Chỉ học cách quên hết mọi thứ - Để đạt được tất cả - Phật Giáo Việt Nam
00:55 +07 Thứ bảy, 04/05/2024

Chỉ học cách quên hết mọi thứ - Để đạt được tất cả

Thứ hai - 17/09/2012 14:26
(HDPT) - Thông thường con người luôn bám vào danh lợi như bám vào chiếc bè trôi lênh đênh trên biễn cả cuộc đời.
 

Đó chính là niềm tin vào cái bên ngoài, nó tạo ra những danh hiệu và của cải vật chất sẽ làm bạn yên tâm.

Nghệ thuật chỉ là phương tiện mà thôi.

Thứ nhất, nghệ thuật là phương tiện để kiếm tiền cho đời sống của ta giàu có đầy đủ về vật chất. Vì đó là nghệ thuật về cái đẹp bên ngoài, nó ca ngợi cuộc sống hạnh phúc của con người. Đó là nghệ thuật có tính thương mại…

Thứ hai, nghệ thuật là phương tiện để ta nạo vét, trút bỏ những đau khổ bên trong tinh thần mình, là để phá vô minh, để giải thoát khỏi cái thống khổ lồng lộng của kiếp người.

Nếu ai làm nghệ thuật mà đạt được cả hai điều trên thì đó là một con người tài giỏi xuất sắc, và cuộc sống sẽ luôn hạnh phúc sung sướng nhất đời…

 

Được lợi vì cái gì, thì sẽ thiệt hại về cái đó. Như vậy thì không được mất gì cả thì chúng ta sẽ chẳng làm gì cả. Vậy thì kẻ quanh năm vất vã lao tác, thì cũng giống như kẻ ngồi không chẳng làm gì cả..Chuyện đời là thế đấy???

 

Có hiểu biết thì mới có tình yêu thương rộng lớn được. Đó là thứ tình yêu thương vị tha không vì lợi ích của mình là điều kiện để yêu thương. Vì khi bạn thấu hiểu mọi sự thì bạn không sợ mất mác, hay lỗ lãi gì cả. Như thế nào thì bạn cũng yêu thương được hết cho dù bạn bị phản bội, bị lừa dối và thiệt thòi, vì bạn hiểu được nguyên nhân vì sao người ta lại trở thành “người xấu” như thế. Ngược lại, nếu bạn yêu thương mà chỉ muốn có lợi cho mình, muốn chiếm đoạt sở hữu cho riêng mình, thì đó là tình yêu thương vị kỷ. Tình yêu đó mà mất đi thì chỉ còn lại oán hận mà thôi…

 

Trong khái niệm về đánh giá chỉ số hạnh phúc, bạn nên biết rằng không phải vì giàu nghèo, đẹp xấu hay đúng sai để bạn lựa chọn. Mà là cái gì VỪA Ý và phù hợp (cả đôi bên) thì đó là cái sẽ đem lại cho bạn hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là một khái niệm tương đối nằm trong từng hoàn cảnh khác nhau, nó được tạo ra bởi nguyên tắc “có qua có lại” trong tinh thần vị tha và hiểu biết. Còn nếu như bạn chỉ thấy vừa ý khi có lợi cho mình, mà người khác ra sao thì ra, thì đó là cái hạnh phúc tiêu cực, vị kỉ. Nếu bạn đi tìm hạnh phúc theo kiểu này, thì nó sẽ làm cho bạn chẳng có hạnh phúc lâu dài được đâu.

 

Nếu bạn đau khổ vì những nguyên nhân bên ngoài, như bị phản bội, lừa gạt và gian dối vv…Thì sau đó tinh thần bạn sẽ có xu hướng nhìn thấy cái gì cũng xấu, thấy ai cũng thấy ghét.

Nếu bạn đau khổ mà không có nguyên nân từ đâu cả, vì đó là nỗi đau nội tại trong lòng bạn, thì tinh thần bạn sẽ phát sinh tình yêu thương, và dễ đồng cảm với những nỗi đau của người khác…

Nếu bạn vượt qua cả hai nỗi đau kể trên, thì tinh thần bạn sẽ cân bằng, sẽ vui vẽ sảng khái hạnh phúc an lạc mãi mãi. Bạn chỉ nhìn vào cái tốt của người khác mà sống, do đó bạn luôn có lòng tin về con người. Còn cái xấu bạn chẳng bao giờ để ý đến nó làm gì nữa…

 

Có một cách tự tạo ra nguồn hạnh phúc bất tận cho mình, là bạn hãy điều chỉnh sao cho tinh thần mình luôn được VỪA Ý trong mọi hoàn cảnh, thì là cách sống hay nhất. Bạn sẽ không bị dích mắc vào ngoại cảnh, mà bạn chỉ quay vào trong xử lý cái tinh thần của mình mà thôi.

 

Càng ít hiểu biết thì càng nhiều mơ mộng, vì trong sự nghèo nàn về tinh thần, luôn có nhu cầu khao khát hưởng thụ những cái mộng mị, duy tâm, về những quyền năng của thế giới vô hình. Chính những bùa phép mộng mị này, đã hạn chế quá trình nhận thức của con người trước thực tại, trước sự thật duy nhất của vấn đề. Do đó đã làm cho con người ta không có sự hiểu biết, mà chỉ thích thõa mãn tinh thần trong những vấn đề viễn vông hoang tưởng. Họ là đám khách hàng luôn thích tiêu thụ những giấc mơ của người khác được tạo ra, cho dù với mục đích bịp bợp đi chăng nữa….

 

Khi sự phân tích vấn đề ra bề rộng đã hết cách, thì nó sẽ làm con người bế tắc, nên sinh ra đủ thứ quái thai được gọi là "sáng tạo". Cái tìm tòi nhiều con đường đó được gọi là đa nguyên. Cái quái thai trong đa nguyên này nó đang tàn phá tinh thần của thời đại này làm nên một vết thương nguy hiểm...Và rồi người ta lại nghi ngờ một liều thuốc có thể chửa trị được vết thương đó. Và chính điều đó nó đã làm căn bệnh thời đại này nặng thêm... và thời gian cuối cùng trong chiếc đồng hồ đó đã hết . Căn bệnh kia đang dẫn con người của thời hiện đại này đi đến cái chết...Và lúc đó người ta có tin hay không...thì cũng phải chạy theo chân CHÚA mà thôi

Thông thường con người luôn bám vào danh lợi như bám vào chiếc bè trôi lênh đênh trên biễn cả cuộc đời. Đó chính là niềm tin vào cái bên ngoài, nó tạo ra những danh hiệu và của cải vật chất sẽ làm bạn yên tâm. Nhưng nếu bỏ hai cái này đi, thì đa số mọi người đều mất hết sức sống và cảm thấy không có chổ đứng trên đời này nữa Trái lại, nếu bạn tìm thấy viên kim cương trong tâm mình để thay thế cho hai cái danh lợi đó, thì bạn sẽ có được niềm tin lớn lao vào chính mình. Nó sẽ cho bạn tràn đầy sức sống của một vị thần bất tử.

Cái suy nghĩ trong đầu mình thì là của mình, vì nó rất trừu tượng.

Nhưng khi mình trình bày cái suy nghĩ đó ra ngoài, thì nó không phải của riêng mình nữa, mà nó phải tương tác với ngoại giới để được tồn tại trong đó. Thường khi những suy nghĩ trừu tượng trong đầu chúng ta đem ra ngoài, thì nó vấp phải tính thực tiển của đời sống…và người ta lại “nối dài” nó ra thành những điều hoang đường của thế giới thần tiên, mang màu sắc duy tâm. Đó chính là lý do của tôn giáo ra đời….

 

Những ai thích tiêu thụ những giấc mơ của kẻ khác, là yếu đuối và kém hiểu biết. Thay vì tìm hiểu xem thực tại sống động đang chuyễn biến như thế nào? thì họ lại đi vào một một làn sương khói mịt mù đang che phủ cái thực tại sống động đó....

 

Nếu bạn đau khổ vì những nguyên nhân bên ngoài, như bị phản bội, lừa gạt và gian dối vv…Thì sau đó tinh thần bạn sẽ có xu hướng nhìn thấy cái gì cũng xấu, thấy ai cũng thấy ghét.
Nếu bạn đau khổ mà không có nguyên nân từ đâu cả, vì đó là nỗi đau nội tại trong lòng bạn, thì tinh thần bạn sẽ phát sinh tình yêu thương, và dễ đồng cảm với những nỗi đau của người khác…
Nếu bạn vượt qua cả hai nỗi đau kể trên, thì tinh thần bạn sẽ cân bằng, sẽ vui vẽ sảng khoái hạnh phúc an lạc mãi mãi. Bạn chỉ nhìn vào cái tốt của người khác mà sống, do đó bạn luôn có lòng tin về con người. Còn cái xấu bạn chẳng bao giờ để ý đến nó làm gì nữa…

 

Tự do có tính tương đối mà thôi. Và chính vì lẫn lộn trong nhận thức về tự do, nên luôn xảy ra đối kháng và chiến tranh. Vì tự do có tự do bên trong và tự do bên ngoài. Tự do bên trong là tự do nội tâm, là khát vọng sống, là tình yêu, là mơ ước mang tính trừu tượng..Nên nó có quyền là tự do tuyệt đối, vì đó là đặc tính cá nhân của con người. Tự do bên ngoài là tự do hoạt động trong xã hội, là sự trình bày cái tự do bên trong ra bên ngoài... Như vậy thì nó không mang tính cá nhân nữa, mà nó phải tương tác với những đối tượng bên ngoài để cùng tồn tại, và để được chấp nhận trong môi trường của xã hội chung mang tính cộng đồng, Vì thế nó có tính tương đối.

 

Vật chất chỉ làm bạn sung sướng chứ không thể làm bạn hạnh phúc được...

 

Người khó tính là người không hạnh phúc.

 

Cái DANH là quyền lợi tinh thần, cái LỢI là quyền lợi vật chất. Hai cái này che lấp sinh mệnh con ngưới. Đa số người ta bám vào nó để sống. Nhưng bạn hãy nhớ rằng: Được lợi từ cái gì, thì sẽ thiệt hại vì cái đó. Bạn có tất cả nhưng bạn chẳng hiểu vì sao mình vẫn không hạnh phúc? Bạn càng lấy những thú vui bên ngoài để khỏa lấp, nhưng lại thấy nó vô nghĩa...vv và vv. Câu trả lời là: Sinh mệnh của bạn quá điêu linh...

