Giới thiệu Kinh Bát đại Nhân Giác - Phật Giáo Việt Nam
12:58 +07 Thứ hai, 29/04/2024

Giới thiệu Kinh Bát đại Nhân Giác

Thứ tư - 25/04/2012 06:28
Giới thiệu Kinh Bát đại Nhân Giác

Giới thiệu Kinh Bát đại Nhân Giác

(HDPT) - Điều Giác Ngộ thứ ba : tham lam ,không biết đủ ,gây lên nhiều tội ác tày trời ,các vị Bồ tát không bao giờ như thế, ta phải luôn sống thanh thản an nhàn
 


Kinh tám điều là những lời dạy của Đức Phật về tám điều giác ngộ mà chính Ngài đã tu chứng và giải thoát Hòa thượng Thích Trí Hải ( Chùa Quán Sứ 1946 ) vì thuận theo căn tính của Phật tử đã dịch nghĩa từ bộ kinh Bát đại nhân giác bằng chữ Hán ra chữ Quốc ngữ  ( Tám điều giác ngộ của bậc Đại nhân )  ,Hòa thượng đã biên tập thành thơ lục bát  cho mọi người  dễ hiểu ,dễ nhớ Tám điều dạy của Đức Phật , mang tính giáo khoa khơi mở cho người Phật tử nhận thức đúng đắn về Phật giáo. Kinh tuy ngắn gọn ,nhưng  có giá trị về tư tưởng căn bản ,cốt lõi rất vi diệu trong Đạo Phật  , mong rằng những ai là đệ tử Phật luôn ghi nhớ, tụng niệm mỗi ngày, để tự tỉnh thức và thức tỉnh mọi người, cùng sống cuộc  đời Đại nhân an lạc, giải thoát.

 

. Nhận thấy đây là một bản kinh rất hữu ích cho thanh niên Phật tử trong bước đầu học Phật, Ban hướng dẫn Phật tử phía Bắc đã sử dụng bộ kinh này để Phật tử hàng ngày tung niệm : Tám điều Giác ngộ như ngọn hải đăng chỉ ra con đường phía trước cho nhân sinh, như tiếng chuông vang vọng, thức tỉnh những ai đang còn mơ màng trong giấc mộng! Đây chính là Thánh điển chỉ cho chúng sinh nhận rõ đường mê, quay về nẻo giác; giúp người Phật tử cải thiện cuộc sống, thăng hoa nhân cách, ngày một tốt đẹp

Tóm tắt ý nghĩa  bản Kinh

 Điều Giác Ngộ thứ nhất : khẳng định thế gian vô thường,không có cái gì chắc chắn tồn tại mãi mãi, cuộc đời nguy hiểm mỏng manh nay còn mai mất như một  giấc mộng: Tâm là nguồn tội ác ,thân là chứa đựng tội lỗi ,luôn quán chiếu như vậy sẽ thấu hiểu quy luật sinh tử

 Điều Giác ngộ thứ hai : Ai cũng biết ham muốn  nhiều thì rất khổ sở, vậy mà không ai tỉnh táo ,không  cần cầu cạnh,  luồn cúi , ít ham muốn , để thân tâm được tự tại

 Điều Giác Ngộ thứ ba : tham lam ,không biết đủ ,gây lên nhiều tội ác tày trời ,các vị Bồ tát không bao giờ như thế, ta  phải  luôn sống thanh thản  an nhàn

 Điều Giác Ngộ thứ tư : sự lười biếng sẽ  dễ bị  sa đọa ,do đó phâỉ tinh tấn nỗ lực tu dưỡng học hành ,đoạn trừ phiền não ,đau khổ ,dẹp bỏ bốn loài ma ( tứ niệm xứ là gốc rễ của  nhân sinh quan vũ trụ quan ta luôn phải  quán chiếu thân bất tịnh ,tâm vô thường , pháp vô ngã, thọ thị khổ )

 Điều Giác ngộ thứ năm :Sống phải thủy trung ,không say đắm ,mê mờ sẽ  dẫn đến sinh tử ,do vậy phải học hành tăng trưởng trí tuệ để giáo hóa  cho mọi người cùng hưởng cuộc đời an lạc 

Điều giác ngộ thứ sáu : chính sự ngu si sẽ dẫn đến nghèo khổ ,sinh ra nhiều oán hận ,mắc nhiều tội lỗi ,do đó ta  phải bình đẳng không  nghét bỏ coi thường đẳng cấp kém hơn ,nhìn mọi người như người yêu thương ruột thịt

 Điều Giác ngộ thứ bảy : Biết sống có khoa học ,không bị ô nhiễm dục lạc trong xã hội ,chí nguyện sống thanh tịnh ,cao thượng,thương yêu mọi loài 

Điều giác ngộ thứ tám : hiểu rõ sinh tử như lửa đang  cháy gần sẽ  mang nhiều đau khổ và phiền  não , hãy dẫn dắt mọi người cùng  thoát khỏi mê lầm .tìm đến sự an lạc ,tinh tấn bước trên con đường Giác ngộ  

Trên đây là tám điều dạy của Đức Phật giúp cho chúng ta tu dưỡng thân tâm xa lìa tội lỗi, vĩnh viễn đoạn trừ khổ đau để luôn sống tự tại , an vui suốt cuộc đời

 

Diệu Nhân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này