạo nghiệp, còn một cái thì giải nghiệp.

2. Tinh thần con người gồm hai phần, ở TRONG và ở NGOÀI. Ỏ ngoài là tư duy CHỦ ĐỘNG. Ở trong là tư duy TỰ ĐỘNG, Hai loại tư duy này nó ngược lại với nhau. Gọi là ÂM và DƯƠNG.

3. Tư duy CHỦ ĐỘNG là ý thức, là hiểu những cái HỢP LÝ, là sự học tập từ bên ngoài như sách vỡ và thiên nhiên…đời sống vv. Nếu bạn hiểu được cái HỢP LÝ, thì bạn được pháp HỮU VI và sẽ có KINH NGHIỆM. Đó chính là PHƯỚC ĐỨC, và bạn sẽ giỏi các ngành về KHOA HỌC KỶ THUẬT. Tư duy chủ động bên ngoài giúp bạn ý thức được mình là con người và sống được trong ĐỜI SỐNG loài người.

4. Tư duy TỰ ĐỘNG là tiềm thức và vô thức, là hiểu những cái VÔ LÝ như những CÔNG ÁN THIỀN,để hiểu biết những cái bên trong tâm lý mình. Nếu bạn hiểu được những cái VÔ LÝ này, thì bạn sẽ có pháp VÔ VI. Nó như là thần thông biến hóa khôn lườnng. Lúc đó bạn sẽ có những TRÃI NGHIỆM sâu sắc được gọi là CÔNG ĐỨC, và bạn sẽ giỏi về các ngành NGHỆ THUẬT, TRIẾT HỌC, TÔN GIÁO. Tư duy tự động bên trong này rất nguy hiểm…Vì nó không bao giờ ngừng nghỉ. Đi tu là để khống chế và chinh phục nó. Niệm Phật là để đè lấp lên sự hoạt động bất tận của nó, còn ngồi thiền là để quan sát – theo dõi dòng chảy của nó. Vì nó là TỰ ĐỘNG cho nên nó gắn liền với những quy luật cân bằng cùa tạo hóa thiên nhiên. Nó là con đường dẫn về CHÂN TÂM của con người.

5. Tư duy CHỦ ĐỘNG  chỉ hiểu được một nữa vấn đề thôi, vì nó là tư duy MỘT CHIỀU chạy theo hai GIỚI HẠN âm và dương. Nên với loại tư này, nó chỉ hiểu và học tập được những cái bên ngoài. Cho nên, nó “ước mơ” cho nó có một giá trị TUYỆT ĐỐI. Đó chính là LÝ TƯỞNG. Là  NHỊ NGUY.ÊN

6. Tư duy TỰ ĐỘNG là tư duy HAI CHIỀU, là con đường dẫn về CHÂN TÂM của chính mình. Nó có giá trị TƯƠNG ĐỐI trong TƯƠNG QUAN nằm giữa hai giới hạn ÂM và DƯƠNG. Đó chính là CHÂN LÝ. Nó chỉ có MỘT, cho nên nó là NHẤT NGUYÊN.

7. Tư duy CHỦ ĐỘNG là TRÍ TUỆ HỮU HẠN. Tư duy TỰ ĐỘNG là TRÍ HUỆ VÔ HẠN. Hay nói chính xác là TRÍ ÓC và TRÁI TIM. Khi ngũ thì trí óc nghỉ ngơi, nhưng trái tim thì không bao giờ ngừng nghi.

8. Người nào đạt được tư duy nhất nguyên này là biết được tất cả hai mặt âm dương của vấn đề. Không có một vấn đề gì mà họ không biết. Sự hiểu biết đó chính là THỰC TẠI – NIẾT BÀN. Có nghĩa là sự thấu hiều cái THẾ GIỚI QUAN bên ngoài thiên nhiên đời sống, và NHÂN SINH QUAN ở bên trong cái chân tâm của chính mình. Hau còn gọi là TRÍ TUỆ và TỪ BI.

9. Thông thường người đời gặp phải những điều bất công VÔ LÝ thì hay SÂN GIẬN và PHẢN KHÁNG. Nhưng họ không biết rằng: Chính những điểu VÔ LÝ đó, là những CÁNH CỬA mở ra một kho tàng VÔ VI vô giá. Nếu bạn đi xuyên qua được những nghịch cảnh VÔ LÝ của cuộc đời mình, thì bạn đã mở ra được những cánh cửa của kho tàng giàu có bất tận của tinh thần. Có như vậy bạn mới là người “ hiểu hết” mọi chuyện trên đời.

10. Người điên chính là người bị mất đi cái tư duy CHỦ ĐỘNG bên ngoài, và từ đó cái tư duy TỰ ĐỘNG  bên trong tràn ra ngoài ý thức cho nên họ mới điên. Làm người thì cần phải có cả hai loại tư duy trên thì mới là người HOÀN HẢO.

11. Cái tư duy CHỦ ĐỘNG nhìn thấy cái HỮU HÌNH, cái tư duy TỰ ĐỘNG thì nhìn thấy cái VÔ HÌNH. Cái HỮU HÌNH là QUYỀN LỢI. Nó chính là NGHIỆP CHƯỚNG. Cái VÔ HÌNH là ĐẠO. Nó có khả năng phá bỏ NGHIỆP CHƯỚNG để con người tìm thấy NIỀM VUI để sống trong HIỆN TẠI.

Ngày xưa trong một khu rừng nọ, có một đạo sỹ già đang tu hành yên lặng. Ngài tu theo hạnh “ngũ ngồi” Và như thế suốt đời ngài chỉ ngồi một chổ. Một hôm có một chàng tu sỹ trẻ cũng vào khu rừng này để ẩn tu. Trái lại chàng tu sỹ trẻ này lại nằm suốt ngày mà chẳng có gì là tu hành cả. Riết làm ông đạo sỹ già kia rất bực mình. Thế là buột ông lão phải cất tiếng nói với chàng tu sỹ trẻ: “Này chàng trai! Anh cứ nằm mãi như thế thì kiếp sau đầu thai thành con rắn đấy”…Nghe vậy chàng trai mĩm cười trả lời: ‘À thế a? Vậy còn ông cứ ngồi mãi như thế thì kiếp sau cũng sẽ đầu thai thành con ếch đó thôi?” ha ha ha! Nghe vậy ông đạo sỹ già hốt nhiên đại ngộ!????

 

Người đời thường nói: “Cuộc đời như một giấc mộng mà thôi” Là bởi vì người ta thấy cuộc đời này nữa giả nửa thật, người ta luôn đi giữa cái biết và cái không biết. Nếu khi nào bạn nhìn thấy được cái gương mặt thật muôn đời của mình rồi, thì bạn mới thấy được tất cả mọi thứ trên đời này đều là giả. Có như vậy bạn mới có niềm tin và thôi không còn mơ màng hay hoài nghi nửa…

 

Bất cứ vấn đề gì đều có hai mặt âm dương của nó. Nó tương ứng với hai loại tư duy của con người. Đó là tư duy lý tính và tư duy cảm tính. Tư duy lý tính thì chỉ hiểu cái hợp lý để khám phá thế giới bên ngoài. Tư duy cảm tính thì còn có khả năng hiểu được cái vô lý (thiền) để khám phá thế giới bên trong nội tâm của con người. Nếu ai có được cả hai loại tư duy này thì thấu suốt, biết hết mọi việc trên đời…

 

Trong ngôi nhà thân xác toàn là giả tạo. Chỉ có một đứa trẻ không sinh không diệt, không tới không lui, không thiện không ác đang ngồi chờ bạn đó…Gió bão cuộc đời có thể nhận chìm ngôi nhà này trong cát bụi. Nhưng đứa trẻ kia không bao giờ chết…

 

Thân xác là một chiếc hộp rổng. Đầu tiên thượng đế đặt vào đó một ngọn lữa gọi là linh hồn. Kế đó thân xác cùng với các giác quan tương tác với thế giới bên ngoài tạo ra khung cảnh sống của con người. Từ đó mới bắt đầu xây dựng mọi thứ trên cái nền là linh hồn này.  Nhưng thân xác cùng với tâm tính hỷ nộ ái ố của chúng ta đều là giả. Mà chỉ duy nhất có cái linh hôn là thật, nó chính là cái chân tâm muôn đời không mang một tính chất gì hết…

 

Không biết tại sao cái CHÂN TÂM (linh hồn) của chúng ta lại không mang một tính chất gì cả, nhưng nó lại là cái cốt lỏi của con người. Vì cả thân xác và tinh thần đều sinh ra sau cái linh hồn này. Có nghĩa là khi tương tác với ngoại giới mới có được tinh thần trong một cái hộp rổng là thân xác. Vậy khi ta nhận ra cả thân xác và tinh thần hỷ nộ ái ố của ta đều là giả, thì mới thấy được cái linh hồn là thật, và nó chẳng mang một tính chất gì cả?
 

Cái gì đơn giản nhất mà chúng ta không hiểu nổi, thì chính chúng ta không đủ lòng tin trước cuộc đời tươi đẹp và kỳ diệu này...Sở dĩ có ai đó đã biết được quá khứ vị lai, là vì chính họ đã đi qua triết học, và xem đó là trò chơi con trẻ của những bộ óc được gọi là vĩ đại của thế giới.

 

Mệt mõi quá rồi thì thỏa hiệp cho qua...Và cố gắng mấy để hơn thua đi nữa cũng đi tới chổ trung hòa..tại sao vậy? Tại vì chúng ta muốn tồn tại trên cuộc đời này thật giản dị như nắng ấm buổi sáng...Như tình yêu thương trong vòng tay bạn bè...Và mãi mãi trong vòng tay của những người thân yêu của chúng ta...

Sống làm người là Thiên mệnh chớ không phải số phận. Thiên mệnh là làm hết trách nhiệm làm người của ta với cuộc đời..Với gia đình, xã hội và với chúa. Còn nghĩ rằng số phận là nó sẽ làm khổ ta và đeo đuổi ta theo vào cái chết.