 

Có một Phật Tử đến hỏi một thiền sư: Bạch thầy! Hãy dạy cho con tu thiền. Tâm con không yên, con đau khổ quá! Thiền sư trả lời: Con về đuổi cái con khỉ trong đầu con ra đi...thì con sẽ hết khổ thôi. Và thế là, ngay giờ phút đó trở đi, trong đầu của người Phật tử kia, hiện ra một con khỉ suốt ngày nhảy nhót, chả để cho con người ấy được yên...Quá mõi mệt, anh ta liền đến hỏi thiền sư lần nữa. Ông thiền sư vẫn trả lời như vậy...Và càng tệ hại hơn, lần này trong đầu của người đó lại có thêm 3,4 con khỉ nhảy nhót nữa...Quá khổ sở anh ta chỉ biết than trời than đất mà thôi...???

 

Người làm thơ là luôn chìm trong cảm giác...Họ luôn nghĩ mình đã đi rất nhiều...Nhưng sự thật là họ chỉ quanh quẫn một chổ nơi vũng lầy của cảm giác...Họ luôn rượt đuổi theo những cánh bướm lập lòe nhiều màu sắc, nhưng cả đời vẫn không bắt được một con bướm nào...thật buồn!!!

 

Không nên vác câu thơ đi suốt con đường trần gian đau thương này...

 

Thế giới mỗi ngày sẽ nhỏ lại trong suy nghĩ của chúng ta...Còn những ai mỗi ngày lại cảm thấy choáng ngợp trước những đổi thay của nó, là cũng chính vì cái suy nghĩ rối rắm của họ mà thôi...

 

Sống không mục đích, chính là để đạt tới cái mục đích tối thượng của sự sống...Đó là cách sống đúng theo lẽ tự nhiên...

 

Thôi xin nói lời tạ từ. 
Cho gió mang theo gương mặt đẹp của nỗi buồn.
Còn vươn đầy trên những ngọn thông.
Khép lại mơ màng trong chiều tà.
chuyến đi màu xám ngọc ngà....

Còn sự tàn héo nào hơn.
Là chiếc đồng hồ say mõi mệt trên bàn..
Lắc lư trái tim bạc phết thời gian.
Ký ức buồn như một lời than...

Mỗi buổi sáng.
Những vì sao rơi rụng bên đường.
Ướt sương...
Cỏ cây hoa lá ngẫn ngơ.
Bị bỏ quên trong mưa...

Không gian màu xám.
Chín đỏ trên các cành cây.
Là những nhớ nhung tràn đầy.
Lá rơi, lá rơi nặng trỉu cỏi lòng.
Những bông hoa nở muộn..
Ôi! buồn làm sao!!!

1. Người ta khổ là bởi vì có tình cảm. Bằng tình cảm chủ quan người ta đã làm tất cả những sự vật ở xung quanh mình trở nên than thiết…Ấy! Bạn đã tự giam hãm mình trong ràng buộc rồi đấy..Tất cả những “cái đó” sẽ xâm chiếm tinh thần bạn trong một thời gian nào đó, nó sẽ làm khổ bạn thôi…

2. Người đa cảm là sống trong một vũng lầy của tinh thần, loanh quanh chìm nổi trong đó mà không biết…Vì nhớ thương lưu luyến nhiều thì sẽ có ghét bỏ giận hờn… Bạn càng cố thoát ra đám sương mù  đó mà không được. Bạn muốn bước tới trước thì luôn vướng víu phía sau. Bước lên trên rồi thì vẫn còn nhớ những ngày dưới thấp…Vậy là bạn luôn bị phủ trùm bởi một thứ tình cảm, mà bạn luôn tưởng rằng nó sâu sắc và đáng trân trọng…là văn hóa, là cái đẹp, là nghệ thuật…vv Nhưng thật ra những cái đó đều là giả..Nó đã đánh lừa bạn một cách khéo léo với những tên gọi đẹp đẻ hay ho nhất.

1. Cái ngã hay cái tôi được tạo thành là do nhận thức sai lêch trước thực tại luôn đổi thay mà có. Thay vì chúng ta phải nương theo sự thay đổi vô thường của nó mà sống, nhưng không phải vậy…có rất nhiều người đã chống lại điều đó bằng cách phình to cái tôi của mình lên để cản đường nó. Kết quả là đau khổ mà thôi.

2. Vì yếu ớt nên có cương cường. Vì tuyệt vọng nên có nhiều ước mơ. Vì sợ hãi nên mới nóng giận, quá khích. Vì thấp nên mới nhón chân cho cao. Vì thiếu hiểu biết nên mới ngã mạn.,.

Người hiểu biết nhiều, không phải là người nói nhiều, hay viết sách nhiều. Mà là người có tri thức, kiến thức uyên bác đến nổi, chỉ cần nói một câu mà gồm thâu cả trời đất trong đó. Được như vậy mới là người hiểu biết nhiều.

Đa số mọi người luôn không biết bằng lòng với hiện tại nên dễ bị lừa. Họ luôn mơ mộngm và khi có người khác nối dài những mơ mộng này bằng những câu chuyện thần tiên thì họ rất thích, càng phi lý vô lý thì họ càng thích. Họ tiêu thụ những giấc mơ hoang đường của người khác để lấp đầy cái hiện tại mà họ luôn không vừa ý đó. Vì những người kém hiểu biết thì mơ mộng và ham muốn càng nhiều. Cho nên những tôn giáo nào muốn có đông tín đồ bình dân, thì thường dựng lên những chuyện hoang đường phép thuật thần thông để hấp dẫn họ. Bởi vì họ là những “khách hang tiềm năng” luôn thích tiêu thụ những giấc mơ của người khác một cách mù quáng…

1. Ngày xưa khi chưa có hiểu biết con người nguyên thủy luôn hoảng sợ trước thiên nhiên. Nên suy nghĩ của con người lúc đó là duy tâm, và về sau hình thành tư tưởng thì cũng là duy tâm thôi. Giai cấp cai trị lợi dụng cái này để làm lợi cho mình, và bắt con người phải tin vào các thần linh để phục vụ chủ nhân của họ..Đó chính là tầng lớp tăng lữ và thầy tu chiếm độc tôn quyền lợi, quyền lực trong xã hội. Sau đó thì xã hội lòai người phát triển hơn, và tư tưởng có khuynh hướng là cải tạo xã hội. Từ đó các hoàng đế hung bạo mới dùng nó để thống nhất thiên hạ, và lập nên những hệ quy tắc, đạo đức có lợi cho tầng lớp cai trị. Có nghĩa là nhân dân phải phục tùng tuyệt đối giai cấp cai trị…Nhưng lịch sử đã sang trang… và khoa học ra đời, ánh sáng khoa học đã đã xua tan những ám ảnh ngu dốt trong lòng người…  Vì thế tôn giáo bây giờ cũng với những vấn đề cần rao giảng như thế, nhưng phải nói làm sao gần với khoa học hơn thì mới phù hợp. Vì khoa học là hướng ra ngoài khám phá thực tại, Tôn giáo là khám phá vào trong tâm linh con người. Khoa học có cái gì thì tâm linh cũng có cái đó, nhưng ngược lại mà thôi. Giác ngộ là một trạng thái giải phóng năng lượng tâm lý rất thực tế, rất khoa học trong tinh thần con người (đi tu mục đích là để đạt được cái này). Nó tạo ra trực giác mạnh mẽ của tinh thần, nó như là con đường tắc của tinh thần để tiếp cận với tạo hóa, với thượng đế…Còn những cái bùa phép viễn vông là không có thật trong tâm lý của con người đâu.

2. Trên đời này có hai cái: Âm và dương. Đó là hai mặt của một vấn đề. Vậy thì nó là: Vật chất và tinh thần, khoa học và tôn giáo, thân xác và linh hồn, Thực Tại và Niết Bàn…vv. Và khoa học đã chứng minh rằng: Vật chất không mất đi, mà nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác mà thôi… Đó chính là gặp duyên thì hợp lại mà thành, hết duyên thì tan ra và tiếp tục biến thành cái khác. Vậy ta thấy vật chất là như vậy, còn tinh thần thì sao? “ Sắc tức thị không, không tức thị sắc” Câu trả lời rõ ràng là: Tinh thần cũng không mất đi, mà nó cũng biến chuyển từ dạng này sang dạng khác. Đó chính là thuyết đầu thai luân hồi của đạo Phật. Tuy nhiên chúng ta đừng lạm dụng nó quá thành ra mê tín dị đoan, và điều này đạo Phật nguyên thủy đã ngăn cấm. Vì nên nhớ rằng: Với triết học nhị nguyên, thì có duy vật và duy tâm khác nhau. Nhưng với Minh Triết nhất nguyên, thì nó có cả hai thứ: Là thực tại và niết bàn, khoa học và tâm linh.

Theo kinh Kim Cang Bát Nhã thì: Nó, không phải nó, mà là nó. Điều đó có nghĩa là: NÓ: là cái hợp lý (ý thức). KHÔNG PHẢI NÓ: Là cái bất hợp lý (Tiềm thức) MÀ LÀ NÓ: Là cái sự thật (Tâm thức) nằm trong cái bất hợp lý. Đó chính là ba bước của Kim Cang Bát Nhã. Vì thế Đức Phật đã nói: “Bồ Tát độ chúng sanh, là không có bồ tát nào độ chúng sanh, mới đúng là bồ tát độ chúng sanh”. Cái hợp lý và cái bất hợp lý là hai mặt âm dương của một vấn đề. Thông thường người ta chỉ hiểu được một mặt hợp lý thôi (hữu vi), Nhưng đối với cách hiểu của thiền, thì còn có thể hiểu luôn cái bất hơp lý nữa. Nó là cái MẶT SAU của cái hợp lý. Nếu ai hiểu được cái bất hợp lý này thì sẽ thấy được sự thật (vô vi).Vì thế kinh Kim Cang là kinh gây nhiều tranh cải nhất. Chả ai hiểu được cả, cho nên mới cải vã ầm ỉ. Vì nó là kinh gối đầu nằm của nhà thiền, cho nên chỉ có ai giác ngộ rồi thì mới hiểu được mà thôi. Ha ha!

Thời đại này con người luôn hướng ra bên ngoài, là thời đại thắng thế của các pháp hữu vi, khoa học phát triển đến tột đỉnh, người ta chạy đua hinh phục không gian vũ trụ và vũ khí hạt nhân vv. Vì thế con người ngày nay đã bừng tỉnh sau thời kỳ bị đàn áp xâm lược bởi những kẻ có trong tay súng đạn khoa học kỷ thuật phát triển hơn. Bọn thực dân đế quốc đã xâm lược và  cai trị bốc lột các thuộc địa một cách vô cùng tàn bạo..Vì thế ngày nay người ta không mấy quan tâm đến đạo vô vi nữa, khi con người bị bắt làm nô lệ. Vậy thì đạo Phật cũng không nằm ngoài sự thay đổi đó. Đạo Phật ngày nay người ta tôn trọng hình thức hơn là nội dung, người ta lo xây chùa to Phật lớn và đạo tràng đông đão hơn, Người ta chuyên vào đi học để có bằng cấp cao, để có đị vị xã hội, chứ chẳng ai còn tu hành khổ hạnh để giác ngộ chứng đắc nữa..Thậm chí Phật có ra đời người ta cũng từ chối…Vì thời đại này là thời kỳ mạc pháp mà, là sự thắng thế của ma vương.

