MỐI QUAN HỆ GIỮA CƯ SĨ TRÍ THỨC VÀ PHẬT GIÁO - Phật Giáo Việt Nam
19:07 +07 Thứ tư, 24/04/2024

MỐI QUAN HỆ GIỮA CƯ SĨ TRÍ THỨC VÀ PHẬT GIÁO

Thứ bảy - 26/10/2019 08:55
MỐI QUAN HỆ GIỮA CƯ SĨ TRÍ THỨC VÀ PHẬT GIÁO

MỐI QUAN HỆ GIỮA CƯ SĨ TRÍ THỨC VÀ PHẬT GIÁO

(HDPT) -
 
  1. Dẫn Nhập

Đức Phật lịch sử của chúng ta không đồng ý với nhiều lời dạy của Bà La Môn, Kỳ Na giáo, và những người khác tôn giáo trong thời của Ngài. Tuy nhiên, Đức Thế Tôn đã dạy các môn đệ của mình tôn trọng giáo sĩ và tín đồ của các tôn giáo khác.

Mặc dù giáo lý của nhiều tôn giáo rất khác nhau và thường đối lập với nhau, nhiều người trong chúng ta coi tất cả các tôn giáo là những giao diện khác nhau (có thể) cùng một thực tế. Vấn đề là mọi người nhầm giao diện với thực tế. Như chúng ta nói trong Thiền, bàn tay chỉ mặt trăng không phải là mặt trăng. Đôi khi ngay cả niềm tin của “Đấng sáng tạo” cũng có thể trở thành một Upaya , một phương tiện khéo léo để nhận ra sự khôn ngoan. Nhiều học thuyết khác với giáo lý Phật giáo có thể hoạt động như phương tiện để khám phá tâm linh và suy tư nội tâm. Đây là một lý do khác tại sao Phật tử không nhất thiết phải đau khổ bởi giáo lý của các tôn giáo khác.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 phát biểu rằng: “Tuy nhiên, nếu bạn chấp nhận Phật giáo là tôn giáo của mình, bạn vẫn phải duy trì sự đánh giá cao đối với các truyền thống tôn giáo lớn khác. Ngay cả khi họ không còn làm việc cho bạn nữa, hàng triệu người khác đã nhận được lợi ích to lớn từ họ trong quá khứ và tiếp tục làm như vậy. Do đó, điều quan trọng là bạn phải tôn trọng họ[1] “Vì vậy, trong hầu hết các tự viện của Phật giáo sự thay đổi tôn giáo hay khuyến khích người khác theo tôn giáo mình là không được khuyến khích. “Proselytizing” được định nghĩa bởi các từ điển là cố gắng chuyển đổi một người từ tôn giáo hoặc tín ngưỡng này sang tôn giáo khác, hoặc lập luận rằng vai trò tôn giáo của bạn là duy nhất đúng[2]

  1. Một số vấn đề khi chọn lựa thành phần cộng tác

Luật tạng “Pali Vinaya-pitaka”, bộ quy tắc cho các bộ phái Phật giáo, cấm các tu sĩ nam nữ thuyết giáo cho những người có vẻ không quan tâm hoặc thiếu tôn trọng. Điều đó cũng đồng nghĩa với các quy tắc trong luật tạng nhằm không cho phép hàng tăng sĩ nói pháp cho những người ngồi trên xe, hoặc đi bộ hoặc đang ngồi trong khi tu sĩ đang đứng. và quan trọng nhất, hàng cư sĩ lỗi lạc tri thức, đã từng có vai trò quan trọng, có cống hiến hàng đầu đối với Phật giáo Việt Nam trong quá khứ đều là Phật tử, đã thọ trì Tam quy, Ngũ giới kính tin Tam bảo, làm Phật sự không biết mệt mỏi, kính trọng Tăng bảo, và tôn làm Thầy, như cụ Mai Thọ Truyền quy y với Hòa thượng Thích Hành Trụ, được đặt pháp danh là Chánh Trí.  Bác sĩ Lê Đình Thám đã thành kính xin quy y với Hòa thượng Giác Tiên, được Hòa thượng ban cho pháp danh là Tâm Minh. Cụ Đoàn Trung Còn, pháp danh Hồng Tại, là huynh đệ với các Ngài Hồng Tín, Ngài Hồng Ảnh, cống hiến nhiệt thành qua nhiều tác phẩm nghiên cứu kinh điển như: Tứ thư ngũ kinh; Từ điển Phật học Việt Pháp Hán Phạn; Đạo lý, văn minh, triết học, lịch sử, pháp giáo, Tăng Đồ nhà Phật;…[3]