Hòa bình mà không lo tu dưỡng đạo đức làm người thì hòa bình cũng như chiến tranh thôi...Nó cũng tàn khốc và người chết vì nghèo đói sẽ rất nhiều. Những kẻ thắng thế thường trở nên hoang tưởng và thõa mãn ham muốn cá nhân bằng những việc làm điên rồ vô bổ...trong khi đó sự mất cân bằng kinh tế ngày càng cao. Người nghèo càng nghèo và người giàu càng giàu...Từ đó lâu ngày sinh ra mâu thuẫn xã hội ngày càng lớn...Và chiến tranh dân chủ thực sự sẽ nổ ra không gì ngăn cản nổi.

Tình yêu đơn giản như chính cọng cỏ dưới chân mình. Buổi sáng có những giọt sương đậu trên đó là giấc mơ, sương tan nắng lên thì mới thấy được tình yêu...

Kẻ độc tài thường nuôi dưỡng một bầy phản bội.

Khi bạn đi qua sa mạc và dừng lại...Bạn khát nước và bạn đào xuống thật sâu trong cát nhưng chả bao giờ có nước..nhưng bạn có niềm tin...Và bạn tiếp tục đào mãi đến khi gặp dầu hỏa...Gặp than đá...Gặp vàng bạc đá quý nhưng đơn giản là bạn đang khát nước và bạn cũng cố gắng đào...Cuối cùng bạn chạm đến kim cương và đó chính là mạch nước ngầm sâu nhất trong lòng bạn...Là suối nguồn tuôn chảy bao la...Nó chiếm hữu cuộc đời bạn và bạn cũng sẽ biến mất. Cái đó gọi là hư không.

Người ra đi từ chân lý và đã trở về với tất cả chúng ta...Người hóa thành hồng phúc và sương khói trần gian..Người ở nơi nơi trong niềm hạnh phúc và khổ đau của muôn người. Mỗi lời người nói sẽ đi vào chân lý. Vì Người đã chạm tới niềm vinh quang bất diệt của loài người... Đó chính là sự thật. Người đã được thừa kế cái gia tài vĩ đại nhất từ tay đức cha...Từ thiên đàng bao la tiếng hát...Người bước xuống trần gian trong chiếc áo của một con người bình thường...Người xuất hiện trong đêm tối khi mọi người đang ngũ say...Người đi qua bao người như cơn gió trong đêm trăng rằm, và là ánh nắng mặt trời mỗi sáng...Người đem về vinh quang...giàu có...hạnh phúc tốt lành cho dân tộc người...Những gì người để lại trong một trăm năm sau...Người ta sẽ xây dựng được một mái nhà chung của nhân loại.. Hởi các bạn! Hãy nhớ lấy điều này...!!!

Thân xác như một cái ống mà tội lỗi hay hạnh phúc, Chiến tranh hay hòa bình đều sinh ra từ hai đầu của cái ống đó...Cái ống vẫn là cái ống mà thôi chả có ý nghĩa gì...

Hãy xem tất cả là phương tiện trên đường đến nước chúa...Hãy yêu quê hương mình thì chính ta đã đứng trên thiên đàng..Hãy ra đi khắp nơi để biết đường trở về. Hãy hướng lên trời cao mà cầu xin cho người khác được hạnh phúc. Hãy tha thứ cho tất cả mà có được rất nhiều. Hãy yêu nhau đi và được chết trong tình yêu.

Trường lớp giáo dục như một cái ống...Khi con người leo lên và tuột xuống một cái thì đã hết một đời...và không có thời gian để suy nghĩ gì cả...Những người không nằm trong cái ống này, là những bậc cao minh thánh trí hơn người...Vì thế những người đi tu chuyên nghiệp thì không có đủ “tự do” để thành Phật được.

Tình yêu của con người tài hoa bật nhất trần gian luôn nằm ở mộng ảo hoang đường...của cảm giác tâm linh xinh đẹp nên suốt đời đau khổ...Nó không thực nhưng họ cố níu kéo mãi đến khi tuyệt vọng...Rồi không có gì khác hơn là ngợi ca tuyệt vọng bằng tình yêu thương chủ quan của anh ta..

Trong dòng sông tư tưởng không bao giờ có bến dừng...Những gì ta tin tưởng làm cho chúng ta khỏi phải bơi hoài mà lúc nào cũng mơ tới bến....Khi bạn tin tưởng thì sự hiểu biết lộ ra....Mặt trời mọc lên và ánh nắng chan hòa trong tim...

Thế giới này luôn được tạo dựng bởi ý muốn của con người nhiều hơn là cùng chia sẽ với nó..Từ đó chúng ta luôn bị mắc kẹt trong những hoài nghi và mơ mộng theo kiểu tuyệt vọng trước thiên nhiên..

Con người lúc đầu thường thích mạnh mẽ ra oai...đến khi mệt mõi thì thỏa hiệp, thứ ba là sợ hãi, thứ tư là bế tắc..thứ năm, nếu vượt qua sẽ được thanh thản...Rồi tiếp tục cái vòng như thế mãi...Làm người, thì bất cứ ai cũng không thoát ra được cái vòng đó được...Nhưng nó là cái vòng giả vì nó có nhiều màu sắc khác nhau nên người ta rất thích đeo vào..Chỉ có người nào đắc đạo mới thoát ra được mà thôi...

Trong ngôi nhà thân xác toàn là giả tạo...Chỉ có một đứa trẻ vô tâm không sinh không diệt...Không tới mà cũng không lui..Không thiện mà cũng không ác vẫn hằng ngày ngồi đó chờ đợi bạn đấy...Gió bão cuộc đời có thể nhận chìm ngôi nhà này trong cát bụi...Nhưng mãi mãi đứa trẻ kia không bao giờ chết...

Thực tại chỉ có một nhưng con ngơời luôn nhầm lần là hai. Một cái thì có tất cả, còn một cái thì không có gì cả...Vậy bạn hãy lựa chọn đi?

Tự tách mình ra khỏi mọi vật, khác với không thể nào vượt qua chính mình để đến gần với mọi vật...Hai cái này rất rỏ ràng nhưng con người luôn luôn nhầm lẫn...

Nguyên tắc sống là nó có hết tất cả các nguyên tắc khác.

Đức Phật ở ngoài tất cả các triết thuyết và các ý thức hệ...Nhưng Người nhìn xa và biết được cách sửa chửa tất cả để trở thành tốt đẹp hơn ..Nếu không. Người sẽ để lại di sản trí tuệ của người cho chúng ta sử dụng suốt mấy ngàn năm sau....

Chân lý càng vùi sâu thì càng sáng chói...Nó trong suốt như pha lê ai nói gì thì nói mà nó cứ sáng trưng hoài. Chân lý chỉ sài cho hiện tại và tương lai...Chân lý không thay đổi nhưng phải khoác cái áo hợp thời thì người ta mới nhìn ra chân lý..Chân lý không cầu kỳ mà nó rất bình thường giản dị tồn tại trong ta ở khắp nơi nơi...Chân lý là cái trung bình cái tương đối...Không cần biết đọc hai chử chân lý mới biết được chân lý...Vì chân lý là sự thật....Không nên bảo thủ ôm khư khư chân lý để gạt bỏ tất cả những cái khác. Vì có những cái ngụy chân lý thì mới nhìn thấy rỏ chân lý. Những con người bình thường rất dễ chạm tới chân lý...Còn những kẻ ta đây giỏi giang hơn người, hiểu biết hơn người thường nằm trong một vùng u tối...Vì chân lý rất nhẹ nhàng và không dung chứa một cái gì cả mà nó có tất cả...Chân lý vẫn sài được như thường trong các loại ý thức hệ khác nhau, vì nó là cái mà ai cũng có..cũng cần để tồn tại trên cỏi đời này.

Không thể giới hạn những nhu cầu cũng như ham muốn của con người được nếu mục đích đào tạo cho họ trở thành một người chân chính...Vì những điều đó hoàn toàn là nhu cầu bình thường...Nhưng có nhiều kẻ lạm dụng những ham muốn cũng như phản bội nhu cầu của mình nên sinh ra tệ nạn. Cái gì vận hành theo quy luật tự nhiên thì nó sẽ đúng với Phật pháp.

Bên trong cái chết hoàn toàn không trống rổng như chúng ta tưởng mà nó là cái hơi thở cuối cùng của ta sẽ được kéo dài ra mãi mãi...

Đối phó là phản xạ tự nhiên của sự sinh tồn của con người nên không cần phải học..Kẻ lọc lỏi đối phó chẳng qua là sự che đậy sơ hở rất nhiều đến nổi không bao giờ đếm hết mà thôi....

Tôi không yêu thương một ai cả – cũng như chả luyến tiếc và ham muốn sùng bái một điều gì cả. Thiên nhiên cảnh vật hoa đẹp mây trôi đâu có nằm trong tay tôi mà tôi phải cố gắng chiếm hữu nó...Tôi đứng ngoài tất cả những cái đó...Nên tôi có thể dễ dàng đến với tất cả những cái đó hơn người khác mà thôi...

Tất cả vật chất và tinh thần trên thế gian này đều sinh ra và mất đi chính trong bàn tay của ta

Mặt trời hiện ra khi nhân gian sắp qua đêm tối....Những vì sao mơ màng trên cung đàn xa xăm đang thương tiếc mùa đông héo tàn... Bing bong bing bong... Bầu trời lộng gió thổi mát êm dịu dàng...Rừng núi ngập tràn tiếng chim ca. Không gian rực sáng và cánh đồng bao la chất đầy ánh nắng...Hoa cỏ mùa xuân thắm tươi...Con đường thênh thang..Dòng nước trong veo. Mùa màng bội thu...Trái chín đầy cành...Từng đàn em bé nhảy múa tung tăng ca hát vui mừng hi hi hi! Mọi người mừng vui yêu thương nhau!!!

Thân xác là ngôi thánh đường để cho quỷ dữ đến lễ bái. Nhưng ngôi thánh đường ấy hãy nên xây dựng bằng ngọc bích hay pha lê...Vì nó mãi mãi sẽ thuộc về quá khứ...

Thiên thượng địa hạ - Duy ngã độc tôn

Sống hết một quãng đời dài mấy mươi năm là một nổ lực đáng kể của con người rồi. Không có gì hơn là hãy khen ngợi họ đã sống được đầy đủ những năm tháng như thế...

Người có tinh thần phong phú thì không cần đến các hình thức nghệ thuật để giải trí nữa.

