Thành phần Nhân sự, nội quy Phân ban Cư sĩ Phật tử Trung ương NK 7 (2012 – 2017) - Phật Giáo Việt Nam
02:48 +07 Chủ nhật, 28/04/2024

Thành phần Nhân sự, nội quy Phân ban Cư sĩ Phật tử Trung ương NK 7 (2012 – 2017)

Thứ hai - 05/08/2013 19:00
(HDPT) - Phân ban Cư sĩ Phật tử (viết tắt là PB CSPT), có chức năng: tổ chức, hướng dẫn sinh hoạt tu học Phật pháp cho tín đồ thuộc các tự viện, đạo tràng, khóa tu, lớp giáo lý, giảng đường tại các tự viện thuộc GHPGVN. Phân ban này lại có 5 Tiểu ban chuyên trách, mỗi Tiểu ban cũng có nội quy và chương trình hoạt động Phật sự riêng: 1.1 Tiểu ban Phật tử Khất sĩ Trung ương 1.2 Tiểu ban Phật tử người Hoa Trung ương 1.3 Tiểu ban Phật tử Nam tông Kinh Trung ương 1.4 Tiểu ban Phật tử Nam tông Khmer Trung ương 1.5 Tiểu ban Phật tử Hải ngoại Trung ương
 
      1. THÀNH PHẦN NHÂN SỰ
PHÂN BAN CƯ SĨ PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG
              NHIỆM KỲ VII (2012 – 2017)
Theo quyết định số 150/QĐ-BHDPT, ngày 24-7-2013

 
         A. Thường Trực:
1.      Trưởng Phân ban HT. Thích Thanh Hùng Tp. HCM
2.      Phó Phân ban đặc trách
Tây Nguyên
HT. Thích Giác Chí Daklak
3.      Phó Phân ban đặc trách phía Bắc TT. Thích Thanh Giác Hải Phòng
4.      Phó Phân ban đặc trách
Miền trung
TT. Thích Từ Nghiêm Đà Nẵng
5.      Phó Phân ban đặc trách phía nam TT. Thích Nhật Hỷ Tp. HCM
6.      Phó Phân ban TT. Thích Chơn Tịnh Tp. HCM
7.      Phó Phân ban kiêm Thư ký ĐĐ. Thích Thiện Thật Tp. HCM
8.      Phó Thư ký Phân ban đặc trách Phía Nam ĐĐ. Thích Đức Trung Tp. HCM
9.      Phó Thư ký Phân ban đặc trách Phía Bắc Phật tử Xuân Loan Hà Nội
10.  Ủy viên thường Trực Phân ban TT. Thích Minh Nhật Tp. HCM
11.  Ủy viên thường Trực Phân ban NS. Thích nữ Như Thảo Tp. HCM
 
         B. Ủy viên:

12.  Ủy viên ĐĐ. Thích An Nhựt Long An
13.  Ủy viên ĐĐ. Thích Pháp Trí Kiên Giang
14.  Ủy viên ĐĐ. Thích Minh Quang Tp. HCM
15.  Ủy viên ĐĐ. Thích Đức Nguyên Tp. HCM
16.  Ủy viên ĐĐ. Thích Bửu Minh Bình Dương
17.  Ủy viên ĐĐ. Thích Quảng Tế Phú Yên
18.  Ủy viên ĐĐ. Thích Minh Trực Tiền Giang
19.  Ủy viên ĐĐ. Thích Phước Thành Tp. HCM
20.  Ủy viên ĐĐ. Thích Tâm Lộc Tp. HCM
21.  Ủy viên ĐĐ. Thích Chiếu Khánh Tp. HCM
22.  Ủy viên ĐĐ. Thích Trí Châu Tp. HCM
23.  Ủy viên Sư cô Thích nữ Như Lan Đồng Tháp
24.  Ủy viên Sư cô Thích nữ Tịnh Quán  Hà Nội
25.  Ủy viên Cư sĩ Thiện Thông
(Tạ Nam Trân)
Đăk Lăk
26.  Ủy viên Cư sĩ Quảng Thiệt
(Nguyễn Thái Hạo)
Bạc Liêu
27.  Ủy viên CS Nhuận Trí Thông
(Đoàn Danh Tuấn)
Tp. HCM
28.  Ủy viên Cư sĩ Nguyên Thanh
(Nguyễn Thị Thu Hà)
Tp. HCM
29.  Thủ quỹ Cư sĩ Tâm Hạnh Tp. HCM
 
Tổng cộng:  29 thành viên
 
                                                               PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GHPGVN
                                                                  TRƯỞNG BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG

                                                                                                      (đã ký)
                                                                                         

                                                                                 Hòa thượng THÍCH THIỆN DUYÊN

 
 