 Từ chư trí giả cư sĩ này, cuộc đời của các vị gắn bó mật thiết với Phật giáo và hết mình phụng sự Chánh pháp… Đó là những tấm gương mẫu mực mà chư tôn đức Trưởng lão chọn lựa mẫu hình cư sĩ trí thức dấn thân phụng sự Phật pháp, như trong kinh Pháp Cú 6, phẩm Hiền Trí, câu 76:“Nếu thấy bậc hiền trí, Chỉ lỗi và khiển trách, Như chỉ chỗ chôn vàngHãy thân cận người trí! Thân cận người như vậy, Chỉ tốt hơn, không xấu.”

Chúng ta rất thận trọng khi thân kẻ trí, tức là người Trí nhưng là “Hiền Trí”, chứ không phải dùng trí thế gian, “thế trí biện thông” để biện giải trong vòng luẩn quẩn, sanh tử luân hồi này, trong kinh Pháp Hoa, Phẩm An Lạc Hạnh, “Thế nào gọi là chỗ “thân cận” của đại Bồ Tát? Vị đại Bồ Tát chẳng gần gũi Quốc vương, Vương tử, Đại thần, Quan trưởng, chẳng gần gũi các ngoại-đạo, phạm-chí, ni kiền tử,… và chẳng gần những kẻ viết sách thế tục ca ngâm; sách ngoại đạo cùng với phái “Lộ-già-da-đà”, phái “Nghịch-lộ-già-da-đà”, bày các cuộc chơi biến hiện.” Đây là chỗ gần gũi, nghĩa là phải gần gũi người nào, và không nên gần gũi người nào, thì đây không nên gần gũi chư vị vương giả, đại thần, quan trưởng… Không gần gũi ngoại đạo, Phạm chí, Ni-kiền-tử là những người thuộc về tà kiến, mình gần gũi đó nó làm chướng ngại chánh tri kiến của mình khi mình còn sức yếu. Không gần gũi hạng ngoại đạo “Lộ già da đà” là thuận thế ngoại đạo. Còn nghịch Lộ-già-da-đà là nghịch thế. Đó là lời của chư Phật, chư Tổ dạy cách ngăn ngừa những thị phi dính vào trong hạng quyền thế, danh lợi. Có khi gần gũi đó sẽ gặp những duyên chướng ngăn thánh đạo cho các bậc hành giả. 

Nên chăng các bộ phận, cơ quan nghiên cứu hay giảng dạy trong Phật giáo, phải chọn lọc rõ ràng các bậc trí giả, nhà giáo phải là những vị hiền giả tín tâm, đạo đức đã phát tâm quy y Tam bảo, thọ trì giới Phật, họ sẽ có cách nhìn, cách giảng dạy chuẩn mực đối với chư Tăng Ni, và nghiên cứu giáo lý Phật, lịch sử Phật trong chánh tuệ, chánh tư duy, khi đó các giá trị giảng dạy, nghiên cứu sẽ là chánh tri, chánh kiến để định hướng các giới học thuật, học giả không bị lệch lạc như hiện nay.

Trong quá khứ, vua Lê Hy Tông thấy ăn năn khi có những nhận định sai lầm về Phật giáo, Vua đã mời Thiền sư Tông Diễn vào cung và đích thân sám hối. Để thể hiện lòng thành, vua cho người tạc bức tượng lớn mà trong đó có hình nhà vua lấy theo mẫu vua Hy Tông đang phủ phục dưới đất cõng trên lưng tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền trên đài sen và đặt tên đó là bức tượng “Vua sám hối”.