Kẻ tiểu nhân luôn dựa vào cái TƯ THẾ bên ngoài để lấn lướt, đàn áp người khác. Người quân tử thường dựa vào cái TÂM THẾ của mình để khẳng định chính mình. Người đời thường cố tìm cách có được cái tư thế bên ngoài để hơn thua với nhau trong xã hội, để đạp lên nhau mà sống. Người đi tu chỉ nên làm sao tạo dựng cái tâm thế của mình mỗi ngày một lớn mạnh hơn thì mới đúng là tu, từ đó mới giúp đở chúng sanh được. Vì cái tư thế bên ngoài là cái dễ thay đổi, nay có mai mất, lên voi xuống chó là thường. Còn cái tâm thế là của mình mãi mãi không thay đổi…Đó chính là Thực tại – Niết Bàn vậy.

Tư duy phân tích là đi ra ngọn, là đi tới cái hữu vi, là đi tìm kiếm ra bên ngoài, là chiều rộng của vấn đề. Tư duy tổng hợp là đi về gốc, là đi về cái vô vi, cái bên trong, cái chiều sâu của vấn đề. Cái hữu vi là Dương, là thực tại, là khám phá thế giới thiên nhiên bên ngoài. Đó là khoa học là vô thường là lý tưởng. Cái vô vi là Âm, là niết bàn. Là Tôn giáo,  là đi tới chổ tận cùng của thế giới, là tạo hóa, là nơi sinh ra thực tại, là khám phá tận cùng nội tâm của con người, là thường trụ bất biến, là sự trãi nghiệm, là tương đối, là tương quan, là chân lý. Hữu vi là sự học tập bằng tâm trí (khai trí) là sự học tập nghiên cứu hướng ra bên ngoài như sách vỡ kinh điển vv.. Là sự hiểu biết hữu hạn là nghiệp chướng làm con người khổ. Vô vi là sự giác ngộ, chứng đắc của nội tâm con người (khai tâm) Là sự hiểu biết sâu xa tự thân từ bên trong không vay mượn gì của ai cả. Đó chính là đọc quyễn sách trời, là sự hiểu biết vô hạn, nó có khả năng phá bỏ nghiệp chướng để con người hết khổ. Phải vượt qua cái hữu vi rồi mới đến vô vi. Lý tưởng thì có nhiều nhưng chân lý chỉ có một…Cái hữu vi làm nên triết học, Cái vô vi là minh triết, là túi khôn của loài người.

1. Đi tu không nên cầu phước quá nhiều thì khó tu chứng ngộ giải thoát được. Vì phước đức chính là sự thành tựu của các pháp hữu vi hướng ra bên ngoài đời sống ngũ dục. Điều đó cản trở bạn thấu hiểu nội tâm mình, mà chỉ như bạn đang diễn một vỡ kịch vậy thôi. Nhưng đời sống tu hành khó khăn tủi nhục quá thì khó tu trong cái thời đại này.

2. Còn suy nghĩ thiện ác thì đó là đã suy nghĩ ác rồi. Do đó cần phải sám hối tội ác đó. Nếu bạn suy nghĩ tự nhiên không ác không thiện, thì chính dòng suy nghĩ này sẽ diệt trừ tất cả tội lỗi của bạn, nên bạn không cần sám hối nữa.

3. Hãy suy nghĩ rút gọn vấn đề đơn giản lại, thì đó là bạn đang tiêu diệt hết tội lổi đấy. Bạn có thể hóa to biến nhỏ trong tư duy của mình thì đó chính là thần thông rồi. Đó là phép mầu tự lực của bạn, nó khác với cách bạn cầu tha lực bên ngoài như những câu chuyện hoang đường trong dân gian đã nói.

Khi cuộc đời bạn chỉ còn lại một ước mơ duy nhất là được “chết”, thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn sắp sửa giác ngộ rồi. Và khi bạn đã giác ngộ rồi, thì cũng chỉ có một mơ ước duy nhất, là được chết thay cho chúng sanh được sống vui vẽ an lạc hạnh phúc…

Như xưa nay người ta nói là: con người gồm có “sáu căn”. Tức ý căn  là ý thức, và năm giác quan thuộc thân xác nữa. Điều này theo tôi là không ổn. Vì tinh thần gồm hai phần chính là lý trí và tình cảm, thứ ba mới đến thân xác bao gồm cả năm giác quan kia. Vậy ý thức là lý trí, còn tình cảm là tình yêu thương. Còn ngủ căn kia là chỉ thân xác, là cái bản năng động vật của con người, nó không phải là tinh thần, nó không có khả năng nhận thức mà chỉ cảm giác trước môi trường bên ngoài (khách trần) và đòi hỏi thỏa mãn nhu cầu của nó thôi.. Do đó ta thấy: Con người khác con vật là nhờ có ý thức mà thôi.  Ý thức là tinh thần cao hơn các giác qua rất nhiều, nó có khả năng nhận thức và điều phối những vấn đề của tình cảm và bản năng (ngủ căn - thân xác) sao cho hài hòa phù hợp với môi trường sống của xã hội loài người. Ý thức là cửa ngõ của tinh thần con người, nó hướng ra ngoài khám phá thực tại. Nó tạo ra nền văn minh khoa học hiện đại ngày nay. Nó chính là tư duy phân tích, là tinh thần người phương tây, là chủ thể của các pháp hữu vi. Nó chính là cái Thế giới quan, cùng với cái nhân sinh quan là do tình cảm, tình yêu của con người tạo ra. Vậy ý thức đóng vai trò rất quan trọng trong tinh thần con người chứ không đơn giản gọi là một căn trong sáu căn đâu. Vì thế cách gọi sáu căn mà bao gồm cả ý thức thì không đúng vậy.

Trong tâm lý của tôi không còn một gốc khuất nào nữa, tất cả đều đã được phơi bày ra ánh sang. Đó là một sự thật khó tin, nhưng là một sự thật không thể khác.

1. Bằng trực giác, Đức Phật Thích Ca đã chỉ ra sự thật của chân lý rất sống động, đơn giản và gần gũi. Nhưng sự thật đó đã được đem ra mổ xẻ phân tích rồi triển khai giảng giải một cách khoa học mãi cho đến ngày nay thì đã trở thành những mớ lý thuyết giáo điều khô cứng mất rồi…Không một ai, không một quyễn sách nào viết về Phật pháp mà đúng với chánh pháp nữa.

2.Chánh pháp của đức Phật Thích Ca mà càng phân tích chia nhỏ ra để truyền bá rộng rãi trong quần chúng, thì dễ đền gần với số đông hơn, nhưng sẽ xa rời chánh pháp, xa rời cái gốc chân chính của đạo…Vì thế đức Phật mới nói rằng sẽ có thời chánh pháp, thời tượng pháp và thời mạc pháp.

3. Đi tu mà giác ngộ chứng đắc, thì đó là con đường tu đi về gốc, đi về chánh pháp để biết tất cả pháp. Trái lại đi tu mà chỉ lo học cho nhiều bằng cấp và có học vị cao là con đường đi về ngọn, tuy bạn hiểu biết nhiều về kiến thức Phật học, nhưng chỉ biết được cái danh nghĩa mà thôi, chỉ biết được một tý bề ngoài của cái biển học của Phật pháp bất khả thuyết bên trong. Vậy Phật pháp ngày nay chỉ hưng thịnh về cái bên ngoài như chùa to Phật lớn đạo tràng đông đảo. Cái này là cái nhân cho sự suy đồi Phật pháp đó, chứ chả có gì đáng mừng cả. Ngược lại nếu Phật pháp suy vi quá  mức vì đàn áp chẳng hạn…Thì lúc đó sẽ có những người dấn thân không ngại khổ sở để tu chứng được Phật pháp. Những người này sau đó sẽ đi giảng truyền chánh pháp thì Phật pháp mới hưng thịnh trở lại. Bạn nên biết rằng: Lấy cái vô sự làm nền tảng hưng thịnh của Phật pháp thì mới đúng đạo vậy. Có nghĩa là thời đại nào có người chứng đắc giác ngộ giải thoát thì mới là thời đại Phật pháp hưng thịnh.

Tự do của con người gồm có: Tự do nội tâm (tuyệt đối) và tự do hoạt động xã hội (tương đối). Điều đó có nghĩa là, Vì sao một người cả đời ít đi đâu cả, nhưng họ vẫn bằng lòng với cuộc sống đó một cách lạc quan yêu đời? Là bởi vì mỗi ngày họ luôn có sự tiến bộ về tinh thần bên trong, họ luôn phát hiện trong tiến trình khám phá nội tâm của mình luôn có những điều mới mẽ, những sáng tạo của họ luôn luôn mới tinh khôi từng ngày…Do đó họ luôn được mở rộng tự do từ bên trong. Đó chính là tự do nội tâm. Phật giáo gọi cái này là giải thoát.Vì sao một người quanh năm được đi khắp nơi trên thế giới, nhưng họ vẫn không vui, không hạnh phúc, có chăng là chỉ vui trong chóc lát mà thôi, rồi trở lại buồn bả cô đơn như củ. Là bởi vì họ đi bằng đôi chân bên ngoài, chứ họ không đi bằng tinh thần bên trong, có nghĩa là họ không có sự phát triển về tinh thần, những sáng tạo của họ không có gì mới nữa, không đẹp hơn, hay hơn, độc đáo hơn trước kia nữa. Nhưng bù lại họ có được nhiều tiền và danh vọng, cho phép họ được đi đây đó…Cái này gọi là tự do hoạt động xã hội.Vậy hai dạng người trên đây thì cũng có thể gọi là hạnh phúc rồi. Duy chỉ có người nào không có cả hai loại tự do trên thì mới là bất hạnh. Còn loại người thứ ba là đạt được cả hai loại tự do trên thì đó là người cực kỳ hạnh phúc. Nhưng bạn nên nhớ rằng, nghệ thuật không phải là con đường giải thoát khỏi khổ đau một cách trọn vẹn, nếu bạn không có đủ trí huệ và dũng mãnh để vượt lên trên nghệ thuật. Bời vì, đơn giản nghệ thuật chỉ đào sâu thêm cái hố tuyệt vọng vô minh mà thôi, tuy rằng nó luôn là một liều thuốc giảm đau rất hiệu quả, và do đó có nhiều người đâm nghiện nó và không sao bỏ được nó như một định mệnh…