NỘI QUY
PHÂN BAN CƯ SĨ PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG
THUỘC BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
 
 LỜI NÓI ĐẦU
 
          Trong cấu trúc “Tứ chúng đồng tu” của Phật giáo, hàng Phật tử tại gia là thành phần đông đảo. Đây là thành phần mà chư vị xuất gia nhắm đến để hướng dẫn tu học Chánh pháp, để giúp cho người Phật tử tại gia xây dựng một đời sống an lạc.
          Trải qua bao đời nay, hàng Phật tử tại gia không chỉ thể hiện tinh thần mong cầu tu học mà còn hết lòng hộ trì Tam bảo, phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, nỗ lực thực hiện các hạnh lành trong tinh thần vô ngã vị tha.
          Do vậy, Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tại chương V, điều 21, quy định trong các ban ngành của Giáo hội, có Ban Hướng dẫn Phật tử. Ban này lại có Phân ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử (viết tắt là PBHD CSPT) để chuyên trách hướng dẫn sinh hoạt tu học cho hàng cư sĩ Phật tử.
CHƯƠNGI
TỔ CHỨC – NHIỆM VỤ – ĐIỀU HÀNH
Điều 1: TỔ CHỨC:
1.A. CẤP TRUNG ƯƠNG:
1.1 Phân ban Cư sĩ Phật tử là một trong các phân ban trực thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Mọi sinh hoạt, tu học của Phân ban Cư sĩ Phật tử do sự hướng dẫn, quản lý, điều động và kiểm tra của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương. Đồng thời, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức hoạt động của Giáo hội địa phương trên cơ sở phối kết hợp.
1.2 Thành phần nhân sự của PBCSPT Trung ương do Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam bổ nhiệm gồm có:
- Trưởng Phân ban Cư sĩ Phật tử
- Các Phó Phân ban đặc trách
- Thư ký
- Phó Thư ký đặc trách phía Bắc
- Phó Thư ký đặc trách phía Nam
- Các Ủy viên
- Thủ quỹ.
1.B. CẤP TỈNH, THÀNH HỘI:
Thành phần nhân sự của PBCSPT Tỉnh, Thành hội do Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh, Thành hội bổ nhiệm gồm có:
- Trưởng Phân ban Cư sĩ Phật tử
- Các Phó Phân ban đặc trách
- Các Phó Phân ban
- Thư ký
- Phó Thư ký
- Thủ quỹ
- Kiểm soát
- Ủy viên tu học
- Ủy viên nghi lễ
- Ủy viên văn nghệ
- Ủy viên từ thiện xã hội.
1.C. CẤP QUẬN HỘI, HUYỆN HỘI, THỊ HỘI, THÀNH HỘI TRỰC THUỘC TỈNH  HỘI (gọi chung là Quận hội Phật giáo):
Cơ cấu một Ủy viên Cư sĩ Phật tử, để theo dõi, đôn đốc, khuyến khích, sinh hoạt tu học của Cư sĩ Phật tử tại các đạo tràng, khóa tu, lớp giáo lý, giảng đường và tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường (gọi chung là tự viện) theo sự chỉ đạo của Ban Hướng dẫn Phật tử, PBCSPT Tỉnh, Thành hội và Quận hội Phật giáo.
1.D. CẤP CƠ SỞ :
      1. Khi lập: Đạo tràng, khóa tu, lớp giáo lý hoặc giảng đường, vị Trụ trì, Trưởng ban hộ tự, hoặc Trưởng ban quản trị tự viện phải có đơn xin và được sự chấp thuận của Quận hội Phật giáo địa phương.
      2 Thành phần nhân sự mỗi đạo tràng hoặc khóa tu gồm có:
- Trưởng Ban điều hành - do vị Trụ trì, Trưởng Ban hộ tự hoặc Trưởng Ban    Quản trị tự viện đảm trách.
- Phó Ban điều hành
- Thư ký
- Thủ quỹ
- Ủy viên tu học
- Ủy viên nghi lễ
- Ủy viên văn nghệ
- Ủy viên từ thiện xã hội
Vị Trụ trì, Trưởng Ban hộ tự hoặc Trưởng Ban quản trị tự viện phối hợp với các Phật tử tiêu biểu của tự viện để cơ cấu Ban điều hành đạo tràng. Lập danh sách Ban điều hành đạo tràng hoặc khóa tu trình Quận hội Phật giáo khán duyệt.
Điều 2: NHIỆM VỤ:
      2.A. CẤP TRUNG ƯƠNG: Phân Ban Cư sĩ Phật tử Trung ương hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Nội quy này và Nội quy của BHDPT trung ương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của BHDPT Trung ương.
      2.B. CẤP TỈNH, THÀNH HỘI: Phân Ban Cư sĩ Phật tử Tỉnh, Thành hội hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Nội quy này, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Hướng dẫn Phật tử Tỉnh, Thành hội.