Bức tượng do vua Hy Tông sai tạc ngoài việc để sám hối với Đức Phật vì hành động “phá đạo” của mình, ông còn muốn tất cả mọi người hãy tự biết tu thân sửa mình để sống tốt hơn, nhất là những quan lại nắm chức, cầm quyền trong tay cũng phải xem lại chính mình. Sự ngự trị trong cõi này còn có một cõi ngự trị siêu hùng ưu việt hơn, đó là lực lượng của trí tuệ, một sự tự thân, của bản thể duy nhất.

Như vua Lê Hy Tông, người mang quyền lực tối cao trong một nhà nước đã biết nhận lỗi, sửa lỗi. Sự sám hối này không chỉ cho mình ông, mà còn để răn dạy bao thế hệ về sau nữa. Hiện tôn tượng đang được thờ tại chùa Hoè Nhai, phố Hàng Than, Hà Nội.

  1. Sự cống hiến phụng sự của Phật giáo

Những bậc thiền sư lỗi lạc như Thiền sư Khuông Việt, Thiền sư Vạn Hạnh nuôi dạy Lý Công Uẩn tại nhà chùa, sau lên ngôi chánh vương[4], dời đô từ Hoa Lư về đến đất Thăng Long[5] phát triển rực rỡ, được các minh vương chọn làm đất kinh đô đến nay, nhà Lý thịnh trị đến hơn 100 năm. Vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con sau khi đại thắng quân Mông Nguyên, tu hành thành Phật Hoàng Trần Nhân Tông, lại còn dùng các giá trị đạo đức nhà Phật để giáo hóa quần chúng làm thiện, đem lại bình an cho đất nước, chu du khắp chốn, mở rộng đất nước, cho đến Bồ tát Thích Quảng Đức và chư vị lịch đại Tổ sư Phật giáo Việt Nam đều nêu cao tinh thần “yêu nước, thương dân,tự cường bất khuất” của dân tộc. Phật giáo quả thật là chất liệu, hệ giá trị tư tưởng quan trọng trong việc thống nhất lòng dân và là kết tinh quý báu của các triều đại minh quân huy hoàng trong lịch sử dân tộc nhất là triều đại Lý Trần. 

Hiện tại, các bậc tiền bối đã bất khuất kiên cường, lãnh đạo tinh thần dân tộc cũng từ những giai cấp tri thức, giai cấp nông dân thuần hậu vì lý tưởng yêu nước, mến dân, đã thay đổi lý tưởng dân dã bình thường trở thành các bậc hiền đức bảo vệ bờ cõi vững bền, thịnh trị, muôn đời được con dân đất Việt tôn thờ. Hay ngay như các học giả tri thức, cũng từ một người bình thường, đến trường học, trải qua nhiều giai đoạn giáo dục mới trở thành những nhà giáo lỗi lạc phụng sự trong tầng lớp thượng tầng, định hướng tư tưởng xã hội, khi anh đã trở thành nhà giáo thì người ta không thể cư xử, hay đối với anh như ở vai trò bình thường lúc trước, mà tôn trọng tin tưởng anh, tuy vậy anh phải nên biết rõ ràng về vị trí và vai trò của mình. Cả một quá trình thay đổi từ lượng về chất, để anh có bước nhảy vọt đúng thời điểm vào vị trí đó, tất nhiên mọi người sẽ lắng nghe khi những thứ anh phát ngôn là chuẩn mực và định hướng xã hội phát triển bền vững, và sẽ có phản biện sâu sắc của xã hội nếu anh đi ngược lại những giá trị đạo đức và tổn thương các giai tầng xã hội, vốn là một chỉnh thể đoàn kết cùng phát triển.

