Hòa Thượng Thích Trí Hải - Phật Giáo Việt Nam
06:29 +07 Thứ bảy, 04/05/2024

Hòa Thượng Thích Trí Hải

Thứ tư - 25/04/2012 06:25
(HDPT) - Năm 19 tuổi.( 1925) Hòa thượng đã cùng một số tăng ni trẻ thành lập Đoàn thanh niên Phật giáo lấy tên là Lục Hòa Tịnh Lữ.Nhiều người còn gọi bằng tên thân thiện là Hội trẻ con
 

 

 

 

 

 

 

 


Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Hải (1906-1979) là một trong những bậc cao Tăng đã để lại dấu ấn sâu đậm trên trang sử Phật giáo Việt Nam đầu  thế kỷ XX. Ngài là bậc long tượng của Phật pháp,Ngài đã nghiên cứu ,dịch thuật các bản kinh có giá trị và sáng tác rất nhiều tác phẩm văn học Phật giáo . Đặc biệt  kinh Bát đại nhân giác Ngài đã  dịch từ chữ Hán ra  Quốc ngữ theo thơ  lục bát  .để các Phật tử dễ thuộc  ,Ngài  rất quan tâm đến thế hệ trẻ trong tương lai  , là người  truyền Đăng soi sáng cho hàng Phật tử hiểu rõ Kinh điển của Đạo Phật để cùng  tu dưỡng trên con đường Giác Ngộ 

Hòa thượng Thích Trí Hải thế danh là Đoàn Thanh Tảo, sinh năm Bính Ngọ (1906) tại làng Quần Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà.

Năm 12 tuổi, Hòa thượng được gia đình cho theo học tại chùa làng 5 năm. Cậu bé Thanh Tảo rất yêu kính Đạo và từ đó  có ý định xuất gia.

 Đến năm 17 tuổi Hòa thượng chính thức xuất gia nhập đạo dưới sự dạy dỗ trực tiếp của Tôn sư Thích Thông Dũng tại chùa Mai Xá huyện Lý Nhân tỉnh Nam Hà. Với tư chất thông minh và tính cần cù, hiếu học, Hòa thượng tiếp thu nhanh chóng giáo lý và các nghi thức tụng niệm
Với tinh thần hòa hợp và sách tiến trong tăng chúng,Hòa thượng được mọi người rất cảm phục

 Năm 19 tuổi.( 1925) Hòa thượng đã cùng một số tăng ni trẻ thành lập Đoàn thanh niên Phật giáo  lấy tên là Lục Hòa Tịnh Lữ.Nhiều người còn gọi bằng tên thân thiện là Hội  trẻ con 

Năm 26 tuổi ( 1932), Hòa thượng đã cùng với các vị Tăng sĩ và cư sĩ ,Phật tử thành lập Ban Phật học Tùng thư để nghiên cứu phiên dịch và ấn hành các kinh sách với mục đích phổ độ giáo lý cho thanh thiếu niên Phật tử.

Đến năm 28 tuổi (1934), với tinh thần trách nhiệm đối với Phật pháp đương thời, nhận thấy cần phải phục hưng chấn chỉnh và phát triển sâu rộng Phật giáo trên toàn Bắc Việt.. Trong thời điểm đó Ni sư Thích Đàm Đoan trụ trì chùa Quán Sứ cho biết Đốc Lý Hà Nội muốn biến chùa Quán Sứ thành vườn hoa công cộng , nhà sư và toàn thể Phật tử dân làng An Tập ( Phường Trần Hưng Đạo ngày nay ) có nguyện vọng giữ lại chùa  nên đã  sẵn sàng cúng lại chùa cho Hòa Thượng  . Hòa thượng đã cộng tác chặt chẽ với các cư sĩ ,phật tử có đạo tâm và có uy tín đối với chính phủ  làm các thủ tục được  tiếp nhận chùa Quán Sứ  để làm trụ sở trung ương Hội Phật giáo Bắc Kỳ  phục vụ chính pháp

.Vào lễ Phật đản năm Giáp Tuất -1934 .  Hòa thượng  đã được chính thức làm lễ nhập tự trụ trì chùa Quán Sứ ,  cũng là ngày khai trương Phật học tùng thư đặt tại Chùa . Hàng tuần vào  các ngày nghỉ ,chùa Quán Sứ là nơi tụ hội của Tăng ni , cư sĩ ,Phật tử đến giao lưu sinh hoạt , bàn luận giáo lý Phật pháp .Phật giáo Việt Nam từ đó sang trang sử tươi sáng.

Năm 29 tuổi  ( 1935 )  để truyền bá giáo lý  sâu rộng ,tổ chức chặt chẽ đoàn thể các hàng cư sĩ,Phật tử  Hòa thượng cùng với các cộng sự xuất bản tờ tuần báo “Đuốc Tuệ” và lập nhà in Đuốc Tuệ là tiền thân của bán nguyệt tập san Diệu âm và Phương Tiện. Ngoài ra Hòa thượng còn chủ trương xuất bản một tờ nhật báo Tân tiến.