      2.C. CẤP QUẬN HỘI PHẬT GIÁO:
      2.C.1. Ủy viên Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử Quận hội Phật giáo hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Nội quy này, dưới sự chỉ đạo BHDPT, PBCSPT Tỉnh, Thành hội và Quận hội Phật giáo.
      2.C.2.  Có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc sinh hoạt tu học theo chương trình quy định của Ban Hướng dẫn Phật tử, Phân ban CSPT Trung ương.
2.D. CẤP CƠ SỞ :
      2.D.1. Vị Trụ trì, Trưởng Ban hộ tự hoặc Ban Quản trị tự viện có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn điều hành các: đạo tràng, khóa tu, lớp giáo lý, giảng đường và tự viện; hộ trì Tam bảo, công tác Phật sự, từ thiện xã hội và quan tâm hỗ trợ sinh hoạt tu học của đơn vị gia đình Phật tử đang sinh hoạt tại tự viện.
      2.D.2. Có trách nhiệm thực hiện chương trình giảng dạy giáo lý do BHDPT Trung ương, PBCSPT Trung ương quy định và các chủ trương của Giáo hội.
Điều 3: NHIỆM KỲ:
      3.1. Nhiệm kỳ của PBCSPT Trung ương là nhiệm kỳ của BHDPT Trung ương.
      3.2. Nhiệm kỳ của PBCSPT Tỉnh, Thành hội là nhiệm kỳ của BHDPT Tỉnh, Thành hội.
      3.3. Nhiệm kỳ của Ủy viên CSPT cấp Quận hội Phật giáo là nhiệm kỳ của Quận hội Phật giáo địa phương.
      3.4. Ban điều hành đạo tràng hoặc khóa tu, năm năm bầu lại một lần, tương ứng với nhiệm kỳ của Quận hội Phật giáo địa phương. Nếu giữa nhiệm kỳ có khiếm khuyết nhân sự, vị Trụ trì, Ban Hộ tự hoặc Ban Quản trị tự viện chọn người bổ sung và trình Quận hội Phật giáo khán duyệt.
Điều 4: ĐIỀU HÀNH:
4.A. CẤP TRUNG ƯƠNG:
      4.A.1. Soạn thảo các chương trình tu học cho các địa phương và trình Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương chấp thuận.
      4.A.2. Lập chương trình hoạt động Phật sự hàng năm, trình BHDPT Trung ương duyệt.
      4.A.3. Mở các cuộc họp chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm và bồi dưỡng chuyên môn.
      4.A.4. Mỗi sáu tháng phải báo cáo hoạt động Phật sự một lần vào cuối tháng 5 và tháng 11 dương lịch lên BHDPT Trung ương, trước 2 kỳ Hội nghị của Ban Thường trực HĐTS và của Trung ương Giáo hội.
      4.A.5.  Phân ban CSPT Trung ương và vị Trưởng PBCSPT của các Tỉnh, Thành hội họp mỗi năm một lần vào dịp cuối năm, trước kỳ Hội nghị của Trung ương Giáo hội.
4.B. CẤP TỈNH, THÀNH HỘI:
      4.B.1. Thực hiện các chương trình kế hoạch của BHDPT Trung ương và Phân ban Cư sĩ Phật tử Trung ương.
      4.B.2. Lập chương trình hoạt động Phật sự và hướng dẫn các đạo tràng thực hiện các công tác của Tỉnh, Thành hội Phật giáo chủ trương.
      4.B.3. Báo cáo các hoạt động của PBCSPT sáu tháng một lần vào cuối tháng 5 và tháng 11 dương lịch.
      4.B.4. Phân Ban CSPT Tỉnh, Thành hội, Ủy viên Cư sĩ Phật tử và vị Trưởng ban điều hành đạo tràng, mỗi năm họp ít nhất hai lần vào dịp lễ sơ kết, tổng kết công tác Phật sự.
4.C. CẤP QUẬN HỘI PHẬT GIÁO:
      Ủy viên CSPT của Quận hội Phật giáo có nhiệm vụ:
      4.C.1. Lập kế hoạch thực hiện và hướng dẫn các đạo tràng làm tốt công tác của PBCSPT Tỉnh, Thành hội và của Quận hội Phật giáo.
      4.C.2. Báo cáo hoạt động của các đạo tràng, khóa tu, lớp giáo lý, giảng đường và tự viện sáu tháng một lần lên PBCSPT Tỉnh, Thành hội và Quận hội Phật giáo.
4.D. CẤP CƠ SỞ :
      4.D.1.  Có trách nhiệm hướng dẫn Phật tử tụng niệm, tu học theo lịch do đạo tràng ấn định, phù hợp với chương trình tu học của BHDPT Trung ương và PBCSPT Trung ương.
      4.D.2.  Họp định kỳ vào mỗi khóa tu hoặc mỗi quý để kiểm điểm hoạt động của đạo tràng hoặc khóa tu.
      4.D.3. Báo cáo hoạt động của đạo tràng 6 tháng 1 lần lên Quận hội Phật giáo.
CHƯƠNG II
(Quy định hoạt động của các đạo tràng)