Quan trọng hơn hết, nghiên cứu tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thấy Người: “Đã gạn lọc, kế thừa, cách mạng hóa những hạt nhân hợp lý trong triết lý đạo Phật, nhất là triết lý đề cao nếp sống đạo đức trong sáng, chủ trương bình đẳng, yêu thương đồng loại, chống điều ác. Người đã nâng nó lên thành ngọn lửa hun đúc cho truyền thống yêu nước, nhân ái của dân tộc, động viên khích lệ đồng bào theo đạo Phật đồng lòng xây dựng đất nước”[6], Hồ Chí Minh nói: “Đức Phật dạy tín đồ, con người thông hiểu, tu hành từ muôn vàn giáo lý, đặng kết đọng hướng tới sống theo đức hạnh cao nhất:“Hãy gấp làm điều thiện, ngăn tâm làm điều ác” và khẳng định: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là chuẩn mực đạo đức cao quý của con người; tứ đức ấy, đức nào cũng quý, cũng cần, như bốn mùa của trời, bốn phương của đất, thiếu một đức, thì không thành người. Hay Hồ Chí Minh khẳng định, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, là điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của cách mạng. “Dân” là chỉ mọi người con đất Việt, đều là con Rồng cháu Tiên, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, già hay trẻ..:“Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Người khuyên: “Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” và khẳng định: “Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”.[7] Vậy hiện nay lại có các nhà học giả nhân danh tri thức, lại đi có những phát ngôn, hành động đi ngược lại với các lời dạy cao cả của Bác, chia rẽ tính đoàn kết các tầng lớp của dân tộc. Trong khi đó, lúc học và dạy về những vấn đề học tập và làm việc theo tấm gương của Hồ Chí Minh thì họ làm như có vẻ rất thẩm thấu và am tường.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhận định tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019: Phật giáo là tôn giáo có lịch sử từ lâu đời, gắn bó sâu sắc với văn hóa truyền thống và đồng hành cùng dân tộc Việt Nam, với tấm gương sáng của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Từ hào quang của ngôi vương cao quý, niềm kiêu hãnh anh dũng chiến thắng ngoại xâm, Ngài đã đến với chân lý anh minh, từ bi, hỷ xả của giáo lý Phật giáo và hành đạo cứu giúp muôn dân. Nối tiếp truyền thống, trong nhiều năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không ngừng phát triển và lớn mạnh, thể hiện rõ ý chí hòa hợp, đoàn kết và thống nhất, khẳng định ví trí, vai trò, góp phần xây dựng đất nước.  Nhiều học giả xem Ðức Phật là một nhà cải cách xã hội vì Ngài đã lên án hệ thống giai cấp và công nhận quyền bình đẳng của con người. Từ đó, các giá trị về bình đẳng , lòng từ bi, giá trị đạo đức của Đức Phật hiện là di sản của nhân loại, và Đức Phật được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là nhà văn hóa lớn của nhân loại của hơn 25 thế kỷ qua, do đó các học giả khi quan sát hiện tượng xã hội để cùng tham gia phản biện thì phải nhìn lại những giá trị cao đẹp mà Phật giáo đã và đang góp phần đóp góp cho xã hội, chứ không nên đưa ra các phát ngôn gây sốc, gây chú ý, đánh bóng tên tuổi bằng những lời nói khiếm nhã, không phù hợp chuẩn mực, gây hoang man dư luận.

  1. Thận trọng khi dùng trí thức để nhận định các hiện tượng xã hội

Từ thời Đức Phật, Tăng đoàn đã đi từ nơi này đến nơi khác để làm cho giáo lý của Đức Phật có sẵn cho tất cả những ai tìm kiếm nó. Điều mà chúng ta – hầu hết chúng ta, không làm là cố gắng chuyển đổi mọi người từ các tôn giáo khác và chúng ta không cố gắng “phổ biến” Phật giáo cho những người không quan tâm, và không đủ nhận thức để tiếp nhận và phổ quát đến khắp tất cả đang cần tìm kiếm một niềm tin thông tuệ, hiền triết, từ bi. 

Một văn bản trong Pali Sutta-pitaka được gọi là Ayacana Sutta (Samyutta Nikaya 6) cho chúng ta biết rằng chính Đức Phật đã miễn cưỡng giảng dạy sau khi giác ngộ, mặc dù sau đó Ngài cũng chọn dạy.