Dù là niềm tin gì đi nữa. Nếu bạn tin tưởng thì sẽ được cứu vớt khỏi cái hiện tại không vừa ý của bạn. Như thế bạn sẽ được giải thoát. Nhưng chắc chắn rằng chẳng có niềm tin nào là đúng cả đâu.

Cái vĩ đại bao trùm vũ trụ là cái dấu mặt không thể gọi tên...

Khi ta nhận ra cái gì thì cái đó sẽ mất..Vì đó là bản chất của thực tại.

Bản chất sự vật là như nhau, có nghĩa là đều không có giá trị gì. Sở dĩ nó có giá trị là do mức độ chúng ta phụ thuộc vào nó mà thôi. ta cho nó quan trọng thì nó sẽ trở thành quan trọng. Nó quan trọng cho nên ta mới bị phụ thuộc vào nó.

Không có gì để hy vọng cũng là tự do...

Sống cho mình chỉ đạt 50% chất lượng sống thôi. Nhưng đó là cái ban đầu ai cũng nghĩ thế rồi mới hiểu được sẽ phải sống thêm 50% nữa cho người khác. Đó là bản chất của cá thể sống trên đời. Nhưng phần lớn người ta muốn sống trọn vẹn 100% ngay lập tức là thất bại ngay. Hiểu theo nghĩa nào cũng vậy.

Trong những kẽ hở của những cơn điên nối tiếp nhau. Người ta làm nghệ thuật....

Tinh thần phát khùng khi thiếu vật chất. Vật chất hóa thánh khi có tinh thần.

Không có lương tâm thì không có trí tuệ. Nếu có thì chỉ là những thứ chấp vá kg có hệ thống. Vì lương tâm ở trong còn trí tuệ ở ngoài. Bạn phải đi qua nhiều cánh cửa vào trong rồi, thì bạn mới thấy được cả ngôi nhà chứ?

Kẻ tài giỏi mấy mà không có lương tâm thì cũng vứt đi. Lương tâm nghề nghiệp là đúng thì nói đúng. Không đúng thì im lặng không nói. Do đó lời nói mới có giá trị. Kẻ thù ta đúng ta cũng phải kính trọng mà nói đúng. Bạn thân giúp ta cơm áo mà như thế nào thì ta nói thế ấy không bợ đở thêm. Làm như vậy mới có xác tín về tri thức đúng sai của ta. Mà cái quan trọng nhất là lương tâm.

Nhẫn nhịn không phải là thỏa hiệp. Vì một đàng là sợ hãi còn một đàng là chả coi ra gì cái sự kia...

Người thường xả strees bằng sự giận dữ. Thánh nhân giải tỏa tâm lý trong im lặng.

Thật sự cho tôi thấy rằng, con người từ khi sinh ra đến nay đều chưa hề dừng bước. Bạn đi mãi trong mớ bòng bong rối như tơ vò...Và nhiều khi bạn nghĩ: đi như thế đã là nhiều.. Nhưng sự thật là bạn vẫn mãi miết trược đi trên một con đường sình lầy mà thôi. cái đó là cảm giác.

Thực tại nơi nào cũng vậy. buồn phiền là tự tâm ta...

Đám mây và cơn mưa, mặt đất ẩm ướt và cây cỏ xanh tươi..vv đều cần có nhau để làm nên sự sống cho thế gian này. Vì thế chúng luôn có cùng nguồn gốc và gắn liền với nhau. Nếu không có một trong những cái đó, thì quá trình sự sống sẽ không thể xảy ra? Nếu bạn có con mắt nhìn được như thế, thì bạn sẽ yên tâm trong cuộc sống này. Cái đó gọi là pháp nhãn..

1. Cái bạn không thể gọi tên đó là cái tồn tại vĩnh hằng. Còn cái mà bạn xác định thì đó là cái vô thường. Do đó bạn tin vào cái có thực thì nó sẽ thay đổi. Và nếu bạn tin được vào cái gì đó không có thực, không thể gọi tên, thì niềm tin đó sẽ là mãi mãi

2. Bạn không thể tin được tất cả sự vật trên đời chỉ là một. Và vì nó không tách rời nhau cho bạn gọi tên, nên đối với bạn thật sự nó không tồn tại. Nhưng khi bạn nghĩ như vậy thì bạn đã sai rồi. vì bạn đã không biết mình tồn tại hay không để nhìn thấy cái vĩnh hằng của sự vật...

3. Tạo vật trình bày trước mắt bạn không theo cách bạn nghĩ. Bạn cứ cố hiểu điều đó theo kiểu chỉ xảy ra trong cách bạn nghĩ thôi. thật xa lạ và lạnh lùng khi bạn nắm bắt thực tại như thế. Do đó bạn đã thất bại...

Khi sáng tạo, mọi thứ tự tìm thấy đúng chổ của nó. Tức nhiên bạn sẽ hiểu được thêm bản thân mình...

Thời gian là những chiếc vẩy lấp lánh trên mình con cá bơi trong vũ trụ bao la....

Sâu trong nội tâm của bạn mọi thứ đều tự động. Cho dù bạn cố ý che đậy nó cũng không được.Và bạn càng động đậy thì nó càng sinh chuyện... Vì thế những thánh nhân đều thật thà....

Viết cả trăm cuốn sách, và dành cả đời vẫn không giải quyết dứt điểm được một vấn đề. Vì sao? Vì bạn cứ phân tích mãi trong cảm giác, như rượt đuổi một con bươm bướm lập lòe bay từ chổ này đến chổ khác, mà không bao giờ bắt được nó.

Càng đào sâu nội tâm thì càng thấy hoang mang và bất an, cho dù bạn đã sáng tạo và thành công về đời sống. Bạn không biết cách bịt cái lỗ đó lại, và bạn càng trở nên đau khổ và cô đơn. Bạn càng lấy những cái vui vẻ bên ngoài để che đậy nó thì bạn càng thấy nó vô nghĩa... Vì sao? Vì bạn không chịu bỏ bớt đi, mà bạn cứ bỏ thêm vào đó hoài, cái đó gọi là tạo nghiệp, nên nó quậy trong sâu thẳm nội tâm của bạn hoài đó thôi...

Câu chuyện thế gian như là một vở kịch trên sân khấu. Trong đó có kẻ xấu và người tốt. Một tên cướp trong vở diễn đó không thể nữa chừng bỏ ngang, và nói tôi không làm cướp nữa, không làm người xấu ở đây nữa. Thế là vở kịch thất bại, và không còn là một vở kịch để xem nữa. 
Ta là người không xấu cũng không tốt, vở kịch trần gian đã kết thúc....

Người có nhiều nỗi khổ tâm dây dứt không tự mình giải quyết được thường trở nên độc ác - hèn mạt!

Các triết gia xưa nay nói đến tự do thường tuyệt đối nên không đúng. Vì tự do có tự do bên trong và tự do bên ngoài. Đó là tự do nội tâm và tự do hoạt động xã hội. Tự do nội tâm thì tuyệt đối, vì nó là đặc tính cá nhân. Tự do hoạt động xã hội là tương đối thôi, vì nó gắn liền với cộng đồng xã hội. Cho nên anh cứ tự do tư duy cở nào cũng được, mà không gây rối loạn xã hội là được rồi. Đó chính là tự do mà không làm mất tự do của người khác.

Tư duy con người luôn muốn nhìn tách rời ra mỗi sự vật khác nhau. Như vậy thì không thể nào hiểu được Phật pháp. Bạn hãy nhìn làm sao mọi vật đều nương tựa với nhau mà có. Nó là một, như thế là có pháp nhãn đó.

Quan niệm về thân thông trong Đạo Bụt là do những kẻ yếu đuối tạo dựng nên.

Ngôn ngữ Phật học dùng mãi rồi thì mất hết sự màu nhiệm. Như giải thoát, từ bi, thường trụ vv. Vì đạo có ở nơi nơi chứ không phải ở riêng một chốn nào. sao không gọi trung đạo là tương quan Phật pháp là sinh mệnh, giải thoát là tự do, thường trụ là bất biến..Từ bi là yêu thương.....nói như vậy đạo sẽ dễ đi vào đời sống hơn...

Không tin tưởng thì khó tu, mà tin tưởng quá thì khó sáng đạo, đạt đạo..

Tất cả các cuốn sách có chử trên đời đều không đáng tin. Vì nó chỉ viết được một nữa của vấn đề thôi. Chỉ có quyễn sách " vô tự" trong tâm mình mới nói đúng. Nó xác định được cái giá trị chân xác của vấn đề. Vì nó đã hiểu hết tất cả hai mặt của vấn đề. Cái đó gọi là thấu tình đạt lý.

Tình yêu là giây phút thư giản của tinh thần. Nếu không phải điều đó thì không phải là tình yêu...mà là gây sức ép cho nhau mà thôi.

Sức sống là cố gắng chống lại sự nhàm chán của đời sống...

Tôn giáo là những tin đồn theo sấm chớp của thời gian...

 Đa phần người ta đi lạc vào những phù phiếm của tinh thần mà tưởng là tư tưởng..

Người trí thức mà không có trãi nghiệm tâm hồn thì không có trí tuệ, đó chỉ là những thứ bên ngoài mang vào chất đầy trong ý thức mà thôi...

Đi vào tâm lý không nên phân tích chia nhỏ ra thì mỗi ngày nó sẽ nhiều hơn, nó phình nở mãi đến lúc bạn chịu không nổi là điên luôn. Nhưng thật ra những cái đó toàn là giả tạo. Vì nó là cảm giác. Đi vào nội tâm nên khái quát tổng hợp, giải quyết dứt điểm từng chút một là nó biến mất. Càng ngày càng ít đi, đến khi không còn gì nữa. Đó là sự giác ngộ hoàn toàn...

Cái bóng của ý thức là một biển đầy hổn mang. Nó chính là siêu hình..Nó là ký ức và chưa phải là tri thức được. Những kẻ ôm nhiều kiến thức thông tin thì luôn phải chịu đựng cái này...

Ý thức thì có thể ảnh hưởng người khác, nhưng tâm hồn thì luôn của mình.

Khát vọng sống khơi nguồn cho tự do.

Khả năng quên lãng là khả năng của một tình yêu vĩ đại.

Chừng nào con người còn đau khổ vì bế tắc. Thì còn cái ác hiện diện trên đời.