Năm 30 tuổi ( 1936) , Hòa thượng đã đứng ra tái thiết toàn bộ chùa Quán Sứ theo kiến trúc hiện đại ,các câu đối trong ngoài chùa đều được đắp nổi chữ Quốc ngữ  ,chùa Quán Sứ mở rộng khang trang  đáp ứng những nhu cầu cần thiết như : Nghi lễ, Hội họp, diễn giảng và ngoại giao  thu hút đông đảo Tăng ni Phật tử trong và ngoài nước đến chiêm bái lễ Phật ,ngoài ra còn thường xuyên đón tiếp các vị lãnh đạo nhà nước ,các vị quan khách quốc tế đến thăm và làm việc ,

Năm 31 tuổi Hòa thượng đã sang Trung Hoa gần 1 năm để tham khảo Tam tạng kinh điển, thăm viếng các cơ sở Phật giáo, tiếp xúc với những nhà lãnh đạo lớn của Phật giáo Trung Hoa như Thái Hư Đại sư, Thiện Nhân pháp sư… và thu lượm những kinh nghiệm cũng như phương pháp tổ chức chỉ đạo.

Năm 32 tuổi Hòa thượng lại sang Lào, Thái Lan lập các chi hội Phật giáo Việt kiều Hải ngoại và đặt quan hệ Phật sự với các đoàn thể Phật giáo của hai nước.

Năm 36 tuổi nhằm  hướng Đạo ,giáo dục thanh thiếu niên,Hòa Thượng  đã cùng cư sĩ Thiều Chửu lập trường học Phổ Quang,

 Năm 39 tuổi (1945 – 1946), nạn đói lan truyền khắp Bắc Việt, lịch sử đã đưa đất nước Việt Nam sang một vận hội mới Đó là cuộc cách mạng giành độc lập thắng lợi của toàn dân, do Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu lãnh đạo, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thể hiện lòng từ bi cứu khổ và góp phần vào việc xây dựng xã hội mới, Hòa thượng đã cùng với Hòa thượng Tố Liên và cư sĩ Triều Chửu thành lập tổng hội Cứu tế tại chùa Quán Sứ Hà Nội để giúp đỡ tiền gạo cho những người đói khổ, dựng một cô nhi viện nuôi hơn 200 trẻ em thất lạc bơ vơ không nơi nương tựa,

Cuối năm 1946, chiến tranh lại bùng nổ trên toàn quốc, số phận các cô nhi viện cực kỳ bấp bênh và các hoạt động Phật sự phải tạm dừng
Năm 46 tuổi ( 1950 ), Hòa thượng đã đi Nhật Băn thỉnh được toàn bộ Tân tu Đại chính Đại tạng để bổ sung vào thư viện Phật giáo tại chùa Quán Sứ. Đại hội thành lập Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới họp tại thủ đô Tích Lan (Sri-lan-ca).

Năm 49 tuổi , với mục đích đào tạo tăng tài và trao đổi văn hóa Phật giáo với các nước trong tổ chức Phật giáo Thế giới, Hòa thượng cùng với các quý Hòa thượng khác, dưới danh nghĩa Tổng hội và Giáo hội đề cử một số quý thầy tiêu biểu sang du học tại Ấn Độ, Tích Lan (Sri-lan-ca) và Nhật Bản. cùng trong năm này, Hòa thượng đứng ra xây dựng trường trung – tiểu học Vạn Hạnh trong khuôn viên chùa Hàm Long Hà Nội. tổ chức  trường tiểu học Khuông Việt tại chùa Quán Sứ , cả hai trường đều dạy theo chương trình thế gian.


Năm 1958, bước sang tuổi 52 , Hòa thượng xây dựng tôn tạo lại  chùa Phật giáo Hải Phòng .Từ đó Ngài chỉ chuyên tâm  sáng tác và phiên dịch tác phẩm văn học Phật giáo và hoàn thành được rất nhiều bản kinh có giá trị , Hòa thượng luôn có tư tưởng và hoài bão  quan tâm  đến việc hướng dẫn Phật tử thanh thiếu niên 

Năm 1979, sau khi Tổ quốc thống nhất được 4 năm, Hòa thượng vào thăm  thành phố Hồ Chí Minh được toàn thể Tăng Ni, Phật tử đón tiếp nhiệt liệt với lòng ngưỡng mộ và tôn kính ,nhằm ngày 07 tháng 6 năm Kỷ Mùi (30.6.1979).Hòa thượng đã thu thần thị tịch nhẹ nhàng tại chùa Phật giáo  Hải Phòng, Hòa thượng trụ thế 74 tuổi, hoằng đạo 57 năm,Ngài  ra đi  đã để lại muôn vàn kính nhớ , tiếc thương vô hạn cho hàng Phật tử 
Cố  Đại lão Hòa thượng Thích Trí Hải là một trong những bậc cao tăng của lịch sử Phật giáo Việt Nam Hòa thượng vẫn sống mãi trong lòng Tăng Ni Phật tử hiện tại cũng như tương lai.

 

Thiện Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này