“Pháp này sâu sắc, khó nhìn, khó nhận ra, hòa bình, tinh tế, vượt ra ngoài phạm vi phỏng đoán, tinh tế, có thể tiếp cận ngay cả với người khôn ngoan chỉ qua kinh nghiệm”, Ngài nói với chính mình. Và Ngài nhận ra mọi người sẽ không hiểu được giáo pháp; để “nhìn thấy” sự khôn ngoan của pháp, người ta phải thực hành và tự mình trải nghiệm sự phân biệt, thông tuệ có thực hành.

Nói cách khác, thuyết giảng pháp không chỉ là vấn đề trao cho mọi người một danh sách các giáo lý để tin mà để chiêm nghiệm, thực hành. Đó là thiết lập mọi người trên con đường thực hiện chánh pháp lợi lạc, hạnh phúc cho chính họ. Và đi trên con đường đó cần sự cam kết và quyết tâm, là cách thuyết giảng chân chính. Những người đang đi ngược lại các nhận định có được trong sự trải nghiệm, hành trì tuệ giác mà làm cho số đông bị ảnh hưởng bởi tà kiến thế trí dù bạn có là ai đi nữa, bạn cũng nhận lấy những nghiệp duyên xấu vì bởi hành động làm cho sống đông bị tác động về niềm tin tôn giáo, nhu cầu cao nhất của nhân loại hiện tại.

Và nếu điều đó trở nên quan trọng với bạn để chứng minh với thế giới rằng “cái biết” của bạn là cái biết về niềm tin duy nhất đúng, và bạn phải dẫn dắt mọi người khác thoát khỏi những cái thấy sai lầm của họ, điều đó nói gì về bạn ?

Thứ nhất, nó nói bạn đã có một tiếng còi xe lớn để cố gắng làm cho toàn nhân loại nghe được, biết đến “cái thấy biết, nhận định” của bạn. Nếu bạn theo đạo Phật, điều đó có nghĩa là bạn đang hiểu sai. Hãy nhớ rằng, Phật giáo là một con đường dẫn đến trí tuệ. Đó là một quá trình. Và một phần của quá trình đó luôn luôn mở cho sự hiểu biết mới có từ bi và vị tha. Như Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dạy: “Đừng nghĩ rằng kiến ​​thức mà bạn hiện đang sở hữu là không thể thay đổi, là sự thật tuyệt đối. Tránh bị hẹp hòi và bị ràng buộc với quan điểm hiện tại. Hãy tìm hiểu và thực hành không quan tâm từ các quan điểm sẵn có, để có thể mở ra để tiếp nhận quan điểm của người khác về các kiến ​​thức, khái niệm mới. Hãy sẵn sàng học hỏi trong suốt cuộc đời của bạn và quan sát thực tế trong chính bạn và thế giới mọi lúc “.

Nếu bạn đang diễu hành chắc chắn rằng bạn đúng và mọi người khác đều sai, bạn sẽ không cởi mở với sự hiểu biết mới. Nếu bạn đang diễu hành cố gắng chứng minh rằng các tôn giáo là sai, bạn đang tạo ra sự ghét bỏ và đối kháng trong tâm trí của chính bạn (và ở những người khác). Bạn đang làm hỏng thực hành hiểu biết trí tuệ của riêng bạn.

Người ta nói rằng các giáo lý của Phật giáo không nên được nắm bắt một cách chặt chẽ và cuồng tín, mà được giữ trong một bàn tay mở, để sự hiểu biết luôn luôn phát triển.

  1. Nhận định của Ashoka thay lời kết

Hoàng đế Asoka, người cai trị Ấn Độ và Gandhara 269-232 TCN, là một vị vua Phật tử, thuần tín Phật giáo và nhân từ sùng đạo. Sắc lệnh của ông được khắc trên những cây cột được dựng lên trên khắp đế chế của ông.