Hãy vượt qua suối thác, rừng rậm núi cao, đầm lầy và hoang mạc. Hãy đừng nhìn thấy cái gì cũng đẹp, mà hãy tránh xa những ảo giác tinh thần. Hãy vượt qua tất cả cạm bẩy của tinh thần một cách dũng mãnh. Vì cuộc đời ngắn ngũi, cho nên suy nghĩ phải thật nhanh, hãy làm những việc cần thiết...Nếu bạn đứng ngoài sự vật, thì bạn sẽ dễ dàng đến gần nó bất cứ lúc nào...

Con người chân chính luôn giản dị, con người ngu xuẫn luôn rối rắm....

Triết đông dễ đọc nhưng khó hiểu, Triết tây khó đọc và cũng khó hiểu, nhưng hiểu ra thì toàn là rác rưởi...

Những kẻ dùng ngôn ngữ lòe đời là vì cái đầu óc của nó chả có gì.

Đức lớn là sự im lặng.

Không ai soi mặt nơi nước chảy.
Chỉ khi mặt hồ yên lặng thì bạn mới nhìn thấy gương mặt mình.

Cái toàn thể thì đơn giản.

Cái gì theo số đông hoan hô chấp nhận thì cứ tin là đúng đi, vì nó cũng hợp với cái ngã của bạn. Từ đó bạn sẽ có hạnh phúc. Cái hiện thực xa hoa tràn trề trước mắt bạn nó khác xa với cái huyền diệu của tinh thần. Nếu bạn lấy cái này là hạnh phúc thì cái kia trở nên vô nghĩa. Vì nó luôn là một cặp thực và ảo mà...

Ý thức chỉ biết che đậy đau khổ chứ không hề biết đau khổ. Đau khổ mà nén vào trong, thì trước sau gì nó cũng ngấm ngầm bóp nát trái tim bạn...rồi trở thành cừu hận. Đó cũng chính là lúc bắt đầu giai đoạn đau khổ trầm kha.

1. Trăm sông rồi cũng xuôi về biển, Khi về biển rồi thì tất cả đều hòa làm một. Đó là cách giải quyết triệt để mọi tranh chấp, là giải thoát, chứ không phải cách giải quyết để chịu đựng lẫn nhau trên bề mặt. Người ta nói đa nguyên là nói có nhiều tính cách khác nhau, như sông suối lúc còn ở trên rừng trên núi mà chưa về biển được. Dù sao thì nổ lực hòa hợp để chịu đựng nhau cũng tốt hơn là đối kháng với nhau.

2. Các hệ ý thức tạo ra sự sôi nổi của đời sống tư tưởng của con người chỉ là tạm thời. Cái đó ngươi ta gọi là đa nguyên. Nhưng vì nó là tạm thời như những phát hiện trên từng giai đoạn tinh thần của con người. Nó sẽ cương quyết tranh chấp hay sẽ nhạt nhòa khi xuất hiện những cái mới hơn. Vì thế cái đa nguyên cũng là tạm thời như những chiếc áo nhiều màu sắc mà thôi.

3. Nhiều trường phái triết học sinh ra nhiều hệ ý thức khác nhau. Nhưng bây giờ nó vẫn không thôi sinh ra nhiều hệ ý thức mới nữa. Điều đó sẽ xảy ra hai xu hướng phát triển để hình thành: Một là người ta kết hợp lại bởi những cái đống nhất, và hai là triệt tiêu nhau bằng những cái khác biệt. Giải quyết bằng hai cực đoan này cũng dẫn tới bế tắc. Đó là lý do để minh triết xuất hiện.

Cái ý nghĩ cho rằng mình là nhỏ bé hay vĩ đại đều làm hại thế giới này quá nhiều rồi. Nó làm thế giới không thôi hỗn loạn cũng như xây dựng trong tâm lý con người cái ảo tưởng không thực. Vì tận cùng với giá trị con người, không gắn liền với những giá trị nào khác nữa, thì mọi người đều như nhau. Đó là những con người bình thường.

Chỉ khi giác ngộ hoàn toàn thì bạn mới là người. Còn tất cả các hạng người khác đều thấp hơn người. Vì một người là hiểu hết cái khả năng con người có được. Còn một người thì chưa biết gì cả. Còn những cái gọi là cao hơn người đều ảo tưởng.

Cái đầu của con người vốn là ảo tưởng. Ta muốn điều trị chứng bệnh đó, vì tận cùng nó sẽ là tội ác.... Các người rồi đây sẽ thở bằng hơi thở của ta, sẽ suy nghĩ bằng suy nghĩ của ta, sẽ chẳng thể nào chạy thoát được ta. Nhưng bây giờ còn cơ hội chế riễu và phủ nhận ta thì cứ làm đi. ha ha! Vì trong yên lặng, ta đã bắn rơi cả một dãi thiên hà rồi.

Ta đã trãi qua rất nhiều kiếp sống để tới nơi này. Vườn củ cảnh xưa vẫn còn đây..Không có gì đổi khác..

Từ sự yếu đuối sợ hãi mà con người sinh ra độc ác. Từ đó chúng luôn đau khổ và phủ nhận vị chúa tể của chúng. Nếu chúng không làm được điều đó thì hàng ngàn năm sau chúng vẫn còn sợ hãi và quỳ lạy dưới chân ngài.

Kẻ phàm phu hữu lậu thì không thể hiểu nổi những lời nói về chân lý. Cũng như con vịt không thể hiểu nổi sấm sét là gì đâu.

Thấy mọi thứ đều đẹp là biết cách đong đưa mà sống.

Sống cho kiếp sau là phải suy nghĩ thấu đáo mọi việc của kiếp này, chứ không phải trong chờ một đấng cha lành nào sẽ rước mình đi.

Ý thức là Lợi. Siêu hình là danh. Đó là TÂM TRÍ của con người. Bỏ đi hai cái này làm con người mất sức sống, hay sẽ trở thành bất tử.

Tất cả lý thuyết đều đã củ. Chỉ có sự chứng biết trong thực hành là mới thôi. Vì lý thuyết chỉ là nói đi nói lại một vấn đề bằng nhiều cách khác nhau, của những người đứng bên ngoài khu vườn. Chứ chưa hề bước vào và hái được một bông hoa nào.

Từ cô đơn đau khổ người ta mới chế ra những liều thuốc để chửa trị nó. Tuy rằng không hết bệnh nhưng nó giúp xoa dịu phần nào nỗi cô đơn thống khổ lồng lộng của con người...

Nghệ thuật chỉ là liều thuốc giảm đau tạm thời nên nó sẽ không là vĩnh cửu. cái mà bạn cứ tưởng là lâu dài... chỉ là sự níu kéo hình bóng của một cánh buồm đã đi xa...

1. Ảo tưởng thì có ảo tưởng tiếp theo. Nhưng nếu ảo tưởng có thực hiện được thì cũng là ảo tưởng. Vì nó không cần thiết. Tận cùng của ảo tưởng là cái ác, cho dù nó nhân danh điều gì đi nữa.( Như sai lầm của Marx)

2. Cái gì ảo tưởng mà có thực hiện được thì nó cũng là ảo tưởng. Vì nó không cần thiết. Mục tiêu tối hậu là con người, vì bạn có chế tạo ra những cổ máy thông minh hơn con người thì chỉ để chúng làm hại con người mà thôi.

3. Bạn cứ lý tưởng đi...Tôi nói đó là tuyệt lộ. Vì tận cùng nó là ảo tưởng..Vì đó là tất cả cảm giác của bạn được dồn tụ lại thành một khối quyết tâm và chuốt ngọn nó thành một mũi dao sắc bén...Nhưng bạn đi mãi..đi mãi vẫn không thấy tận cùng...Vì sao? Vì nó là ảo tưởng..Bạn hãy bỏ đi những phán đoán và mơ mộng...Bạn hãy nhìn xuống chân mình như khi bạn quay về mái nhà xưa...Và đó là nơi của bạn sẽ đến...

Luật pháp trần gian là một vở kịch ngắn ngủi chỉ giải quyết được vấn đề trên cái sân khấu của lý trí mà thôi.

Con người lý tưởng vốn cực đoan, vì thế nhà cầm quyền nên lựa chọn giữa việc thay đổi chính sách cai trị, hay là xây thêm nhiều nhà tù nữa? Và làm cái nào có lợi hơn thì làm. Vì có những con người mà nhà tù cũng không thể khuất phục được họ đâu. Vì họ là những con người sống chết vì lý tưởng của mình đã chọn rồi.

Hãy đi theo tiếng gọi của trái tim. Bạn sẽ hoàn thành con người bạn!

Trong tất cả âm thanh và ngôn từ cao quý nhất trần gian đó là tiếng hát mặt trời...

Nghệ thuật chỉ tạo ra sự thích thú tạm thời...Nhưng nếu nghệ thuật đó chở Đạo thì nó sẽ đi tới chổ linh thiêng...

Từ đen thui đất vọt ra
Hoằng thiên khí phách giang hà về sau.
Cái tia chớp của sơ đầu.
Vọt ra như thể từ đâu tuôn trào.
Vọng về như thể tiêu dao.
...Sơn hà đại độ hùng hào vô biên.
Vô tâm từ cỏi tới miền.
Từ hoang liêu đến ưu phiền hữu tâm.
Tâm vô thậm xứ thâm tâm.
Thần tiên vi tiếu chớm gần chợt xa...
Từ đen thui đất vọt ra.
Tâm là vô lượng tưởng là vô tâm.
Bùi Giáng.

Thật sự thì con người bình thường không sao hiểu đúng về sự vật được. Họ luôn chủ quan trong sự khám phá ngoại giới của mình. thực tại không nằm trong các giác quan mà nó nằm bên ngoài xa thẳm đối với các khả năng khám phá đó. Nó luôn chuyễn động không ngừng...Mất đi và hồi sinh trở lại liên tục.