MỤC ĐÍCH – DANH XƯNG – TU HỌC – HUY HIỆU
Điều 5: MỤC ĐÍCH:
Tu học giáo lý Phật Đà, xây dựng nếp sống an lạc theo chánh pháp, phụng sự Tam bảo và chúng sanh, giữ gìn văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần bảo vệ tổ quốc.
Điều 6: DANH XƯNG:
Danh xưng của đạo tràng lấy theo pháp môn tu học kèm theo tên tự viện, mà Phật tử đang sinh hoạt tu học. Ví dụ: Đạo tràng Pháp Hoa chùa Lý Triều Quốc Sư, Đạo tràng Bát quan trai chùa Đạo Nguyên, Đạo tràng Niệm Phật chùa Hoằng Pháp, Khóa tu Một ngày an lạc chùa Phổ Quang (có thể kèm theo chủ đề khác của khóa tu), Lớp Giáo lý chùa Xá Lợi v.v… Mỗi đạo tràng có nhiều chúng tu học, mỗi chúng có tên gọi riêng, do một chúng trưởng và một chúng phó phụ trách.
Điều 7: TU HỌC:
7.1. Việc tu học Phật pháp trong đạo tràng hoặc khóa tu do Ban điều hành thỉnh mời Ban Hoằng pháp thuyết giảng. Khi thỉnh giảng sư, nên đề nghị giảng đề tài theo chương trình giáo lý đã định.
7.2. Các Đạo tràng tu Bát Quan trai, Niệm Phật, Hộ niệm v.v… đều phải sinh hoạt tại cơ sở Chùa, Tổ đình, Tịnh xá, Thiền viện, Tu viện, Tịnh viện, Tịnh thất, Niệm Phật đường hợp pháp dưới sự hướng dẫn trực tiếp của vị trụ trì cơ sở đó.
7.2. Tích cực khuyến khích, hướng dẫn Phật tử thực hiện chương trình Phật hóa gia đình.
7.3. Tổ chức khóa lễ tụng kinh Phước Đức dành cho thanh thiếu nhi Phật tử vào mỗi ngày chủ nhật.
Điều 8: HUY HIỆU:
Phật tử các đạo tràng hoặc khóa tu được mang huy hiệu riêng. Huy hiệu này do Ban Hướng dẫn Phật tử Tỉnh, Thành hội xem xét và chấp thuận.
CHƯƠNG III
THAM GIA - CẤP THẺ – TẠM NGƯNG
Điều 9: THAM GIA:
Các Phật tử đã quy y Tam bảo, không phân biệt: giới tính, thành phần, tuổi tác đều có thể đăng ký tham gia tu học ở các đạo tràng và các khóa tu, nếu đủ điều kiện tham gia theo quy định của Ban Tổ chức nơi đó.
Điều 10: CẤP THẺ:
Các Phật tử tu học tinh tấn, hòa hợp nội bộ, chấp hành tốt nội quy của đạo tràng hoặc khóa tu được vị Trụ trì hoặc Trưởng Ban hộ tự hoặc Ban Quản trị tự viện cấp thẻ của đạo tràng hoặc khóa tu.
Điều 11: TẠM NGƯNG:
Trường hợp đạo tràng, khóa tu, lớp giáo lý, hoặc giảng đường nào thấy cần tạm ngưng sinh hoạt, vị Trụ trì hoặc Trưởng Ban Hộ tự, hoặc Ban Quản trị tự viện phải có văn thư xin ý kiến của Quận hội Phật giáo địa phương.
CHƯƠNG IV
TÀI CHÁNH
Điều 12: TÀI CHÁNH:
Tài chánh của đạo tràng gồm có:
- Tài chánh do các Phật tử trong và ngoài đạo tràng đóng góp.
- Tài chánh do các vị Mạnh thường quân ủng hộ.
                                                                                       CHƯƠNG V
                                                                              SỬA ĐỔI – HIỆU LỰC
Điều 13: SỬA ĐỔI:
Mọi sửa đổi, bổ sung Nội quy này phải được 2/3 thành viên BHDPT Trung ương đồng ý và được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN phê duyệt.
Điều 14: HIỆU LỰC:
Nội quy này gồm Lời nói đầu, 05 chương và 14 điều, có hiệu lực khi được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN thông qua và ra quyết định ban hành./.
 
 
 
 

Chơn Không

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này