Chùa Trăm Gian: “... ai nắm kẻ trọc đầu!” - Phật Giáo Việt Nam
17:23 +07 Thứ hai, 20/05/2024

Chùa Trăm Gian: “... ai nắm kẻ trọc đầu!”

Thứ năm - 06/09/2012 16:18
(HDPT) - Trong những ngày qua dư luận đều hướng về việc chùa Trăm Gian được làm từ thời Lý (xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội) bị làm mới để nghe ngóng, xem và đọc những diễn biến mới nhất về cái gọi là “thảm họa trùng tu”.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Một bạn đọc đã gửi những bức xúc đến kienthuc.net.vn về cách ứng xử của nhà chùa và cơ quan quản lý đối với vụ việc “phá di tích” làm chấn động dư luận thời gian vừa qua

 

 

Gác khánh đang được làm mới hoàn toàn của chùa Trăm Gian (ảnh Tiến Dũng)
Gác khánh đang được làm mới hoàn toàn của chùa Trăm Gian (ảnh Tiến Dũng)
 
 
Dù chỉ nghe, xem, đọc trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng ai đã đọc, xem, nghe, nhìn… rồi chứ chưa mục sở thị đều thở dài hoặc chép miệng tiếc rẻ khi một di tích cổ kính như thế đang chịu đau đớn trong cuộc “đại trùng tu”.
 
Sau nhiều lần họp bàn,xem xét giải quyết, đến cuộc họp “Bàn thực hiện thông báo kết luận về tình hình chùa Trăm Gian của Chủ tịch UBND TP Hà Nội” có sự tham dự của Bí thư huyện ủy Chương Mỹ, Chủ tịch huyện Chương Mỹ, Trưởng ban Quản lý di tích chùa Trăm Gian... sư trụ trì chùa Thích Đàm Khoa đã nhận tất cả trách nhiệm trong sự việc vi phạm vừa qua tại di tích lịch sử cấp quốc gia này.
 
Sự việc đến đây có lẽ đã đến hồi kết khi sư trụ trì đã dũng cảm thừa nhận trách nhiệm của mình là “tại tôi tất, tại lời kêu cứu của tôi suốt 4 năm trời không được đáp ứng nên tôi cũng đành liều”. 
 
Ôi quả thật “Du du bỉ thương hề thùy tạo nhân - xanh kia thăm thẳm tầng trên, vì ai gây dựng cho nên nỗi này”. Rõ ràng chúng ta thấy “của đau con xót”, sư trụ trì đã kêu cứu, đã đệ đơn lên các cấp có thẩm quyền để xem xét, giải quyết trong thời gian không phải là ngắn - 4 năm trời. 
 
Vậy thì trong khoảng thời gian 4 năm ròng rã đó nhiệm vụ của các cấp có thẩm quyền trong việc bảo toàn, quản lý các di tích lịch sử nằm ở chỗ nào? Hay là những lời kêu cứu từ Sư trụ trì chùa Trăm Gian chỉ nằm im trên bàn làm việc và phủ dầy một lớp bụi của sự lãng quyên, vô trách nhiệm?
 
Sở dĩ có chuyện đập cũ xây mới cũng là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân lớn nhất là thời gian. Thời gian khắc nghiệt, yếu tố môi trường hóa đã bào mòn di tích chùa Trăm Gian và khiến nó xuống cấp. 
 
Là một người được giao trách nhiệm gánh vác ngôi cổ tự chắc hẳn Sư trụ trì chùa Trăm Gian đã nhiều bữa cơm ăn không biết ngon, nhiều đêm ngủ không thể đủ giấc khi mà ngôi chùa càng ngày càng xuống cấp trong khi đó lời kêu cầu của mình chỉ như một dậu chấm lặng giữa thinh không. 
 
Dù đã gửi lời kêu cứu về việc xuống cấp của chùa suốt 4 năm nhưng đơn vị quản lý không hồi âm vì thế sư trụ trì chùa Trăm Gian mới liều dỡ, hạ nhà Tổ, gác Khánh (ảnh Tiến Dũng)
Dù đã gửi lời kêu cứu về việc xuống cấp của chùa suốt 4 năm nhưng đơn vị quản lý không hồi âm vì thế sư trụ trì chùa Trăm Gian mới liều dỡ, hạ nhà Tổ, gác Khánh (ảnh Tiến Dũng)
 
 
“Con kêu khóc mà mẹ chẳng cho bú”, lời kêu cứu của Sư trụ trì chùa Trăm Gian suốt 4 năm trời không được đáp ứng nên "một liều ba bẩy cũng liều" dẫn đến hành vi tự động tháo dỡ, hạ giải nhà Tổ, gác Khánh.
 
Nói như một vị lãnh đạo thì sở dĩ di tích bị tháo dỡ, phá đi xây mới là do Sư trụ trì nhận thức yếu và thiếu. Thế nhưng, ở đây chúng ta cần thấy một vấn đề rằng chùa Trăm Gian là một chùa lớn mang tính quốc gia mà đã mang tính quốc gia thì trên một bình diện vĩ mô trách nhiệm nhận thức với ngôi chùa Trăm Gian; cái nó đang là, đang có, đang hiện hữu không phải thuộc về cá nhân sư Đàm Khoa?
 
Không biết khi nghe những lời thừa nhận trách nhiệm “tại tôi tất” này từ Sư trụ trì chùa Trăm Gian, phía các cơ quan hữu trách, các nhà quản lý có đặng lòng trắc ẩn? Khi người xưa đã từng nói “nắm người có tóc chứ ai nắm kẻ trọc đầu”
 

Linh Thuần 

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này