Ðã đi rồi đã đi chưa?
Thượng phương lụa trắng đong đưa giữa trời
Ðã đi mất hẳn đi rồi
Hạ phương tịch mịch trùng khơi phong kiều
Chuyển hình trên đỉnh cô liêu
Lửa bay thành ngọn hồng điều mật ngôn
Ðại huyền biến ngưỡng triêu tôn
Tiền thân Tây Tạng nhập hồn chiêm bao
Án nga nga nẵng bạch hào
Một luồng sáng rực chiếu vào trái tim.
Phạm Công Thiện

Cái suy nghĩ tự nhiên bên trong của con người là rất nguy hiểm, vì nó muốn đi tới chổ tự do tuyệt đối …và không khéo ai mà có cách suy nghĩ này thì thường làm cho thân xác sụp đổ trong một tinh thần tự hủy hoại chính mình. Vì thế các nhà tư tưởng lớn của nhân loại mới lập ra những lý thuyết để con người học tập, và cũng để thay thế cho dòng suy nghĩ nguy hiểm này. Tuy nhiên vẫn có những người vẫn suy nghĩ mãnh liệt như thế mà không thất bại, vì họ đã làm chủ được cái dòng suy nghĩ đó…

1. Cái giá trị tuyệt đối là không bao giờ có trên đời…Mà nếu có thì đó là một giá trị chết. Cho nên nó chỉ là ước mơ thôi. Nhưng nó vẫn là cái đích đến của con người. Vì con người chúng ta luôn sống trong ước mơ mà chẳng bao giờ sống trong hiện tại…

2. Người ta luôn đặt ra những mục tiêu để phấn đấu trong cuộc sống…mà lại quên đi mình đang sống. Người ta cứ bám riết vào cái mục tiêu đó mà quên đi rằng các sự vật xung quanh mình nó cũng đang sống một cách kỳ diệu. Điều này nói ra có vẽ khôi hài, nhưng sự thật là như vậy đó…

3. Con người tuyệt đối là con người độc tài, vì họ luôn đòi hỏi ở sự vật một giá trị cao nhất như họ ham muốn. Nhưng thật ra sự biến đổi của sự vật trong thực tại là tự nhiên, và chẳng ai có thể ra lệnh cho nó cả. Vì thế nếu bạn cứ đòi hỏi ở sự vật một giá trị tuyệt đối…thì cuối cùng bạn sẽ thất bại thôi.

1. Muốn làm mới hình thức tạo hình thì người ta khai phá về không gian...Nhưng muốn có cái nhìn mới của thời đại...thì người ta cần thay đổi về 'gu' thẩm mỹ tạo hình...Ai mà vừa thay đổi về phong cách tạo hình và thay đổi cả "gu" thẫm mỹ, thì người đó có tài vậy...không suy nghĩ và làm theo cái củ nữa.

2. Bây giờ là thời kỳ bế tắc của các hệ tư tưởng (các trường phái), có nghĩa là người ta tìm kiếm ra ngoài theo kiểu phân tích đã kết thúc, do đó nó đi tới chổ cực đoan là "phá đám" mà cứ tưởng là mới. Vì vậy bằng tư duy tổng hợp, người ta có thể tìm ra cái mới bằng cách kết hợp hai ba trường phái lại mà vẽ thành cái của mình, (thay đổi không gian) dĩ nhiên là phải bằng cảm xúc thật của mình. Đó chính là sự tìm kiếm ra bên ngoài...là hình thức tạo hình mà thôi. Ngược lại, nếu ai chân thành không thích màu mè thì vẫn vẽ theo những hình thức tạo hình củ, nhưng vấn đề là phải có cảm xúc mới, cái nhận thức mới từ chiều sâu nội tâm (thẩm mỹ mới) thì cũng được gọi là mới vậy. 

3. Các trường phái kiểu này kiểu kia ra đời là do có nhiều hệ ý thức khác nhau. Đó là sản phẩm của tinh thần lý tưởng hóa vấn đề. Mà lý tưởng bây giờ đã bế tắc rồi...cho nên người ta không thể đẻ ra nổi một triết thuyết nào mới nữa. Trong triết học có người tìm cách kết hợp nhiều cái củ lại thành cái mới, hoặc tìm tới sự minh triết thuộc về chân lý, có nghĩa là nghiêng về phía nội dung hơn hình thức bên ngoài. Và nghệ thuật tạo hình cũng vậy thôi. Chỉ có hai con đường là bên trong hoặc bên ngoài...Và con đường thứ ba là kết hợp cả hai cái đó lại. Đơn giản vậy đó...

4. Triết học hiện sinh phương tây chỉ đào sâu vào nỗi đau của con người, nó dẫn con người đi lạc đến chổ hoang vu, tuyệt vọng rồi hoang tưởng. Vì thế Hitler đã thất bại khi muốn dùng nó cải tạo đời sống. Đó chính là vấn đề của siêu hình nằm trong tiềm thức của con người. Nó là cái bóng của ý thức, nhưng ý thức sinh ra triết học Marx cũng thất bại luôn. Nó ảo tưởng và cho rằng dùng lý trí thì có thể thiết lập được công bằng xã hội ư? Điều này sai lầm ở chổ, vì lý trí là ngọn, còn tinh thần sâu bên trong đó nữa mới là cái gốc. Lấy cái ngọn mà sửa đổi cái gốc thì làm sao mà thành công được. Bởi vậy nếu bây giờ chỉ có dùng Phật pháp để cải tạo đời sống thì mới thành công thôi.

Ở người bình thường chỉ có một dòng suy nghĩ từ ngoài đi vào trong mà thôi. (cho nên họ chỉ hiểu được một nữa vấn đề). Đó chính là con đường mang những nghiệp chướng khổ đau từ bên ngoài đi vào trong tâm lý chúng ta, nên làm cho chúng ta đau khổ mãi. Ngược lại, người đã hoàn toàn giác ngộ rồi, thì lại có thêm một dòng suy nghĩ nữa từ trong đi ra ngoài. Đó là con đường đem những khổ đau của chúng ta từ trong nội tâm ra ngoài giúp cho bạn hết đau khổ. Đồng thời trí huệ khai phát nên đã làm cho bạn hiểu được hết hai mặt âm dương của vấn đề luôn... Vì vậy chẳng có vấn đề gì trên đời này mà họ không thể biết..

 

Ở người bình thường chỉ có một dòng suy nghĩ từ ngoài đi vào trong mà thôi. (cho nên họ chỉ hiểu được một nữa vấn đề). Đó chính là con đường mang những nghiệp chướng khổ đau từ bên ngoài đi vào trong tâm lý chúng ta, nên làm cho chúng ta đau khổ mãi. Ngược lại, người đã hoàn toàn giác ngộ rồi, thì lại có thêm một dòng suy nghĩ nữa từ trong đi ra ngoài. Đó là con đường đem những khổ đau của chúng ta từ trong nội tâm ra ngoài giúp cho bạn hết đau khổ. Đồng thời trí huệ khai phát nên đã làm cho bạn hiểu được hết hai mặt âm dương của vấn đề luôn...Có người hỏi chúa Jezu: Thiên đường có thật không? Người bảo: Kìa! trên ngọn đồi kia có những đứa trẻ thơ đang chơi đùa đó... Ấy chính là thiên đường. Vậy nếu bạn tìm lại được gương mặt trẻ thơ trong chính mình...thì bạn đã tìm được thiên đường rồi...

 

Khi đi qua cuộc đời đau khổ này, nếu bạn nhận ra rằng, tất cả mọi chuyện đến với mình đều TÔT cả, thì bạn là người chiến thắng...

 

Cái đẹp là một nghiệp chướng. Khi bạn nhìn thấy cái đẹp là bạn đã ở

trong chốn đau khổ vô cùng rồi. Người nghệ sỹ chắc lọc trong nỗi khổ đau của chính mình ra được cái đẹp. Vì thế họ không ngừng sáng tạo để thụ hưởng niềm hạnh phúc tinh thần lớn lao đó...Nhưng than ôi! Mục đích sống của đời người là thoát ra ngoài khổ đau chứ không phải tôn thờ cái đẹp. Cho nên những niềm vui sáng tạo là không thực vậy. Nó chỉ là cảm giác thay đổi trong cái thế giới khổ đau bất tận mà thôi.

 

1. Người đời cứ nghĩ đau khổ là thật nên đau khổ hoài. Nhưng thật ra đau khổ không có thật...Vì nó từ bên ngoài đi vào tinh thần chúng ta làm thành các thói quen của tâm lý như thương yêu nhớ nhung hỷ nộ ái ố. Chúng ta cứ ôm ấp những cái mình thích nên sau đó là khổ...Vậy trước sau gì nó cũng do ta mà ra. Nếu bạn nhận thức rằng đau khổ là giả vì nó có nguyên nhân bên ngoài, nên bạn hãy gỡ bỏ nó ra khỏi tâm lý mình đi thì bạn sẽ hết khổ. Cái đó gọi là giác ngộ.
 

2. Cái hạnh phúc vui sướng, là cái nhân của đau khổ. Vậy muốn gải quyết đau khổ thì trước tiên phải từ cái này. Do đó chúng ta nhận ra rằng mọi vật có trong đời sống chúng ta cũng rất vô tình, vì tất cả đều vô tri vô giác. Nhưng duy nhất có sự biến hiện thay đổi trong mắt ta là do tâm lý chúng ta tạo ra cả. Chính sự thay đổi tâm lý này làm chúng ta khổ. Nó không thật mà do sự “ham muốn” dựng nên. Bạn hãy quan sát kỷ những biến chuyễn tâm lý này và sẽ nhận thấy rằng nó như là mây bay qua bầu trời vậy thôi….

 

1. Nếu bạn giữ được cân bằng tâm lý thì đó là lúc tinh thần bạn chiến thắng. Nếu điều này kéo dài được lâu thì đó là cảm giác an lạc hạnh phúc thật sự. Trái lại, cái cảm giác vui mừng hạnh phúc phấn khích trong lúc tâm lý mất cân bằng là cái cảm giác hạnh phúc giả tạo, vì nó do những nghuyên nhân bên ngoài tạo ra…Và nếu bạn đau buồn hụt hẩng mất cân bằng cũng vậy, đó là lúc tinh thần bạn đang thất bại. Vì vậy bạn phải có sức chịu đựng để tìm hiểu nó…Tinh thần chỉ lớn mạnh trong im lặng với những đấu tranh nội tâm khi bạn đau khổ tột cùng, nếu bạn càng muốn chạy trốn nó thì nó càng làm dữ nữa…Bạn hãy bình tỉnh mà học tập nó được nhiều điều bổ ích. Khi đó bạn sẽ chuyễn bại thành thắng và tâm lý bạn sẽ cân bằng trở lại.