Có ba cấp độ tu hành để giải quyết vọng tưởng trong tâm mình.Thứ nhất: Khống chế vọng tưởng (ý thức). Thứ hai: Luôn luôn quán sát theo dõi vọng tưởng (tiềm thức). Thứ ba: Hiểu và rút gọn, hóa giải và tiêu diệt vọng tưởng (tâm thức). Vậy đi tu Tinh Độ, niệm Phật tụng kinh là để khống chế vọng tưởng (lý tính) là tu ở cấp độ thứ nhất. Đây là cách tu có hình tướng, tu từ bên ngoài rồi dần dần sẽ phát huệ bên trong, có nghĩa là tu từ ngoài vào trong.. Tu thiền “tri vọng” là tu ở cấp độ thứ hai. Có nghĩa là bạn phải luôn luôn quán sát vọng tưởng 24/24. Bạn cứ thả cho mọi vọng tưởng tạp niệm của bạn nó tự do nảy sinh, vì căn bản tư duy ở đây (cảm tính) là tự nhiên tự động, chẳng ai có thể xen vào giải quyết nó như ý muốn của mình được đâu.  Bạn cứ đeo đuổi đi theo nó như một người bạn suốt ngày, ăn cơm uống nước, nằm ngồi gì cũng là thiền, đi cầu đi tiêu đi tiểu, gánh nước bửa củi cũng là thiền. Lâu dần bạn hiểu được đầu đuôi của vọng tưởng rồi sẽ bước qua cấp độ thứ ba, là hóa giải được vọng tưởng thôi. Hóa giải và tiêu diệt vọng tưởng, là cấp độ cuối cùng của thiền để đạt được giải thoát. Đó là khi bạn phá bỏ tất cả những giá trị hữu vi bám chặc trong tâm trí của mình. Đó là những quyền lợi của đời sống như danh lợi chẳng hạn. Vì thông thường bạn nghĩ đến điều gì, thì lập tức vọng tưởng kéo theo điều đó sinh ra tràn ngập tâm lý bạn ngay, nó sẽ làm cho vấn đề đó nhiều thêm, và bạn sẽ rất mệt vì nó. Ngược lại, hóa giải vọng tưởng, là bạn phải đi theo đến cùng vấn đề đó, bạn phải thu gọn, bớt đi, làm ít lại, thu nhỏ kích thước vấn đề lại, đến khi nào thật đơn giản thì thôi. Xong, sau đó bạn hãy bỏ nó đi và bắt tay vào những vấn đề mới. Nếu bạn làm được điều này thì lúc đó trí huệ của bạn sẽ phát khởi bên trong ngay, lúc này bạn đã chạm tới cái trí tuệ vô vi rồi đó…và bạn đã được giải thoát…

Con người hơn nhau là phá vô minh, chứ không phải là sự học tập thật nhiều những kiến thức từ sách vở bên ngoài. Phá vô minh là bạn hãy bỏ hết đi những cái đã được học tập từ bên ngoài đó đi. Nếu bạn học một, biết một thì đó là cái học thông thường từ sách vở trường lớp, còn nếu bạn học một biết mười,biết  một ngàn một tỷ lần, là bạn đã học được cách phá vô minh rồi đó. Khi đó trí huệ của bạn phát khởi và bạn sẽ biết hết tất cả. Cái đó gọi là cái học đi về gốc của vạn pháp.

Người có học, trong thiên hạ chỉ có 3 hạng người mà thôi.
Hạng người thứ nhất gọi là Sinh Nhi Tri - Hạng người thứ hai gọi là Khốn Nhi Tri - Hạng người thứ ba gọi là Học nhi Tri.
Hạng người Sinh Nhi Tri, là loại người Không thầy tự ngộ mà biết, họ có đi học hoặc không, nhưng tất cả những giáo điều, lý thuyết họ học tập được từ sách vở trường lớp bên ngoài không quan trọng gì đối với họ cả. Họ sinh

 ra đã biết rồi, nên mới được gọi là sinh nhi tri. Loại người này có cái trí khôn minh triết khác thường và cái học của họ là thông qua những trãi nghiệm tinh thần thiên về tình yêu, đạo đức nhiều hơn. Hạng người này rất hiếm hoi mới sinh ra được trên đời, vì sự có mặt của họ là bắt đầu một thời kỳ mới của nhân loại. Họ là những người như Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử vv .Họ được người đời xem như là Thánh Nhân.
Hạng người Khốn Nhi Tri, là những người tài năng tháo vác, trong lòng luôn sục sôi nhiệt huyết đấu tranh cho hạnh phúc của con người. Là những người có lý tưởng cao đẹp. Sự học của họ có được là do kinh nghiệm chiến đấu mà ra. Họ là người học tất cả các ông thầy nhưng không phụ thuộc một ông thầy nào cả. Đặc biệt là nằm trong những hoàn cảnh khó khăn, bi đát nhất thì trí tuệ của họ lại tỏa sáng một cách đáng kinh ngạc. Họ là những người như Chu Văn Vương bị cầm tù mà làm ra chu dich, Như Đotxtoixky bị tù khổ sai mà viết được những tác phẩm văn học lừng danh, Như Hồ Chí Minh bị tù đày mà viết nhật ký trong tù thật khí phách. Họ là những người tranh đấu có cái trí tuệ lớn lao và một tình yêu vô cùng. Họ được mọi người gọi là thiên tài.
Hạng người Học Nhi Tri, là đám người phàm phu suốt đời đi học. Họ là đám người bị phụ thuộc vào những công thức tín điều của sự học. Họ luôn to mồm khoác lác về sự học của mình với những người yếu bóng vía hơn. Trong đám này có đám người học không đi đôi với hành, là đám trí thức tháp ngà và nô lệ sách vở. Học thì nhiều mà chả biết bao nhiêu…Từ đó sanh ra bè phái, không trung thực, chủ nghĩa hình thức vv…Còn nếu là người có đạo đức tốt, thì chỉ như những con cừu mà thôi. Trong đám này có mấy kẻ nổi trội hơn thì liệt vào đám lục lục thường tài…
Vậy, bạn là ai trong ba hạng người kể trên…Bạn cứ tự xét mình đi nhé!!

 

Con người có hai lớp tư duy. Cái ở ngoài là ý thức (lý tính). Cái này thì con người có thể điều khiển được, và nó có ngừng nghỉ, chẳng hạn như khi ta ngũ thì nó ngừng lại nghỉ ngơi. Nhưng cái lớp tư duy bên trong (cảm tính) thì không như vậy, nó chẳng bao giờ ngừng nghĩ cả kể cả khi ta ngũ, nó là tự nhiên tự động không kiểm soát được. Đi tu là ráng chinh phục lớp tư duy bên trong này đó. Thiền có nhiều tên gọi là do cách người ta đặt tên thôi, nhưng gọi là TRI VỌNG thì chính xác nhất. Thiền là quán sát, theo dõi dòng suy nghĩ của mình mãi, là tập trung vào trong hết như thời Phật tại thế, ngài không cho các đệ tử làm gì cả mà chỉ tập trung thiền định thôi, nên thời đó có nhiều người chứng Alahan. Còn ngày nay thì sao? Ngày nay quá nhiều người viết sách thiền, một cách quá chủ quan thành ra không đúng. Ví dụ như họ nói phải "dừng bặt vọng tưởng" phải ngừng ngay những tạp niệm..hoặc xen vào kiểm soát nó vv... Vậy là sai. Do bởi lớp tư duy bên trong của con người là không bao giờ ngừng nghỉ và không kiểm soát được, như thể nó thuộc về quỷ sứ hay thượng đế vậy, vì thế nó không bao giờ ngừng lại, cho dù thân xác đã mất. Vì lẽ rằng vật chất cũng không mất đi, mà nó chỉ biến đổi từ dạng này dang dạng khác mà thôi. Trong cái khoảng thay đổi của nó, con mắt thường của chúng ta không thấy được, nên mới tưởng là đã mất..Vậy tinh thần con người chỉ bị "mắc kẹt" làm cho chúng ta phát điên lên thôi, chứ chẳng có gì bắt nó ngừng lại được. Nhưng thông thường con người cứ tưởng rằng không có mặt của nó nên quên theo dõi nó và thấu hiểu nó muốn gì...cho nên chả có thể nào hiểu được mình và cảm thấy đau khổ. Vậy thiền là thấu hiểu và hóa giải điều này để bớt đau khổ, là một việc làm dường như khó khăn nhất trên đời...Bởi vì bạn phải hiểu được cái bất hợp lý...Cái đó mới chính là thiền. Vì thiền là thực hành chứ không phải lý thuyết, thực hành xong rồi thì mới biết vậy.

1. Càng có trí tuệ thì con người càng ảo tưởng. Đó là thuộc tính của tinh thần được gọi là "hướng thượng" của con người, là con người sống có lý tưởng. Ngày nay ai chả biết là tất cả các học thuyết mang tính lý tưởng đều đã sụp đổ hết rồi. Vì tận cùng của lý tưởng là ảo tưởng. Trên đời chỉ có duy nhất, rằng ai đã chạm tới chân lý thì mới chấm dứt được ảo tưởng mà thôi...

2. Ảo tưởng là điều quái lạ mà người khác nhìn ra ở anh, nó không hợp tự nhiên và thực tế đời sống, nhưng anh hết đường lui rồi cho nên biến anh thành một kẻ cực đoan, và nặng nề hơn là cuồng tín...ha ha! Lúc này anh đã hoang tưởng rồi...Thế là cuộc đời anh phải trả giá cho nó. Nó sẽ tạo ra cho anh một sức mạnh cuồng điên để anh đi tới đích, để anh chứng tỏ cho mọi người xung quanh biết rằng anh đã đúng? Sức mạnh cực đoan này xuyên thủng tất cả mọi định kiến giáo điều, và hoàn cảnh khó khăn một cách oanh liệt...Và anh đã chiến thắng...Điều này càng làm cho anh hoang tưởng gấp bội và không thể dừng lại được...Điều đó lý giải tại sao những kẻ độc tài như Napoleon hay Hitler cuối cùng đều thất bại...

3. Chiến thắng của những kẻ hoang tưởng thường bắng cách độc tài ép buột người khác mà thôi. Nhưng kẻ độc tài thì thường nuôi dưỡng một bầy phản bội. Nếu hắn hở ra một chút thì đám đàn em sẽ ám sát hắn ngay...Nhưng làm sao hắn có thể canh giữ người khác cả đời được, vì hắn vốn đã nuôi dưỡng sự phản bội trong nhà của hắn rồi. Và thế là kẻ độc tài như ngồi trên đống lữa nhìn đâu cũng thấy kẻ thù chứ có sướng gì đâu...