Asoka đã phái các nhà truyền giáo Phật giáo truyền bá Phật pháp khắp châu Á và hơn thế nữa,”Một lợi ích trong thế giới này và đạt được công đức lớn trong lần tiếp theo bằng cách ban tặng ân huệ” – Ashoka tuyên bố. Nhưng Đức vua cũng nói: “Sự tăng trưởng về bản chất có thể được thực hiện theo những cách khác nhau, nhưng tất cả chúng đều có tác dụng hạn chế gốc rễ trong lời nói, nghĩa là không ca ngợi tôn giáo của chính mình, hay lên án tôn giáo của người khác mà không có lý do chính đáng. Nó nên được thực hiện một cách nhẹ nhàng. Nhưng tốt hơn là tôn vinh các tôn giáo khác. Bằng cách đó, tôn giáo của chính mình mang lại lợi ích, và các tôn giáo khác cũng vậy, trong khi làm hại đi tôn giáo của chính mình và tôn giáo của người khác. Ca ngợi tôn giáo của chính mình, do sự tận tâm quá mức và lên án những người khác với suy nghĩ “Hãy để tôi tôn vinh tôn giáo của chính mình”, chỉ làm hại tôn giáo của chính mình. Vì vậy, liên hệ (giữa các tôn giáo) là tốt. Người trí nên lắng nghe và tôn trọng các giáo lý được tuyên xưng bởi những nhà thực hành tôn giáo. “

Đạo Phật đến để mà thấy, thấy để học hiểu, chiêm nghiệm và thực hành nên gọi là “hành giả”. Không như một số học giả thế học, hiểu để nói, tranh cãi trong thị phi, cũng là vướng kẹt trong cái thấy, cái biết thường tình. Cái thấy biết về các hiện tượng xã hội, hay các nhận định, thực nghiệm khoa học ở các lĩnh vực luôn thay đổi theo thời gian, sát na vô thường là bản chất, tất cả hiện tượng, vạn vật thay đổi liên tục để phát triển và phù hợp với xã hội, đúng sai chỉ là tương đối, do đó tất cả những thực nghiệm hay nghiên cứu khoa học chỉ có giá trị trong vòng 5 năm, sau đó phải đánh giá, nghiên cứu lại là vậy!

Khi nhận định hiện tượng xã hội, kính mong các nhà học giả đừng vội vàng nhận xét đánh giá chủ quan, cá nhân một vấn đề, vì đó là trí cạn cợt, vô văn phàm phu, chưa trưởng thành. Vì nếu là các bậc thức giả đã từng trải nghiệm sâu sắc về thế thái nhân tình, bậc hiền triết nhìn xa trông rộng, sẽ rất chuẩn mực trong phát ngôn, hành động cử chỉ phù hợp các giá trị chuẩn mực đạo đức, làm cho xã hội ngày càng phát triển theo hướng bền vững, tất cả đều kính phục, nể trọng.

 

[1] The Essential Dalai Lama: His Important Teachings, Rajiv Mehrotra, editor (Penguin, 2006)

[2] Tôi muốn làm cho nó rõ ràng “Proselytizing” không giống như chia sẻ niềm tin hay thực hành tôn giáo của một người mà không cố gắng “thúc đẩy” họ hoặc ép buộc họ phải có niềm tin và thực hành theo mình.

[3] Pháp giáo nhà Phật; Tăng đồ nhà Phật (1934); Các tông phái đạo Phật; Diệu pháp liên hoa kinh (1936).(In lần thứ ba 1969); Một trăm bài kinh Phật; Na Tiên Tỳ kheo kinh; Mấy thầy tu huyền bí; Tam bảo văn chương Pháp Bảo đàn kinh, cùng dịch với Huyền Mặc Đạo Nhơn (1947); Vô Lượng Thọ kinh. Hán Việt; Quán Vô Lượng Thọ kinh. Hán Việt (1947) Địa Tạng kinh. Hán Việt; Di Lặc kinh. Hán Việt. (in lần thứ hai, 1949) Bồ Tát Giới kinh. Hán Việt (1953) Qui nguyên trực chỉ; Phật Học từ điển. Việt, Hán, Pháp, Phạn (1963); Yếng sáng Á châu Kim cang kinh. Hán Việt; Chư Kinh tập yếu (A Di Đà Kinh, Phổ môn, Tứ thập nhị chương kinh, Phật Di giáo kinh, Vô lượng nghĩa Kinh). Hán Việt; Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh Hán Việt (1971); Đại Bát Niết Bàn Kinh Hán Việt.