 

2. Khi bạn tư duy một chiều thì tâm lý bạn không cân bằng được nên bạn đau khổ hoài, bởi vì bạn chỉ đem nghiệp chướng – đau khổ từ bên ngoài vào trong mà thôi, chứ không có lối thoát cho nó. Tiến trình này kéo dài càng lâu thì nó dồn nén lại tạo ra một áp lực tinh thần đối với bạn, gọi là KHÍ UẤT. Cái khí uất này là động lực thúc đẩy bên trong của con người. Nó như là “chén thánh” hay là một “liều thuốc độc” là do bạn chọn nó vào việc thiện hay là ác, nó sẽ nâng bạn lên hay là dìm bạn xuống trong đau khổ đều là nguyên nhân nằm ở đây.

 

Làm cái gì nếu bạn quay về gốc luôn khó hơn là ngọn, vì đó là đi về chổ tháo gở cái nguyên nhân của vấn đề. Tinh thần là gốc còn đời sống là ngọn. Bạn không thể chăm sóc từng chiếc lá trên một cái cây to được, mà bạn hãy quay về tưới tắm cái gốc của nó. Bạn phải quay về giải quyết cái nguyên nhân sinh ra đau khổ nằm trong tinh thần bạn.

Một cuộc đời đầy đủ hạnh phúc là có được sự cân bằng giữa vật chất và tinh thần. Có được một đời sống giàu có phú quý và một tinh thần an lạc tự tại. Nhưng mấy ai đạt được điều này?

Nếu bạn thiếu thốn vật chất mà có được một tinh thần sảng khoái an lạc thì cũng ổn, nhưng nếu bạn có đầy đủ về vật chất mà tinh thần lại bạc nhược đau khổ thì khối vật chất kia cũng biến thành vô nghĩa…Vì khi tinh thần phụ thuộc vào vật chất thì là do tinh thần yếu kém đi chứ không phải do vật chất lớn mạnh them – Khi vật chất phụ thuôc vào tinh thần là để nó được xác nhận cái gí trị của nó. Vậy vật chất là vô tri vô nghĩa, mà nhờ có tinh thần khám phá và xác nhận nó có nghĩa, có giá trị mà thôi. Nếu bạn nắm được điều này là nắm được nguyên tắc thiết lập hạnh phúc cho cuộc đời mình.

 

Mỗi một vấn đề thường có hai mặt của nó gọi là âm và dương. Tư duy nhị nguyên thì hai cái này nằm cách xa nhau (bên này bên kia), nên nó thường không thể “ xử lý” được cả hai mặt cùng một lúc, mà thường ngã về một phía, hoặc là bên này, hoặc là bên kia tạo ra tư duy một chiều, và là mất cân bằng. Còn với tư duy nhất nguyên thì nó trùng khít lên nhau, nó giải quyết cùng một lúc cả hai mặt này luôn tạo ra tư duy hai chiều và là cân bằng. Vậy bạn muốn xác nhận giá trị cả hai mặt của một vấn đề thì nó phải tương đối thôi, vì trên đời này chả ai đạt được sự hoàn hảo cả hai mặt vật chất và tinh thần cả. Còn như xét một mặt của vấn đề thì nó tuyệt đối, là vì tinh thần luốn muốn bù đắp thêm cho nó một thứ gọi là ước mơ nên nó trở thành tuyệt đối.

 

Sự học tập từ sách vở bên ngoài là để mở rộng kiến thức, mở rộng nhận thức trước nhiều vấn đề (chiều rộng).Cái đó gọi là sự KHAI TRÍ (hữu vi – hữu hạn). Sự học tập từ sự trãi nghiệm (chứng đắc) bên trong nội tâm của mình, là để nâng cao tư tưởng, là đi sâu vào bản chất của mỗi vấn đề đã biết (chiều sâu). Cái đó gọi là sự KHAI TÂM (Vô vi – Vô hạn). Và theo quy luật hoạt động của tư duy, thì bạn phải khai trí trước rồi mới khai tâm, có nghĩa là bạn phải đọc hết thiên kinh vạn quyễn rồi mới giác ngộ được.

Nhưng bạn hãy biết rằng, những cái nào thuộc hữu vi đều là VÔ MINH. Nếu bạn học càng nhiều mà không có trãi nghiệm thì vô minh càng lớn (phàm phu). Nó sẽ ngăn cản bạn hiểu biết những cái mới. Vì bạn cứ tưởng là đã biết rồi, nhưng cái biết đó là trên danh nghĩa mà thôi. Chứ cái chân nghĩa của vấn đề thì bạn không biết vậy. Cái đó gọi là sở tri chướng. Vì danh nghĩa thuộc pháp hữu vi, đó là sự hiểu biết theo logic hình thức ngôn ngữ văn bản lịch sử của học thuật. Còn chân nghĩa là ý nghĩa chân xác bên trong của vấn đề, nó thuộc pháp vô vi, và là kết quả của sự thực chứng nội tâm. Vậy bạn hãy quên đi tất cả những cái học bên ngoài (học thuật) đi thì bạn sẽ có được sự hiểu biết bên trong. Nó sẽ cho bạn biết được chân xác cái nào đúng cái nào sai. Đồng thời qua đó cũng phát sinh niềm tin đích thực, là cái niềm tin vĩ đại nhất trên đời.

 

1. Nếu bạn tin tưởng vào những cái bên ngoài như tiền bạc vật chất của cải, thì đó là niềm tin tạm thời. Vì thực tại là vô thường luôn luôn thay đổi, cho nên niềm tin đó chỉ cho bạn an tâm, chứ không cho bạn hạnh phúc lâu dài được. Trái lại, Nếu bạn giác ngộ và có được niềm tin đích thực, thì nó sẽ cho bạn sáng suốt trước những thay đổi của thực tại..., do đó bạn sẽ được hạnh phúc tự tại.

 

2. Nếu sống để được hạnh phúc là phải sống theo tự nhiên, có nghĩa là phải nương theo sự biến đổi của thực tại mà sống, chứ không phải quyết tâm điều khiển thực tại theo ý mình. Sự đời biến đổi là thường, hết thịnh lại suy, và phải nương theo nó để sống thì sẽ bớt đau khổ. Điều này cho ta thấy rằng cách giải quyết công việc cũng vậy. Bạn phải tùy vào thời thế mà ứng biến thay đổi cho phù hợp. Nhưng mục tiêu lớn của cuộc đời bạn thì không thay đổi. Cái đó gọi là: Nhất bất biến - Ứng vận biến.

 

1.Bàn về vô minh theo Phật pháp là vấn đề “ chiều rộng” của tinh thần con người. Nó thuộc trí tuệ Hữu Vi gồm có: Ý thức, và cái bóng của nó là siêu hình trong tiềm thức, cuối cùng là các giác quan (ngũ căn), là cái bản năng sinh lý (động vật) của con người.

Đầu tiên ta thấy: Nếu là ý thức thì đó là toàn bộ nền tư tưởng tri thức của phương tây, nó bao gồm tất cả các loại triết học thuộc lý tưởng…là nền văn minh khoa học kỷ thuật, chính trị, pháp luật, hiến pháp quốc hội, các định chế nhà nước – xã hội vv. Kế đến về siêu hình trong tiềm thức, nó là ký ức, là tâm hồn tình cảm con người. Nó gồm tình cảm huyết thống gia đình, như tình cảm cha mẹ vợ con dòng họ trong gia phả. Rồi tình cảm trong các quan hệ xã hội..như tình bạn, tình thầy trò, tình đồng nghiệp, người lãnh đạo, tình đồng chí..vv. Nói chung đó là vấn đề đạo đức và luân lý. Nhưng đặc trưng về mặt tư tưởng thuôc siêu hình học đó là vấn đề mỹ học, là cái đẹp, là nghệ thuật, là văn hóa, là tâm lý học, phân tâm học, tâm thần học..vv

Cuối cùng là xét đến vấn đề bản năng sinh lý của con người, là thân xác gồm có (ngủ căn, ý căn thuộc ý thức như đã kể trên) như các thói quen, ăn ngũ, ân ái, vv. Tất cả những điều kể trên được gọi là các hình thức trần gian. Đó chính là vô minh. Nếu bạn muốn thành Phật thì phải vượt qua hết những cái này.

 

2. Các hình thức trần gian, hay còn gọi là trí tuệ hữu vi đều là vô minh. Nó giống như là bạn phải có cả ngàn cái chìa khóa để mở một ngàn cánh cửa, khi mở xong rồi thì nó vẫn còn đó, và bạn phải mang vác nó cả đời quá nặng nề, nên khổ. Trái lại, với trí tuệ vô vi, thì nếu bạn cần, thì nó sẽ hiện ra một chiếc chìa khóa trong tay bạn liền, Và chỉ với chiếc chìa khóa này bạn sẽ mở được cả ngàn, cả tỷ cánh cửa khác nhau. Khi mở xong rồi thì nó biến mất, nên bạn khỏe ru, cho nên bạn không còn đau khổ, vì nó là sự hiểu biết vô hạn mà…Chính vì nó thần kỳ như vậy nên người ta mới sáng tạo ra các phép màu, thần thông bay qua bay lại xung quanh ông Phật.

 

3.Vậy vì sao các thiên tài thường hay tự sát? Hoặc than thở rên rỉ cả đời? Là vì phải đeo cả đóng chìa khóa trên cổ như những cái gông xiềng quá nặng nề. Các triết gia phương tây và đám thiên tài như người mù sờ voi vậy thôi, họ cứ “trược” đi trong cảm giác hoài nên đau khổ vô cùng. Họ như đám khán giả đang ngồi xem sự biến đổi liên tục của thực tại, trên một cái sân khấu lớn gọi là TẠO HÓA. Và họ không biết rằng, đằng sau đó có một người đang vui cười trong niềm phúc lạc vô bờ…Vì chính ông ta là người đạo diễn cái vở tuồng đó mà.