Mấy thằng ngu mà hiền lành thì bảo thủ. Mấy thằng ngu mà lưu manh thì hay đua đòi. Một thằng thì đã bị gạt ra bên lề của sự phát triển, còn một thằng thì dốt nát mà chơi trò chụp dựt nhãy nhót lung tung. Thế là cái lạc hậu đụng phải cái lai căng. Và ở bất cứ giai đoạn phát triển quá nhanh nào cũng vậy, thì hai cái này cũng sẽ va chạm với nhau tóe lữa..ha ha! Còn những người khôn, chân thật và sáng

 suốt thì luôn tránh xa cái đám này. Vì họ biết cách không để mình bị dính vào cái đống rác đang bốc cháy rần rần kia. Vì họ biết rõ rằng đó là những cuộc chiến ngu ngốc và vô nghĩa..
Lời bàn: Chậm quá hay nhanh quá là hai cực đoan thường gây tranh cải, nhưng ít ai nhìn thấy vấn đề ở đây đều bắt nguồn từ sự ngu dốt mà ra...

 

Phải hơi thái quá một chút thì mới gây được kịch tính, Nhưng nếu bạn tăng thêm một chút nữa thì là điên rồ mất rồi. Vì thói thường mọi người đều ham thích cái kịch tính để được gọi là nghệ thuật, vì nó khác thường. Nếu ai làm được điều này một cách chính xác, không thừa không thiếu thì đó là sáng tạo...

 

BỐN GIAI ĐOẠN TINH THẦN TRONG ĐỜI NGƯỜI

Sự phát triển tinh thần của con người sẽ trãi qua 4 giai đoạn sau đây mới có thể đi tới chổ có trí tuệ toàn giác được. Đó là: 1.Giai đoạn con lừa. 2.Giai đoạn sư tử. 3. Giai đoạn đại bàng. 4. Giai đoạn hồn nhiên trẻ thơ.

1. Giai đoạn con lừa.

Là giai đoạn đầu tiên bạn tiếp cận đến việc học và tự học cho mình, như là làm việc gì đó và đọc sách. Trong giai đoạn này bạn rất ham học và thích làm những việc nặng nhọc. Bạn đọc tất cả các loại sách có trong tầm tay bạn, nhất là các loại sách triết học, tư tưởng nghệ thuật kinh điển. Bạn rất ngưỡng mộ và sùng bái các tác giả nổi tiếng, với một tinh thần trong sáng nhất. Bạn chẳng phân biệt được đâu là đúng đâu là sai, hể ai nổi tiếng là bạn chạy theo người đó ngay. Bạn bị cái vẻ bề ngoài hào nhoáng hấp dẫn mãnh liệt, bạn yêu cũng mãnh liệt và cũng dễ khóc lóc om xòm. Bạn đọc sách không theo cái hệ thống nhận thức của bản thân, vì bạn cũng chẳng biết mình là gì cả. Bạn chỉ hành động theo cái lời đồn đại của người khác mà thôi. Hể có quyễn sách nào nghe “nặng đô” là bạn tìm đọc liền, và biết chắc rằng mình cũng chẳng hiểu gì cả mà cũng cứ đọc, vì bạn đọc sách và tự học để trang trí cho mình mà thôi. Bạn rất hay khoe mình biết cái này cái nọ, và thật tình bạn cũng đáng yêu, vì bạn học tập hùng hục như con lừa thích mang vác nặng nề mà leo dốc cao…Bạn tự đặt cho mình phải tiếp bước theo các thần tượng trong sách…như là bạn vẫn tưởng rằng, những trang sách là nó y hệt ở ngoài đời vậy. Sự hiểu biết của bạn ở giai đoạn này là con số không, nhưng bạn đã nghe trong lòng mình nhú mầm những chồi non gai gốc đang nãy nở, và nó đã làm bạn đau đầu một tý và say say bềnh bồng một tý…Bạn cũng đã phát hiện ra mình đã thành người lớn rồi chứ không còn là con nít nữa. Đây là giai đoạn nhiệt huyết liều lỉnh của tuổi trẻ, vì trong lòng bạn luôn luôn dâng trào một sức sống rạo rực hiên ngang trước ngưỡng cửa cuộc đời.

2. Giai đoạn sư tử

Khi đã nạp đủ nhiều kiến thức thông tin lung tung vào đầu rồi, đến đây bạn cũng đã bắt đầu điên điên, nghênh ngang và coi trời bằng vung. Trong giai đoạn này, bạn là một kẻ si mê ngu muội lại muốn chứng tỏ mình, bằng cách chụp dựt đốt cháy giai đoạn, rồi bạn trở thành kẻ lai căng hợm hỉnh khó coi mà bạn cứ tưởng đó là cá tính riêng. Bạn đã nhìn thấy một niềm tin mơ hồ vào cái tôi của mình. Bạn tự tạo ra nhiều kẻ thù trong chính mình, nhưng bạn lại lầm tưởng rằng nó ở bên ngoài. Bạn đã bị bệnh đa nhân cách cho nên bạn chẳng thể nào hiểu nổi mình muốn gì, Bạn cứ đập phá lung tung vì mất phương hướng hơn là bạn đã có sức mạnh. Bạn gặp ai cũng gầm gừ la rống như con sư tử bị xích cổ thật bi tráng và đau thương. Tâm lý bạn lúc này là phản kháng, vì bởi mọi thứ nó lung tung trong lòng bạn mà bạn không thu xếp được, cho nên bạn gặp ai bạn cũng chê bai và chưởi bới khiêu khích, đã vậy bạn lại là người ngoan cố, cố chấp và kiêu căng ngạo mạng, Bạn luôn gặm nhắm ảo tưởng một cách hân hoan, và ôm ấp nỗi đau khốn khổ tận cùng của mình một cách mê mệt. Bạn thao thức suốt đêm nhưng chỉ càng lún sâu vào vũng lầy mệt mõi ê chề mà thôi.

Giai đoạn này là bạn đang chìm ngập trong ảo giác của siêu hình. Đó là những trận chiến của quá khứ được mô tả trong sách vở, bây giờ nó đang xảy ra trong đầu bạn đó. Vì tâm lý bạn là bãi chiến trường cho những kẻ đã chết được phục sinh trong một hình hài mới. Những bóng ma này nó ám ảnh bạn suốt ngày đêm không lúc nào ngừng nghỉ. Bạn chả được gì ở đây cả, mà mỗi ngày những cái hình bóng đó, nó lại càng nhân lên mãi làm bạn vô cùng khốn khổ. Bạn không thể nghĩ gì hơn, là tưởng rằng như thế thì hiểu biết của mình đã nhiều rồi. Do đó bạn gặp ai cũng phản kháng, phản ứng bằng nhiều cách, cốt để ráng chứng tỏ mình mà thôi. Vì ở đâu đó bạn đã nhìn thấy được con đường lý tưởng  của mình dù rất mịt mờ xa xăm.

Giai đoạn tinh thần sư tử này là cực đoan nhất. Nhờ đó mà bạn đã có được một sức mạnh mù quáng cuồng điên, để vượt qua được một số khó khăn nhất định. Nhưng sao bạn vẫn cảm thấy cô đơn quá như là chả ai hiểu được mình vậy…Rồi bạn cứ gầm rống mãi, bạn chỉa mũi vào nhiều việc của người khác, nên bạn bị nhiều người khác tấn công lại…Và tự nghĩ đó là những cuộc đấu tranh tất nhiên phải xảy ra. Rồi những người tấn công bạn tức nhiên là giỏi hơn bạn rồi, nên bạn sẽ bị tổn thương nặng. Và bạn càng chất chứa thêm hận thù trong khi đáng ra là bạn phải thay đổi trước. Cuối cùng, bạn cứ nghĩ mình như thế là giỏi lắm rồi, nhưng thật ra những cái biết của bạn chỉ là những rác rưởi cặn bả của thiên hạ mà thôi…có gì đáng mừng đâu? Trong giai đoạn này, nếu bạn không dấn tới nữa để thoát khỏi đám sương mù quỷ quái kia, thì bạn sẽ trở thành kẻ thỏa hiệp, yếu đuối biện luận lung tung. Nếu bạn thất bại thì bạn sẽ chả ra gì cả…Còn nếu bạn tiến lên thì sẽ bị thương tích cùng mình. Cái đó là để trả giá cho sự thức tỉnh những ngộ nhận kia. Đây là giai đoạn mở đầu cho ngọn lữa khởi nghĩa làm cách mạng của bạn sau này. Nếu bạn may mắn thì sẽ được gọi là anh hùng, còn không thì sẽ được gọi là thằng khùng…Vì căn bản ở đây, bạn sẽ chẳng làm được cái gì ra hồn cả. Vì bạn chỉ có nhiều kiến thức và tình cảm nóng bỏng mãnh liệt thôi. Nên có thể nói là bạn cũng chưa biết gì cả đâu. Tuy nhiên bạn cũng đã có được một chút kinh nghiệm đau thương trong tâm hồn…

3. Giai đoạn đại bàng.

Nếu bạn không bị gục ngã ở giai đoạn trước, mà lê bước chân được đến đây, thì bạn xứng đáng được ca khúc khải hoàn rồi…Vì bạn đã tỉnh trí hơn, vì bạn đã có nhiều trãi nghiệm quý báu làm hành trang trong tương lai. Đây là giai đoạn đại bàng, giai đoạn bạn đã cất cánh bay lên trên những gì là giả tạo, mà từ trước tới giờ bạn mới nhìn ra. Bạn đã xóa được cái đám kiến thức mịt mù, và cái vốn tình cảm miên man kia. Và thay vào đó, bạn đã có tri thức và tình yêu. Ở một số người khi đã được tới đây thì họ sẽ tỏ ra tự mãn, họ gồng mình lên kiểu cách rất buồn cười, vì nói chung giai đoạn này là giai đoạn thành công nhất của một đời người bình thường. Và những gì họ đã vượt qua được thì cũng là rất đáng khen.Trong giai đoạn này, tri thức đã giúp cho bạn có được một hệ thống đúng sai trong tư duy nhận thức của bạn rồi. Bạn không còn lan mang suy tính nhiều nữa, cho nên bạn luôn đưa ra được những quyết định sáng suốt, phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau. Đồng thời tình yêu trong bạn cũng đủ lớn, để bạn biết yêu thương một cách chân tình mà không hối tiếc, vì điều này là rất quan trọng. Vì nó sẽ luôn là niềm tin yêu vững vàng cho bạn đương đầu với sóng gió cuộc đời đầy khó khăn bất trắc trước mặt. Và giờ đây bạn đã có một lý tưởng cao đẹp để chiến đấu hy sinh vì nó, điều đó cho phép bạn thấy rằng mình là con người rất đáng sống trên đời này.