Những sách Khổng giáo, Hán văn do ông Đoàn Trung Còn soạn dịch xuất bản trong Trí Đức Tòng Thơ gồm có:

  1. Truyện đức Khổng tử; 2. Nhị thập tứ hiếu (Hán Việt); 3. Hiếu Kinh (Hán Việt); 4. Tam tự Kinh (Hán Việt); 5. Tứ thơ: Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử (Hán Việt); 6. Tam thiên tự (3 cuốn: 1 cuốn in theo xưa Hán Việt, 1 cuốn in theo Tiểu tự điển Hán Việt Pháp, 1 cuốn in theo Tiểu tự điển Pháp Hán Việt);7. Minh Đạo Gia Huấn (Hán Việt); 8. Ngũ thiên tự: 2 quyển: 1 quyển theo xưa, 1 quyển theo lối tự điển Hán, Việt, Pháp; 9. Học Chữ Hán một mình. Nhờ những Kinh điển ông soạn dịch từ năm 1931, giúp cho nhiều người hiểu được giáo lý đức Phật, ông góp công không nhỏ trong sự nghiệp canh tân Phật giáo Việt Nam từ thập niên 30 trở về sau nầy. Thiền tông hay Tịnh Độ tông cũng đều là tông phái lớn, lâu đời của Phật giáo Bắc Tông. Cho nên sự nghiệp truyền bá Phật Pháp, xiển dương Tịnh Độ, ông đáng được tôn vinh một Phật tử chân chánh, một Tỳ kheo giới đức.

[4] Bộ “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư”–(Bản Việt dịch in năm 2011 tại Hà Nội –Nhà Xuất Bản Thời Đại–viết tắt ĐVSKTT) ba lần nhắc tới Sư Vạn Hạnh trong Kỷ Nhà Lý . Một lần vào năm 977 , Lý công Uẩn được 3 tuổi, làm con nuôi Sư Lý Khánh Vân, đến chùa Lục Tổ học. Sư Vạn Hạnh lần đầu trông thấy đã khen là khác thường về sau có thể làm vua giỏi (trang 159) . Lần thứ hai, trước khi vua Ngọa Triều Lê Long Đĩnh chết vào năm 1009, Sư Vạn Hạnh đã khuyên Lý Công Uẩn nên lập chí thay ngôi nhà Lê vì lòng dân đều oán ghét sự tàn ác của Long Đĩnh và theo lời sấm vĩ đang loan truyền trong dân gian thì họ Lý sẽ thay họ Lê (trang 155). Lần thứ ba khi Sư Vạn Hạnh viên tịch, có lời bàn của Sử thần Ngô Sĩ Liên :”Vạn Hạnh mới trông thấy Lý Công Uẩn, biết là người phi thường; đến khi sét đánh thành dấu chữ (trên cây) thì suy tính biết sự biến chuyển  của thì vận, thế thì tri thức hơn người thường” (trang 167). 

            Sách “Việt Nam Sử Lược”(viết tắt VNSL) của Trần Trọng Kim trong Chương IV-Nhà Lý– chép:”Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền Lê lắm, ở trong triều có bọn Đào Cam Mộc cùng với Sư Vạn Hạnh mưu tôn Lý Công Uẩn lên làm vua”. 