 

4. Vì cái trí tuệ Vô Vi là vô hạn, là bất khả tư nghì, không thể nghĩ bàn, nên người ta mới dùng cái NGÔN NGỮ DUY TÂM đễ diễn đạt nó mới được. Vì với ngôn ngữ duy tâm, nó sẽ cho phép bạn “kéo giãn” cái ranh giới của óc tưởng tượng đến vô cùng. Ngày xưa thông qua cuộc đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên, người ta biết ơn cái gì là thờ cái đó. Người ta thờ cục đá, thờ gốc cây...hay thờ các con vật…thờ bộ phận sinh dục của con người vv. Cái đó gọi là các vật linh, hay linh vật, các ngẫu tượng để thờ phụng. Sau này khi đức Chúa, đức Phật ra đời đi giáo hóa độ sanh, nên người ta mới thờ các ngài như những bậc tối tôn cao quý nhất trên đời…Người ta cho rằng, trong cỏi người còn có cỏi trời, và nhiều từng trời thông với nhau, và thông cả với cỏi người…Dưới cỏi người có những tầng thấp hơn nữa, gọi là địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh vv..Vậy tất cả những sáng tạo này đều là những hình ảnh, những khung cảnh sống động, tượng trưng cho những cảnh giới tinh thần thuộc vô vi, bên cạnh cái thế giới hiện thực hữu vi này. Cái đó gọi là “tất cả đều do tâm tạo” Nghiệp chướng và quả báo, thiện hay ác đều do tâm chiêu cảm ra địa ngục và thiên đường đúng như trong kinh đã nói.

 

Nếu bạn thấy đẹp là đẹp thì đó là cái đẹp bên ngoài. Nếu bạn nhìn thấy xấu mà đẹp thì đó là cái đẹp bên trong. Cái đẹp bên ngoài là cái đẹp về niềm hạnh phúc của đời sống – Cái đẹp bên trong là sự đau khổ của tinh thần. cái đẹp về sự đau khổ thường làm người ta thỏa mãn trong u mê, còn cái đẹp về niềm hạnh phúc thì để thư giãn tinh thần…

 

Lý luận học thuyết là không phù hợp tự nhiên, vì tận cùng nó là ảo tưởng và cực đoan. Xưa nay, người ta thường dùng các loại triết học (lý tưởng) để cải tạo đời sống. Kết quả là nó thường cứu con người trong một cái nhà tù này rồi đem nhốt họ vào trong một cái nhà tù khác (như trường hợp triết học Marx) Ngoài điều đó ra, thì người ta chỉ dựng lên hàng loạt thần thánh để cho con người nương tựa, và cũng để áp chế con người như một gánh nặng, làm con người u mê, cam chịu trong vầng hào quang của Chúa. Vậy tại sao bạn không dùng chân lý để cải tạo đời sống? Điều đó sẽ cho phép bạn cứu được nhiều người cả về thể xác lẫn tinh thần. Đồng thời Phật Giáo sẽ trở nên rất hùng mạnh, vì nó được truyền đi khắp nơi.

 

Trong tinh thần con người nguy hiểm nhất là cái bóng của ý thức (là ký ức trong tiềm thức). Khi các giác quan (ngủ căn) thu nhận những tín hiệu của đời sống (thực tại) vào ý thức, thì lập tức cái bóng của nó dội vào tiềm thức, và được nhân lên gấp trăm ngàn lần, tạo ra một mớ hình ảnh ký ức hổn độn, được gọi là siêu hình. Nó chứa đựng quá khứ và tương lai, những hoài niệm xưa củ - và những ước mơ hy vọng. Chính nó tạo ra vui mừng và thất vọng, đau khổ và hạnh phúc một cách giả tạo. Vì quá khứ đã không còn, mà tương lai thì chưa tới. Nếu tinh thần bạn rơi vào đây thì xem như cuộc đời bạn đã sa lầy rồi, nó sẽ nhấn chìm bạn trong tuyệt vọng mà thôi…Triết học hiện sinh phương tây là nằm trong vũng lầy này đây. Cái đó gọi là siêu hình học.

 

1. Khi các giác quan (ngủ căn) thu nhận những tín hiệu từ môi trường sống, cùng với sự học tập từ sách vỡ kinh điển..vv Đầu tiên nó được cất giữ tại ý thức, đó là những thông tin kiến thức của bạn, và ngay lúc đó cái bóng của nó dội vào tiềm thức tạo ra siêu hình…Cái siêu hình này là rất lớn, nó là ký ức của bạn, và nó luôn muốn tràn ra ngoài ý thức, Nếu để nó tràn ra thì con người sẽ điên, nên ý thức mới kìm nén nó lại, ý thức đè ép nó xuống sinh ra mâu thuẫn. Mâu thuẫn dồn nén lâu này tạo ra khí uất (libido). Cái khí uất nầy là cái tâm lý chiếm hữu của con người. Tâm lý chiếm hữu tạo ra tham sân sy. Tham sân sy tạo ra tranh đoạt, tranh đoạt tạo ra đối kháng. Đối kháng tạo ra chiến tranh. Chiến tranh tạo ra hận thù. Hận thù lại tạo ra đối kháng và cứ tiếp tục mãi như thế. Đây là cái vòng tâm lý luẫn quẫn bên trong tinh thần của con người trần gian (nhị nguyên)…

 

2. Tận cùng của tư duy nhị nguyên là lý tưởng, là đi tìm cái giá trị tuyệt đối mãi mà không đạt được nên, sinh ra tuyệt vọng. Từ tuyệt vọng sinh ra độc tài. Từ độc tài sinh ra mất tự do. Từ mất tự do sinh ra mâu thuẫn. Từ mâu thuẫn sinh ra đối kháng. Từ đối kháng sinh ra chiến tranh. Từ chiến tranh sinh ra hận thù. Từ hận thù lại sinh ra chiến tranh tiếp tục..và cứ như thế mãi…Đó chính là cái vòng luẫn quẫn của xã hội loại người.

 

Muốn hiểu một vấn đề thì phải hiểu cả danh nghĩa (hữu vi) lẫn chân nghĩa (vô vi). Danh nghĩa là đúng theo logic hình thức, là những cái học tập từ sách vở bên ngoài theo kiểu học thuật thuộc lý tính, là vô minh, là sự hiểu biết hữu hạn. Danh nghĩa chỉ đúng theo mặt ngôn ngữ văn phạm văn bản lịch sử, kiến thức học thuật mà thôi. Chính vì cái biết về danh nghĩa này quá nhiều mà người ta đã sống trong một vùng u tối được gọi là “ sở tri chướng” Họ suy nghĩ chủ quan và đã bị cái biết nông cạn này che lấp trí tuệ, nên chẳng còn nhìn thấy được một cái gì nữa.

Còn về chân nghĩa là cái sự thật chân xác của vấn đề, nó xác nhận chính xác nội dung của vấn đề là sự thật, nó có mặt trong thực tại không qua đầu óc suy luận nhị nguyên của con người. Chân nghĩa là kết quả chứng ngộ của nội tâm con người. Nó là trí tuệ vô vi..Là sự hiểu biết vô hạn

Ví dụ: Câu “ Thâm nhập kinh tạng – Trí huệ như hải” là không đúng… Vì thâm nhập kinh tạng chỉ có ý nghĩa hữu hạn, vì nó là ngón tay chỉ trăng chứ không phải trăng, nó là sự học tập từ sách vở kinh điển bên ngoài…Còn câu trí huệ như hải lại là có ý nghĩa vô hạn…Nó thuôc pháp vô vi..Đó là phải thấy tâm mình rồi thì mới có trí huệ như hải được.

Vậy ta thấy những người tu học được nhiều bằng cấp Phật học cao, là những người chỉ biết danh nghĩa Phật pháp thôi. Còn những người giác ngộ, chứng đắc thì mới là người biết được chân nghĩa của Phật pháp. Đức Phật là người biết về chân nghĩa, vì ngài chứng ngộ vô thượng bồ đề.

 

Nếu bạn chủ quan thì không thể thấy được thực tại. Vì thực tại nằm ngoài tư duy nhị nguyên chủ quan của con người, điều đó có nghĩa là con người chỉ hiểu được trong cái suy nghĩ của mình mà thôi. Chỉ có bậc chân nhân hay Đức Phật mới nhìn thấy được thực tại. Vì cùng với niết bàn, Thực tại là một trong hai cái giới hạn tận cùng của Nhị nguyên, được đặt trùng khít lên nhau làm thành nhất nguyên. Thực tại luôn trôi chảy mãnh liệt, nó thay đổi liên tục không ngừng nên gọi là vô thường. Thực tại là cái có giới hạn thuộc hữu vi. Trái lại, Niết bàn là cái bất biến không thay đổi, nó chứa đựng thực tại, và nó thuộc pháp vô vi. Vì thế nếu hiểu đúng chánh pháp, thì cái hình thức tôn giáo là phải thay đổi theo hoàn cảnh, theo thời gian, theo thời đại, Hình thức tôn giáo đó phải thay đổi theo văn hóa phong tục tập quán của mỗi dân tộc, mỗi địa phương, mỗi đất nước khác nhau..Nhưng kinh điển và tinh thần tu học phải hướng vào chánh pháp, vào đúng chân lý..Có như vậy mới đúng theo tinh thần của Thực Tại – Niết Bàn, mới đúng theo chánh pháp của Như Lai.

 

1. Trong bối cảnh lịch sử lúc thái tử Tất Đạt Đa đi tu, thì trong thiên hạ đã có 96 giáo phái khác nhau rồi, và ta có thể hiểu đó là các hệ ý thức (lý tưởng) khác nhau. Điều đó giống hệt như thời đại bây giờ (đầu thế kỷ 21) cũng có rất nhiều hệ tư tưởng triết học (lý tưởng) trong học thuật của nhân loại (đa nguyên). Như ta vẫn biết sự vật trên đời lên xuống thịnh suy, hết hợp rồi tan, hết tan rồi hợp, là vận hành theo quy luật tự nhiên. Sự phân tích đến ngưỡng, thì nó sẽ đi vào xu hướng tổng hợp lại làm một, và ai là người đứng trên cái đỉnh cao tư tưởng của nhân loại lúc đó, thì sẽ làm việc TỔNG HỢP đó thôi. Có nghĩa là thái tử Tất Đạt Đa thành Phật là để tổng hợp tất cả các tư tưởng của thời đại đó vào MỘT. (nhất nguyên). Vậy thì ngày nay cũng vậy, ngày nay là thời kỳ HỘI NHẬP của thế giới, nó vận hành đúng theo tự nhiên, vậy thì đã đến lúc cần tổng hợp tất cả các dòng tư tưởng làm MỘT. Cho nên bây giờ có một người đạt đạo và đạt tới tư tưởng nhất nguyên, thì hoàn toàn đúng theo sự vận hành của quy luật tự nhiên, chứ chẳng có gì là không tin được cả. Một sự thật hiển nhiên như thế mà người ta không tin được, bởi vì con người của thời đại này tôn trọng vật chất hơn tinh thần, họ chỉ hiểu được những cái bên ngoài, chứ cái nội dung Phật chất bên trong thì không thể hiểu đươc.