Trong giai đoạn tinh thần này, bạn đã nhận ra rằng trước kia mình đã từng là kẻ quá khích, ngộ nhận và đáng thương. Bạn đã nhìn thấy rõ con đường mình đã đi rồi, và nó không còn mịt mờ như xưa nữa. Bạn đã biết khép mình khiêm tốn, đúng sai đã nhận ra, và không còn bướng bỉnh ngu xuẫn như xưa nữa. Bạn đã được nhìn thấy sự khích lệ trong ánh mắt của mọi người, và đã được tin yêu hơn trước. Bạn đã biết cách khi nào mình sẽ bay lên khỏi vũng lầy đời sống, để cùng hòa ca với trăng sao gió lá. Bạn có thể đi du lịch khắp nơi, trong khi vẫn điều hành được mọi việc ở nhà. Bạn đã biết cách sống, là đã biết cách làm được mọi việc cần làm,. Bạn không còn bị dằn xé giữa những ưu tiên và quyền lợi trên đường đời nữa…Nói tóm lại bạn đã biết cách nuôi dưỡng cái tinh thần hùng mạnh của mình, sao cho nó xuôi theo dòng đời đầy thác ghềnh một cách êm ái, mà không để xảy ra một tai nạn nào…Vì bạn đi được đến đây thì coi như đã thành công, đã ổn. Vì bạn cũng là một người có tài (hay lục lục thường tài) chứ bạn chưa có thể gọi là thiên tài được.

4.Giai đoạn hồn nhiên trẻ thơ.

Đây là giai đoạn tinh thần bạn đã và đang trên đường quay về cội nguồn của tất cả mọi sự hiểu biết trên đời. Là giai đoạn bạn giáp mặt một trận chiến cuối cùng, để về lại quê hương sau bao nhiêu năm lưu vong xa cách. Là để nhìn thấy được gương mặt muôn đời của mình. Vì trước kia bạn hung hăng đi ra biển lớn, học tập và đấu tranh, tình yêu và ước vọng, niềm tin và sự phản bội. Tất cả những cái đó, bạn đã trãi qua hết và cảm thấy nó như là một cơn mộng mà thôi. Chẳng có gì là cao quý hết cho bằng sự hy sinh cuộc đời này cho lý tưởng của mình đã chọn. Và như thế bạn chấp nhận tất cả, như một con voi chúa giữa trận tiền chấp nhận hòn tên mũi đạn, bạn chấp nhận tất cả mọi búa rìu dư luận, mọi thị phi hay tán dương của người đời như gió thoảng qua tai. Bạn lừng lững tiến về phía trước để in bóng mình lên vách thiên thu.

Khi bạn đi đến giai đoạn này, tất nhiên là bạn đã hoàn thành tư tưởng một cách rõ ràng rồi. Như đã nói ở trên, bạn đã có tri thức và tình yêu, nhưng bạn vượt hơn những người tài bình thường, là ở chổ, bạn đã có thêm linh giác và huyền thuật. Cái đó chính là cái mà người đời sẽ gọi bạn là thiên tài.

Vậy linh giác và huyền thuật là gì? Linh giác là cảm giác thần thánh trời ban cho bạn. Linh giác là linh tính xuất thần tạo ra các phép màu khác thường trong ý nghĩ và sáng tạo của bạn. Linh giác là cái cảm giác làm cho các sự vật, mà khi nó chạm tới, đều trở nên có sức sống khác thường, và làm cho cái không gian chứa đựng các sự vật kia, trở nên linh thiêng kỳ lạ. Nó có khả năng làm mê hoặc lòng người…Nó chính là ngọn lữa ở địa ngục mà bạn đã liều mạng lấy đem về dương gian, nó chính là phần thưởng của thượng đế giành riêng cho bạn…

Vậy còn huyền thuật là gì? Huyền thuật là những ý nghĩ, lời nói bí ẩn của các thiên tài có tính chất khải huyền. Nó sẽ ở lại với đời có thể được vài trăm năm khi bạn đã đi xa.

Nhưng khi bạn đi tới chổ để trở thành một thiên tài rồi, thì cũng chưa hết  đâu…Xa hơn đó là cảnh giới của vĩ nhân. Và vĩ nhân khác thiên tài ở chổ, là họ bình dân hơn nhiều…Vì tư tưởng của họ hoàn toàn thiên về tình yêu mà thôi. Trí tuệ của họ có được cũng khác xa thiên tài, vì nó có tính chất bảo vệ, xây dựng hơn là đập phá làm cách mạng vv. Cái đó gọi là trí tuệ minh triết, và con đường của họ đi là con đường của tình yêu.. Tuy rằng họ cũng có tri thức và tình yêu, nhưng cái khác hơn người tài bình thường là ở chổ, họ có thêm trực giác và tuệ nhãn.

Vậy thì trực giác và tuệ nhãn là gì?

Trực giác là cái linh giác trực tiếp từ  tâm thức đi thẳng tới sự vật mà nó tiếp cận, nó đi xuyên qua thực tại, tức là thế giới hiện tượng nhiều thay đổi này, đó chính là cái lưới ảo giác mà bất cứ ai cũng bị dính mắc vào nó, như là con cá nằm trong hồ đang dần cạn nước. Trực giác chỉ có ở bậc thánh nhân, chân nhân mà thôi, cho nên thiên hạ đừng nên lạm dụng danh từ này. Trực giác giúp cho bạn không phải tư duy, suy nghĩ gì nữa. Mà nó là một loại trí tuệ cực nhanh để nắm bắt thực tại một cách chính xác, với sự thật không thể nào khác được.

Song song với trực giác, bậc vĩ nhân còn có tuệ nhãn, là con mắt trí tuệ trùng khít với con mắt của thượng đế. Khi bạn có con mắt trí tuệ này rồi, thì bạn có thể nhìn xuyên thấu qua mọi thứ vật chất, mọi thứ khoảng cách ở trần gian. Vì ở giai đoạn này trí tuệ của họ đã hoàn mãn, họ sống tự nhiên giữa đất trời. Tinh thần họ đã được tắm rửa sạch sẽ. Họ chỉ còn sống cho tình yêu, một tình yêu hồn nhiên trong sáng như trẻ thơ. Lời của họ nói là chân ngôn, có thể tồn tại mấy ngàn năm sau. Đây cũng là điểm cuối cùng trong hành trình lịch sử nội tâm của một con người.

Hà Hùng 4/9/2012

 

Dân Quyền Dân Chủ phải tương ứng với Dân Sinh và Dân Trí, vì nó không phải là những món quà có giá trị vô hạn mà nhà cầm quyền muốn cho ai cũng được. Trong một nước mà những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa đã có một khoảng cách quá lớn giữa dân sinh và dân trí rồi, huống hồ là trên khắp thế giới. Vì vậy thế giới phẳng là trên bình diện công nghệ thông tin và thời gian thôi, chứ những không gian văn hóa đặc thù của mỗi dân tộc, và những giới hạn về dân sinh sân trí thì không thể như nhau được. Do đó sẽ không có một quy định đồng nhất nào để áp dụng nó cho toàn thế giới...

 

Kinh Nghiệm – Trãi Nghiệm / Nhà Tư Tưởng & Kẻ Mưu Lược.

Những người nhiều kinh nghiệm, thường hay giỏi về các nghề nghiệp trong đời sống. Còn những người có tư tưởng lớn thường có rất ít những kinh nghiệm này.

Kinh nghiệm là do ý thức tạo ra, nó giúp cho các phản xạ của con người chính xác trong hành động, nhưng nó ngăn cản sự tiến bộ của tinh thần (của sáng tạo).Kinh nghiệm là kết quả của sự chiến đấu bên ngoài đời sống mà có. Trãi nghiệm là kết quả của sự thành công về tinh thần bên trong nội tâm.

Người có tư tưởng là người có nhiều trãi nghiệm, sau khi đã phá tan tất cả các kinh nghiệm đã có, để tư tưởng có đường đi lên cao hơn.

Vậy trãi nghiệm là gì? Trãi nghiệm chính là “ kinh nghiệm tâm lý” thuộc về tâm hồn (cảm tính). Còn kinh nghiệm thì thuộc về ý thức (lý tính).

Vậy tâm hồn là gi? Tâm hồn chính là cái rất khó định hình, vì nó là ký ức nay nắng mai mưa, bốn mùa sương khói đi về trong cỏi nhân sinh. Nếu ai làm cho đám sương khói này ngưng tụ lại thành con đường, thì đó là tư tưởng.

Vậy chỉ có trãi nghiệm mới làm nên tư tưởng lớn có tính cách xây dựng và sửa chửa xã hội. Còn kinh nghiệm thì làm nên sự khôn ngoan để đập phá và làm cách mạng thay đổi chế độ.

Vậy từ đây ta thấy nhà tư tưởng và kẻ mưu lược khác nhau chổ nào?

Kẻ mưu lược là người giỏi trong các thuật thắng thua để tranh chấp giành thiên hạ. Là người nhiều kinh nghiệm về đối phó xử lý tình huống, cao hơn là đối nhân xử thế rất tài tình vv . Cho nên họ thường là gian hùng, quỷ quyệt độc ác như Trần Thủ Độ, hoặc Mặc Đăng Dung, Tào Tháo..vv.

Trái lại, nhà tư tưởng lại không có những kinh nghiệm quý báu này để phòng thân, mà họ chỉ có một tinh thần trong sáng, chân tình, liêm chính, vô tư như Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, khổng Tử, Lão Tử vv

Nhà Tư Tưởng gặp thời, là gặp được những kẻ mưu lược khôn ngoan rộng lượng, biết dùng người tài. Kẻ mưu lược gặp may, là gặp được một nhà tư tưởng phù hợp với tham vọng của mình để kinh bang tế thế.

Vậy nhà tư tưởng là thầy và là công cụ của kẻ mưu lược. Còn kẻ mưu lược là học trò và là người chủ của nhà tư tưởng.

Sở dĩ nhà tư tưởng phải bỏ vô chùa, trốn lên núi, chui vô rừng, hoặc giả điên giả dại, là để tránh sự sát hại của kẻ mưu lược kia. Vì điều mà một kẻ mưu lược sợ hãi nhất, là có những nhà tư tưởng phản đối, vạch trần mưu đồ đen tối của họ.

Kẻ mưu lược thường có quyền lực sinh sát trong tay, nên thường dựa vào cái tư thế đó, để sai khiến và đàn áp người khác. Nhà tư tưởng thì có quyền năng tư tưởng trong đầu, và họ chỉ sống rồi hành động theo cái tâm thế của mình mà thôi.

Đó chính là kinh nghiệm và trãi nghiệm…Nếu ai có nhiều kinh nghiệm ứng xử tốt trong đời sống, thì đó là người văn minh, còn nếu ai có nhiều trãi nghiệm đẹp trong tâm hồn, thì đó là người có hăn hóa!

* Chuyện kể rằng, xưa có một kẻ mưu lược hùng mạnh thích làm thơ. Hắn bèn kêu một nhà tư tưởng đến xem và nhận xét về thơ của mình. Nhà tư tưởng xem xong lắc đầu và phán rằng: Tệ, quá tệ. Thế là hắn nổi giận đùng đùng tống giam ông ta vào ngục. Ít lâu sau thì nhà tư tưởng kia cũng được thả ra, để tiếp tục bình phẩm về thơ văn của hắn. Lần này ông ta xem xong thì nói: Thôi, cho tôi xin được tiếp tục vô tù...hi hi!