            Trong sách “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận”( xuất bản lần đầu tiên năm 1973 tại Sài Gòn, in lại năm 2000,nhà xuất bản Văn Học Hà Nội–viết tắt VNPGSL )  tác giả Nguyễn Lang dẫn hành trạng của Sư Vạn Hạnh trích thuật từ sách “Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục” in vào đời Lý Trần cho biết Sư từng đựơc vua Lê Đại Hành  tham vấn về việc nước, như khi nhà Tống sai Hầu Nhân Bảo đem quân xâm lược , hoặc khi vua muốn đánh Chiêm Thành để cứu sứ giả Việt Nam bị vua Chiêm bắt giữ. “Vạn Hạnh, mà sau này được nhà Lý tôn xưng quốc sư, rất giỏi về chính trị và đã sử dụng sấm vĩ một cách tài tình trong cuộc cách mạng bất bạo động đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua”……”Trong cuộc vận động đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, Vạn Hạnh đã vận động dư luận quần chúng bằng sấm truyền rất hữu hiệu.”( trang 141). 

            Trong sách “Văn Học Đời Lý”(viết tắt VHĐL) (bản in năm  1957, Sài Gòn, nhà xuất bản Hướng Dương), tác giả Lê Văn Siêu viết :”Cuộc đảo chánh năm 1010 của Vạn Hạnh, sau cuộc đảo chánh năm 980  của Lê Hoàn, không mất một giọt máu, không gây một oan cừu, dầu muốn dầu không cũng đã là một tác phẩm nghệ thuật” ( trang 107)….”” Sư Vạn Hạnh khi thành công đã không chịu nhận một chức tước gì trong triều của ông vua vốn là học trò của mình, mà ngai vàng lại đã do chính tay mình đem đến, tư cách ấy nào khác gì với tư cách của Phù Đổng Thiên Vương” ( trang 111). 

            Trong sách ” Vạn Hạnh, Kẻ Đi Qua Cầu Lịch Sử” (bản in năm 1997, California, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ xuất bản–viết tắt VH,KĐQCLS), Hòa Thượng Thích Mãn Giác ( 1929-2006) viết :”Con đường Vạn Hạnh đi không phải là con đường lên núi làm một nhà tu cô đơn khổ hạnh, cũng không phải con đường đưa Sư đến chỗ ngồi nhìn vách quay lưng lại cuộc đời mà tu.   Con đường Sư đi là con đường hành động với con tim vô tư, vô cầu, với quyết ý dốc cả tâm can phò trợ những người khoan dung được lòng dân có hoài bão làm cho dân cho nước thịnh trị ” ( trang 28)….” …..”Biến một đứa con rơi sống nhờ cơm chùa thành một kẻ văn võ toàn tài và từ một kẻ văn võ toàn tài thành một vị vua sáng lập triều Lý thịnh trị dài lâu hơn hai trăm năm” ( trang 31).

[5]Tác giả Nguyễn Lang viết :”Về phong thủy học, các thiền sư Định Không (730-808), La Quý An ( 852-936), và Vạn Hạnh (937-1018) đều  là những người nổi tiếng . Ta có nhiều lý do để tin rằng quốc sư Vạn Hạnh , thầy của Lý Công Uẩn, là người đã thuyết phục vua này dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long trong ý nguyện bảo vệ cho nền độc lập được lâu dài……….Ta có thể nghĩ rằng thiền sư Vạn Hạnh vừa là người thảo chiếu, vừa là người thiết kế họa đồ cho kinh đô Thăng Long vậy” (sđd-VNPGSL-trang 136).

             Trong tác phẩm VHĐL, tác giả Lê Văn Siêu viết :”Việc kiến trúc đô thị, thì từ ngày lập quốc cho tới đời Lý, cũng như từ sau đời Lý cho tới ngày chúng ta đang sống (1957), chưa hề có một công cuộc xây dựng đại quy mô như vậy……….Đứng ở phương diện nghệ thuật thuần túy thì phải coi thành Thăng Long là một sáng tác phẩm vô cùng cao đẹp” (xem chi tiết trong sđd- Chương IV -Kiến Trúc Tinh Thần Thời Lý–trang 100 ).

[6] http://www.yentutunglam.com.vn/tin-tuc/net-tinh-hoa-phat-giao-trong-tu-tuong-ho-chi-minh-109.html

[7] http://www.yentutunglam.com.vn/tin-tuc/net-tinh-hoa-phat-giao-trong-tu-tuong-ho-chi-minh-109.html

 

Thiện Huy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này