 

2. Sau khi Phật Thích Ca diệt độ khoảng 300 năm thì tôn giáo của ngài mới chia ra làm 2 nhánh lớn, đó là Tiểu Thừa và Đại thừa. Khi đạo Phật đại thừa được truyền qua Trung Quốc, thì tiếp tục chia thành mười tông phái khác nhau. Trong mỗi tông phái lại chia thành nhiều pháp môn nữa. Điều đó rất đúng với thực tế lịch sử, vì người đi tu có nhiều căn cơ cao thấp khác nhau mà. Vã lại, một hệ tư tưởng đạo đức lớn, thì phải đi vào quảng đại quần chúng để cứu giúp được nhiều người thoát khổ (đại thừa). Vậy ta thấy: Sau thời kỳ tổng hợp làm một bởi chánh pháp của Đức Phật Thích Ca, thì nó lại đến thời kỳ phân tích chia nhỏ ra để đi vào quảng đại quần chúng, đi vào từng hoàn cảnh của từng vùng miền địa phương. (Ngày nay các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới cũng vận hành theo quy luật này). Vì tổng hợp là đi vào chiều sâu, còn phân tích là đi vào chiều rộng. Người giác ngộ đạt đạo là đạt đạo Vô Vi (xuất thế). Người đi truyền đạo là người nhập thế (hữu vi). Vậy vấn đề ở đây rất rỏ ràng như vậy mà chẳng ai muốn hiểu? Bởi vì tâm tính của con người thời đại này là thiếu lòng tin đích thực.

 

3. Người đời luôn muốn nhào nặn ông Phật, theo ý muốn và lòng quy ngưỡng chủ quan của riêng mình. Họ xây dựng xung quanh ông Phật nào sương khói tả tơi, phép màu thần thông bay tới bay lui vù vù…Họ nghĩ ông Phật là người như họ luôn lý tưởng, có nghĩa là họ ước mơ cao đẹp như thế nào, thì ông Phật phải như thế ấy. Điều đó khẳng định rằng, ông Phật chỉ tồn tại được trong suy nghĩ của họ mà thôi. Vậy thì ông Phật này là một kẻ nô lệ cho con người rồi chứ có gì là sự thực đâu…Chính vì thế, mà khi họ được gặp một ông Phật thật sự bằng xương bằng thịt ngoài đời, thì họ không tin nổi. Vì cái hào quang của ông Phật trong tưởng tượng kia quá vững chắc…Vì thế nên họ thấy ông Phật này sao tầm thường xấu xa thế. Không có “cái ngã” uy nghi của một đức Phật để hấp dẫn họ..Vì họ chỉ “biết” trong cái hình thức bên ngoài, cho nên điều đó ngăn cản họ có thể chạm tới cái trí tuệ vĩ đại của ông Phật xấu xa kia…?

Người xưa có lòng cầu đạo như bỏ thân mạng cũng không tiếc, còn ngày nay thì mọi người chỉ cần biết cái danh nghĩa thôi, họ không cần tới cái chân nghĩa của vấn đề, do đó những người giác ngộ bây giờ như là một kẻ dở hơi khùng điên hoang tưởng, vì chằng ai tin hiểu lời họ nói cả, thật đáng tiếc thay!

Khi đức Phật Di Lặc thành đạo và thuyết pháp suốt 5 năm rồi mà họ cũng không biết? Người ngồi một chổ mà điều khiển cả thế giới, người đã gặp và nói chuyện với tất cả các thiên tài vĩ nhân trên đời, người đã chiến thắng tất cả các môn phái trong giang hồ đã cùng nhau tấn công vào người một cách vô cùng hiểm ác. Người đã giải quyết tất cả mọi việc trong cuộc sống con người..Như vậy thì người có thần thông không? Người có thiên nhãn không? Khi vừa thành đạo người quan sát thế gian và nhìn thấy thấu suốt từng cọng cỏ, hạt cát không sót một cái gì..Điều đó cho người lòng tin khẳng định sự thật và mặc khải chân lý. Trước đêm thành đạo 3 ngày, khi ngồi uống café với chúng bạn rất đông, thì có một người nghèo khổ đi thẳng tới chổ người, và đặt vào trong lòng người một bức tượng Phật Di Lặc thật to, rồi bỏ đi mất tiêu. Và đến tận bây giờ, đó là điều duy nhất mà người vẫn không thể hiểu nổi…?

4. Khi tất cả các loại triết học đã đi vào bế tắc, thì lúc đó nó sẽ đảo lộn tất cả các hệ giá trị sống. Người ta chỉ mở ra một phía bên ngoài để khám phá vật chất, mà không hiểu được bản thân mình là gì cả. Cái đó là khủng hoảng trầm trọng cái nhân sinh quan của con người. Từ bế tắc thì sinh ra đau khổ tuyệt vọng đảo điên và hình thành cái ác. Nếu cái ác lan tràn trên khắp địa cầu, thì các cường quốc hạt nhân sẽ bắt đầu tấn công nhau, và nhân loại sẽ đi đến chổ tan thương như là một sự hủy diệt. Vậy một Đức Phật ra đời trong lúc này là để khai thông cái bế tắc đó, để cứu nguy cho thế giới khổ đau này. Người sẽ chỉ đường dẫn lối cho loài người đi ra ánh sang hòa bình và yêu thương. Chứ không phải là để leo lên đầu người khác mà ngồi trong khi người còn nhỏ xíu, trẻ măng mà thành Phật. Đừng nghĩ như vậy! Hãy nghĩ tới cái may mắn là Phật ra đời và có mặt ở trần gian là một điều khó gặp được…Nhưng người thời mạc pháp này chắc là ma quỷ hiện hình hay sao đó…Mà khi gặp Phật lại không mừng và còn tìm đủ mọi cách phủ nhận ngài. Chà đạp xua đuổi không dám công nhận ngài ha ha! Thật đáng thương thay cho chúng sanh ngu muội cứ mãi tỵ hiềm ganh ghét nhau mà thôi….

 

1. Tinh thần của con người từ ngoài vào trong gồm có: ý thức, Tiềm thức, vô thức. Vậy ta thấy pháp môn Tịnh Độ Tông tụng kinh niệm Phật, là dùng ý thức, là khống chế sự trổi dậy của tiềm thức, áp chế những ký ức tình cảm xấu (vọng tưởng) của con người. Vậy pháp môn Tịnh Độ là tu từ ngoài vào trong (dương). Trái lại, pháp môn Thiền Tông thì là quán sát những ý nghĩ khởi sinh bên trong tiềm thức và vô thức, để hiểu được nó rồi hóa giải nó. Do đó ta thấy pháp môn Thiền Tông là tu từ trong ra ngoài (âm). Còn tại tiềm thức là chứa ký ức mơ mộng hõa huyền của con người, nên nó phù hợp với pháp môn Mật Tông, thích tu có nhiều phép màu thần thông. Mà ký ức hay còn gọi là siêu hình, là nơi đánh lừa con người nhiều nhất, làm con người đau khổ nhiều nhất, nó thích hợp với nghệ thuật, chứ không thích hợp với việc tu hành cầu giải thoát. Vậy ta thấy cách tu tốt nhất bây giờ là kết hợp hai pháp môn âm dương lại. có nghĩa là THIỀN TỊNH SONG TU, bạn vừa tu từ trong ra ngoài (suy nghĩ về vọng tưởng, hay còn gọi là tri vọng) và cả từ ngoài vào trong (áp chế vọng tưởng)  thì sẽ vô cùng lợi ích, như hổ mọc thêm cánh vậy.

 

2. Ngày nay đạo Phật muốn truyền qua phương tây, thì tốt nhất là pháp môn Tịnh Độ. Vì nó phù hợp với đầu óc lý tính của họ. Bạn nên biết rằng với loại trí tuệ lý tính, thì họ càng thông minh, càng giỏi bao nhiêu thì càng là chướng ngại, Họ không thể suy nghĩ về đạo vô vi được, họ càng nghĩ là càng sai, càng đi ra ngoài vấn đề…Do đó rất khó cho họ niềm tin vào Phật pháp…Người giác ngộ đắc đạo có nói với họ, họ cũng không hiểu được, và họ không thể tin được…Có rất nhiều học giả phương tây giải thích về Lão Tử và Phật pháp thật buồn cười, Họ dùng lối suy luận hình thức giới hạn, để cố gắng miêu tả cái không giới hạn, cho nên họ càng cố “nói cho đúng” thì càng sai. Vậy thì cứ cho họ niệm Phật tụng kinh nhiều vào, câu Phật hiệu đè lấp tất cả vọng tưởng vô minh khởi sinh trong tâm của họ đi là được. Vì pháp môn Tịnh Độ là thù thắng vô cùng, tất cả các căn tánh đều tu được tốt hết. Là pháp tu cho thời mạc pháp này đây.

Còn bản chất suy nghĩ bên trong nội tâm của con người đã là thiền rồi, thiền là tất cả cuộc đời luôn suy nghĩ tìm hiểu về chính mình, Chứ không phải chỉ có vài tiếng đồng hồ ngồi thiền đâu, nấu cơm, bửa củi, xách nước, đi tiểu, đi tiêu là thiền. Thiền là làm bạn với dòng suy nghĩ tự động bên trong của mình, là luôn đi theo sát nó không rời, và không nên kiếm chuyện với nó, nếu bạn áp chế nó, thì nósẽ phản ứng lại thì bạn sẽ sinh ra sợ hãi ngay, là thua…Vậy ta thấy thời đại bây giờ nên tu Tịnh Độ, hoặc là thiền tịnh song tu là tốt hơn hết vậy.

 

Hà Hùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này