 

Không phải là con người chân chính, con người trí tuệ ham học và sáng suốt, thì làm sao chạm tới chân lý được.?

Không phải là con người dũng cảm, con người anh hùng, con người chân thật thì làm sao giải thoát khỏi khổ đau được?

Không phải con người đạo đức, con người từ bi, con người có một một tình yêu lớn thì làm sao thành đạo được?

 

Khi tôi chưa giác ngộ, thì tôi chỉ có duy nhất một ý muốn là được chết vì quá tuyệt vọng. Khi tôi đã giác ngộ rồi, thì tôi cũng chỉ có một ước mơ duy nhất là được chết cho chúng sanh được sống an vui hạnh phúc.

 

Trong tâm lý tôi không còn một góc khuất tối tăm khó hiểu nào nữa, tất cả đã được chiếu rọi tràn đầy ánh sáng. Đó là một sự thật khó tin, nhưng là một sự thật không thể khác…

 

 

 

HAI CĂN BỆNH CỦA NGƯỜI TU
Có hai căn bệnh đáng sợ của người đi tu, mà khi mắc phải bạn sẽ chẳng bao giờ giác ngộ giải thoát cho chính trong cuộc đời hiện tại này được.
Thứ nhất: Là những người giỏi học tập Phật pháp bằng cái trí thế gian quá nhiều. Là người học Phật coi trọng bằng cấp để tiến thân chẳng khác gì trong cuộc đời thế tục vậy. Họ là người chỉ khám phá Phật pháp bằng ý thức (lý tính).Vì thế cái học của họ là cái học chỉ biết ở cái ngọn, cái danh nghĩa của Phật pháp mà thôi. Họ là những người chấp vào kinh điển sách vở kiến thức Phật học. Thay vì dùng kinh điển Phật học để soi chiếu vào nội tâm mình, để tìm kiếm chính mình, thì đằng này họ lại dùng nó để tranh cải với những người khác một cách sôi nổi gây gắt. Họ thuyết giảng và viết sách về Phất giáo rất nhiều, nhưng càng viết, càng nói thì càng phân tích xa rời chánh pháp mà thôi. Vì họ chỉ biết chánh pháp thông qua con đường ngôn ngữ mà không bằng tu chứng giác ngộ. Nên cái biết của họ là cái biết của hàng Thanh Văn. Họ luôn có thành kiến với những người giác ngộ, chứng đắc thật sự gần như là sợ hãi…Họ tra cứu và tìm đủ mọi cách để phủ nhận những hiểu biết chân xác của những người này. Nếu họ có quyền lực trong giáo hội, thì họ sẳn sàng vùi dập những người giác ngộ này, cho dù người đó đã chạm tới chân lý. Vì những người giác ngộ là người học tập chính cái bản tâm của mình, là cái học quay về cái gốc của Phật pháp, nó đơn giản chính xác với sự thật, đó là một thứ chân ngôn sống động chứ không phải là những thứ ngôn ngữ sách vở giáo điều như cách mà người kia đã học.
Tóm lại, người mắc vào căn bệnh thứ nhất này là những người hay chấp vào sách vở kinh điển lý thuyết, giáo điều tín điều, được gọi là chấp pháp. Bởi vì chính giáo pháp của Phật cũng là cái sở tri chướng trên con đường đi tìm Phật đó. Họ là những người suốt đời vác thuyền trên lưng mà đi…
Thứ hai: Là những người đi tu theo Phật, nhưng có những vấn đề đau khổ trong tâm lý mình mà không tự lực giải quyết được. Họ đi tu là để nương tựa vào Phật pháp, để tìm niềm an ủi, cũng như để xoa dịu khổ đau…Nhưng họ quá yếu đuối cho nên hay mơ mộng. Ý chí của họ không đủ mạnh hơn những huyền giải sáng tạo của Đức Phật…như là những giải thích về các phép màu biến hóa có ghi chép trong kinh. Nếu bạn hiểu lầm những điều đó, thì bạn sẽ trở thành những người mê tín dị đoan trong một tôn giáo không lành mạnh rồi. Họ luôn mơ mộng, và luôn sống trong một vùng mịt mù sương khói, của những điều phù phiếm không thật để tự thỏa mãn mình. Vì Phật ở trong tâm của mỗi con người chứ chẳng ở đâu khác, những cái bên ngoài chỉ là những biểu tượng tín ngưỡng thờ phụng của tôn giáo mà thôi. Con người loại này là vướng mắc vào siêu hình, họ có năng khiếu về nghệ thuật, nhưng tu hành thì rất khó.
Những người mang căn bệnh ảo giác này, thường rao truyền tôn giáo một cách mù quáng sai sự thật, nếu nặng hơn thì sẽ là cuồng tín, mê tín…cái đó gọi là tu si mê. Họ luôn nghĩ về Đức Phật như là một cái gì to lớn vĩ đại lắm không có ở đời sống này, họ không thể tin được lại có người giác ngộ chứng đắc thành Phật, Vì câu chuyện về Đức Phật mà họ được biết luôn là một câu chuyện thần tiên không bao giờ có thật trên trần gian này. Họ không thể nào hiểu nổi những câu nói lưu xuất từ chân tâm của những người chứng đắc, vì đó là những câu nói quá đơn giản, bình thường không bóng bảy màu mè như họ vẫn yêu thích, những người này thì được là chấp ngã.
Còn người nào có lòng ham muốn tu hành thật sự thì luôn sáng suốt và dũng cảm phi thường. Nhưng người này nếu gặp được những người giác ngộ thì họ sẽ sanh tâm vui mừng và tin tưởng ngay khỏi phải nói nhiều. Đó là những người thượng căn, họ có cái nhu cầu cần giải thoát khỏi khổ đau của tinh thần. Nhưng rất tiếc những người đi tu loại này ngày nay rất hiếm và gần như là không có. Bởi vì ngày nay là thời mặc pháp mà.
Hà Hùng 10/9/2012

 

Đi tu là nhận thức sự chuyễn hóa thân tâm của chính mình, sao cho lúc nào, bao giờ, mình cũng thích hợp với những biến đổi của ngoại cảnh, của dòng đời. Bởi vì đa số người ta không hiểu được cái này, và luôn gây đối kháng với những thay đổi không theo ý mình, từ đó rồi ức chế và sinh ra đau khổ. Đó là cái đau khổ nhỏ nhất trong muôn vàn cái đau khổ của kiếp người. Tu trước tiên là phải biết chấp nhận tất cả thì mới dễ tu…Đơn giản thế thôi. Vì hạnh phúc là hạn chế ham muốn hơn là thỏa mãn nó. Ở đời sống thế tục người ta quan niệm rằng được thỏa mãn ngũ dục là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc đó là hạnh phúc ngắn ngũi, không phải là cái hạnh phúc mà người đi tu tìm kiếm.

 

Đi tu thì phải tự lực là chính thì mới liễu thoát sanh tử được. Hay chí ít thì cũng phải đạt tới cái gọi là Tịnh Độ hiện tiền, hiện đời giải thoát, được chút nào hay chút náy. Vì vậy hãy tu và chứng ngộ ngay chính đời này, chứ đừng tin và cầu mong gì cả. Tất cả là ở chính mình. Đó chính là phép màu đưa bạn từ một con người bình thường bay lên trời cao. Nếu bạn niệm Phật và tưởng rằng là dễ, nhưng cũng phải do mình tự lực hết. Bạn phải cố gắng hết mình mới dập tắc được tạp niệm thì tâm mới thanh tịnh được. Bạn phải tự mình vén mây, để Đức Phật A Mi Đa nhìn thấy bạn, và đến tiếp dẫn bạn lên thế giới cực lạc chứ?.

 

Đạo Phật là trí tuệ và tình thương. Mà hai cái đó luôn bị hai cái quyền lợi vật chất và quyền lợi tinh thần che lấp. Đó chính là danh và lợi vậy.

Đi tu, tín nguyện hạnh song chưa đủ, mà phải luôn tỉnh giác. Vì nếu tín tâm của bạn quá lớn mà không tỉnh giác, sáng suốt thì dễ thành si mê cuồng tín. Bạn phải sáng suốt và dũng cảm, từ bỏ tất cả mọi quyền lợi tinh thần và vật chất của mình đi, thì tự khắc bạn sẽ có trí tuệ và tình thương thôi.

 

Làm người vinh quang nhất là chiến đấu và chiến thắng chính mình, để có được một trí tuệ minh triết, toàn giác, chánh biến tri để biết hết mọi việc trên đời. Nhưng quan trọng nhất là bạn đã thoát khỏi cái khối khổ đau lồng lộng của kiếp người.

Bình thường người đời thường cho rằng đạt được mọi thứ như ý muốn trong đời sống thì là hạnh phúc…Nhưng họ không biết rằng đó là những cái hư ảo vô thường, luôn biến đổi. Đó chính là những pháp hữu vi dính chặc trong đầu óc của bạn, nó chính là nghiệp chướng. Những cái đó không thể nào ở mãi trong tay bạn được, mà nó sẽ vụt đi thôi…Bạn phải làm sao chống lại tất cả những ham muốn đó bằng một tấm lòng chân thành, thì bạn sẽ được thượng đế bù đắp ngay. Cái đó mới gọi là thực sự biết tu. Là cuộc chiến đấu và chiến thắng vinh quang nhất của con người.

 

Đức Phật Thích Ca nói: “Lời nói của bậc Duyên Giác thì hàng Thanh văn không thể nào hiểu được.” Vì sao? Vì Thanh Văn là những người tu học chứ không phải là những người tu chứng. Họ là những người học rất giỏi tam tạng kinh điển Phật pháp bằng lý trí, chứ không phải là những người giác ngộ chứng đắc Phật tánh trong nội tâm mình. Những người này là những người có nhiều bằng cấp tiến sỹ Phật học cao, là những người có địa vi danh vọng trong giáo hội. Nhưng cái hiểu biết của họ, chỉ là cái biết danh nghĩa, có nghĩa là chỉ biết được phần nào hay phần náy, trong cái biển học vô cùng của Phật pháp thôi. Vì họ nắm đằng ngọn, nên bao giờ họ cũng thấy Phật pháp là quá nhiều. Họ luôn phân tích Phật pháp ra nhiều hơn, có khi là vô ích như là người ta phân tích tâm lý vậy. Họ là những người chỉ biết ngón tay chỉ trăng của Phật, chứ không nhìn thấy trăng, họ dựa vào giáo pháp như những tha lực để nương tựa, chứ không tự mình bơi qua biển lớn ngay tại đời này được. Những hiểu biết của họ chính là “sở tri chướng” ngăn cản họ hiểu được những gì hàng Duyên Giác nói.

Còn hàng Duyên Giác thì sao? Hàng Duyên Giác là những người căn bản cũng là Thanh Văn thôi, nhưng căn cơ của họ cao hơn, và họ là người biết dùng giáo pháp của Phật để soi rọi tâm mình. Họ là những người tu chứng đắc, giải thoát, hết khổ ngay trong đời hiện tại này. Lời họ nói là sự hiểu biết đã thẩm thấu, trãi nghiệm tinh thần chứng đắc của chính họ, chứ không câu nệ vào câu chử của giáo pháp, mặc dù họ rất hiểu kinh điển giáo pháp hơn cả hàng Thanh Văn. Lời nói của những người này không thế bắt chước và tìm đâu ra trên đời này cả. Vì nó chính xác với cả hai mặt âm dương của vấn đề. Nó luôn đúng với những nguyên tắc cảm ứng của tâm lý con người. Nếu bạn không vận động tinh thần đi sâu vào khám phá nội tâm mình, thì bạn sẽ không đồng cảm, và sẽ không hiểu được. Vì nó không giống như những văn bản trong sách vở kinh điển kia. Do đó hàng Thanh Văn không hiểu được những lời họ nói.

Bậc Duyên Giác là người gặp duyên thì giác ngộ, Họ chỉ xem ngón tay chỉ trăng của Phật là phương tiện để đi đến chân tâm của mình. Họ qua sông thì bỏ thuyền, nên không phải dính mắc nhiều vào giáo pháp như hàng Thanh Văn. Vì Duyên Giác chính là cái biết đi về gốc của vạn pháp. Nhưng Thanh Văn hay Duyên Giác thì cũng đều là hàng con của Phật cả…Do đó cũng chẳng có gì khác nhau nhiều.

 

 

 

NHỮNG CON ĐƯỜNG TRONG HỘI HỌA

Bằng cái nhìn trung đạo, bạn có thể tìm ra những con đường đi trong hội họa như sau: Nếu bạn xác định được hai trường phái hội họa bất kỳ, rồi bạn hãy vẽ riêng cho mình một kiểu, mà nó nằm giữa hai trường phái đó, thì đó là cách vẽ riêng của bạn rồi. Đó chính là cái mới. Nhưng bạn nên nhớ rằng, bạn phải có căn bản của việc vẽ hiện thực, và từng chép tranh hay vẽ nghiên cứu về các trường phái đó rồi, thì bạn mới làm được..

Ta nhận thấy rằng: Bắt đầu từ hiện thực, rồi đến ấn tượng, và sau đó là trừu tượng. Hoặc. Bắt đầu từ hiện thực rồi đến biểu hiện, kế đó là siêu thực và cuối cùng là trừu tượng. Hoặc. Bắt đầu là hiện thực, rồi đến lập thể và cuối cùng là trừu tượng. vv

Vậy, tất cả những liệt kê các trường phái hội họa trên đây, tuy khác nhau nhưng nó cùng nằm trên “một dòng” mà thôi, nhưng do người ta vẽ nghiên cứu mãi mà nó biến đổi thành ra các giai đoạn khác nhau, được gọi là các trường phái. Và các dòng tranh này đều bắt đầu bằng hiện thực cả. Nếu bạn nắm được cách vẽ cả một dòng này rồi, và bạn hãy tìm cách xen vào giữa các trường phái đó, thì bạn sẽ tìm ra được một cái mới. Ngoài ra, khi bạn đã tìm ra các “mối nối” giữa các trường phái đó rồi, thì bạn cũng có thể dùng hai ba trường phái lắp ráp lại với nhau, thì nó cũng cho ra một cái mới. Ví dụ như bạn vẽ biểu hiện trên một không gian và đồ vật hiện thực, thì sẽ tạo ra những loài quái vật gì đó xuất hiện trong hiện thực chẳng hạn…Bạn hãy tấn công vào các “mối nối” đó, thì sẽ có chổ cho bạn vẽ thôi.

Ngoài ra, bạn hãy dùng hai chiêu thức khác nhau, ngược chiều nhau mà kết hợp lại được, thì nó cũng sẽ tạo ra một cách vẽ mới cho bạn vậy. Ví dụ: Bạn vẽ hiện thực trên mãng dẹt, có nghĩa là bạn sẽ “tả chất” trên mảng dẹt, điều đó cho phép bạn thay đổi không gian trong cách vẽ này. Hoặc vẽ trang trí trên không gian cong (hiện thực) chẳng hạn. Hoặc bạn vẽ hiện thực với trừu tượng và siêu thực, thì cũng ra một loại tranh khác với cái đã có rồi…vì bây giờ là thời kỳ đã hết đường rồi, người đi trước đã xí hết những chổ đứng ngon lành cho nên chúng ta không thể vẽ lại như họ được…Vã lại, tư duy thời đại này đã phải đi tới chổ “tổng hợp”, cho nên vẽ như vậy mới mong tìm ra đường mà đi. Còn như nếu bạn muốn phân tích ra nữa thì sẽ đi đến bế tắc, và nó sẽ làm bạn không thể vẽ được nữa.

Vậy khi muốn thay đổi về mặt tạo hình, thì ta phải khai phá về mặt không gian…Nhưng tôi đã vẽ tới chổ đó rồi vẫn không thõa mãn thì sao? Cái đòi hỏi lúc này là cái đẹp?  Vậy muốn thay đổi về cái đẹp, thì ta phải thay đổi về cái “gu” thẫm mỹ, là cái nền tảng văn hóa mỹ học của bạn đó. Nếu bạn thay đổi được cái này nữa thì mới gọi là mới. Vì nó là một loại “thẩm mỹ mới”.

Nếu bạn đi được tới đây rồi thì đã ổn, Nhưng thông thường một bức tranh kiểu nào nó cũng phải gồm hai phần, Phần ngôn ngữ tạo hình, và phần đề tài, thông điệp, nội dung. Vậy khám phá thay đổi trong hội họa là làm cái gì? Là khám phá thay đổi về mặt “ ảnh tượng thị giác” mà thôi…Nó gồm có bố cục, không gian, hình mảng, màu sắc, đường nét, đậm nhạt, nhịp điệu vv… Chứ phần đề tài, nội dung chỉ là cái cớ mà thôi. Vì nó là phần “ngôn ngữ văn học” để gọi tên các sự vật trong tranh. Tranh trừu tượng là nó bỏ đi hẳn cái “ ngôn ngữ văn học” này, mà nó chỉ có phần tạo hình mà thôi. Nó giao tiếp trực tiếp với tâm thức của con người. Vì thế tranh trừu tượng mà không đạt được cái này là thua, và không có cái gì bù đắp được cả.

Nhưng tại sao vấn đề các trường phái có vẻ bế tắc quá, vẽ kiểu nào cũng chả thấy gì mới.? Điều đó nó nằm ở mặt tư tưởng của thời đại kìa. Có nghĩa là, thời đại này triết học đã chết, lý tưởng đã cùng đường, và đã lộ ra những cái ảo tưởng chết người. Người ta phân tích mãi tới bây giờ thì đã bế tắc, mà chính các loại triết học phương tây nó làm ra các hệ tư tưởng, là các trường phái hội họa này.Vậy cái gốc tư tưởng của thời đại đã bế tắc, thì thử hỏi làm sao anh làm cái gì mới tiếp được nữa. Do đó nó sẽ nảy sinh ra hai con đường:

1. Ở phương tây, là sự nổi loạn tạo ra một nền văn hóa mới, gọi là “hậu hiện đại”. Phái này chủ trương là đập phá đảo lộn tất cả ...như là ĐaĐa vậy. Nó phủ nhận cái hệ tư tưởng chính thống, và các hệ ý thức hiện đai xoay quanh nó.

2. Ở phương đông, nếu người ta mà bế tắc cái bên ngoài, thì người ta sẽ khai phá vào bên trong. Có nghĩa là nghiêng về mặt nội dung hơn là hình thức, là gần với chân lý hơn. Cho nên nghệ sỹ phương đông mới có câu nói: “Không có cái nghệ thuật lạc hậu, mà chỉ có cái nghệ thuật đua đòi, thời trang và lai căng mà thôi”. Điều này là chính xác.

Tóm lại: Những cái đã kể trên đây chỉ là cái hình thức của nghệ thuật mà thôi. Nó chỉ chiếm 40% trong nghệ thuật, mà chủ yếu là cái tinh thần bên trong kìa. Nó là cái tâm cảm riêng của mỗi người, nên cũng khó nói lắm!

* Những người quá lý tưởng về nghệ thuật được gọi là chân chính, họ luôn bị một sai lầm chết người, là bạn không quan tâm đến đề tài, nội dung, thông điệp của tác phẩm, mà bạn chỉ lo khai phá vào cái tạo hình mà thôi. Điều đó dẫn đến chổ thất bại là, vì người mua tranh, hay chấm giải, thì người ta chỉ dựa vào cái đề tài nội dung để “hiểu” nó. Riêng tôi sau 2o năm suy nghĩ và vẽ thì mới hiểu hết được thế này, và tôi quyết định chọn cách vẽ giữa ấn tượng và trừu tượng, với những đề tài là phong cảnh.

Bài viết trên đây là kết quả của việc thực hành mà có, và tôi tin rằng nếu nó là lý thuyết, thì khi áp dụng vào thực hành thì nó sẽ rất chính xác. Vì những điều này không phải là những cơn mê sảng của những bộ óc bị sự logich của ngôn ngữ lý thuyết đánh lừa, như kiểu triết học Marx – Lênin mà chúng ta đã biết.

 

Điều kiện đầu tiên để khai mở trí huệ là phải biết chấp nhận tất cả. Vì thông thường con người luôn luôn đối kháng với hoàn cảnh sống, để bảo vệ cái tôi của mình. Vì thực tại là vô thường, nên chúng ta không thể chống lại nó được. Người ta luôn nghĩ rằng hoàn cảnh xảy ra với mình thật là “vô lý” quá, và họ luôn tìm cách vượt qua nó bằng các phương tiện bên ngoài. Nhưng khi bạn đã sống trong một hoàn cảnh mới rồi thì bạn vẫn không bằng lòng. Do đó bạn mới bị khổ. Nếu bạn không bỏ nơi này để đi nơi khác nữa, thì bạn hãy cố gắng “thấu hiểu” cái hoàn cảnh vô lý đó đi. Nếu bạn làm được điều này, tức thì trí huệ của bạn sẽ khai mở thôi. Cái đó được gọi là thiền.

 

Không phải làm việc này hay việc kia nữa, mà bạn hãy làm việc nào phù hợp với bạn nhất, để cống hiến cho đời nhiều nhất, thì bạn sẽ không phải ân hận gì khi mình đã sống trong cuộc đời quá ngắn ngũi này.

 

Hà Hùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này