Hòa thượng Tâm Trí, Minh Châu, Viên Dung, vị “Sư – Thầy” tài đức vẹn toàn - Phật Giáo Việt Nam
18:39 +07 Thứ hai, 29/04/2024

Hòa thượng Tâm Trí, Minh Châu, Viên Dung, vị “Sư – Thầy” tài đức vẹn toàn

Thứ bảy - 29/09/2012 10:01
(HDPT) - Minh Châu là âm Hán Việt, danh từ riêng; Minh có nghĩa là sáng, trong sáng, sáng suốt, là tuệ giác; Châu có nghĩa là viên ngọc quý báu.
 

 Vậy Minh Châu có nghĩa là viên ngọc quý báu và trong sáng, là pháp tự của Hòa thượng, người có viên ngọc Phật pháp đích thực cho đạo pháp và cho dân tộc, có khả năng trao truyền, tiếp nối, và thắp sáng lên ngọn đuốc của chánh pháp cho nhiều thế hệ trong hiện tại cũng như trong tương lai bằng cách phiên dịch các Kinh điển Pali và Hán văn ra tiếng Việt văn, mở trường dạy học, và đào tạo con người tài đức cho gia đình, cho học đường, và cho xã hội.

Sinh ra, lớn lên, và thành tựu trong cuộc đời này, mỗi chúng ta đều có họ và tên khác và giống nhau do cha, mẹ, ông, bà của hai bên nội, ngoại, đặt ra để kế thừa và tiếp nối dòng giống tâm linh và huyết thống. Đối với vị cư sĩ, trong giờ phút được khai sinh trong đạo Phật – đạo giác ngộ, từ bi, trí huệ, hòa bình, và tỉnh thức, và trong giờ phút hiểu và tự chọn cho mình một hướng đi an lạc và vững chãi suốt cuộc đời của mình bằng cách phát nguyện và nương tựa Ba Ngôi Quý Báu: Phật, Pháp, Tăng, và Năm Điều Đạo Đức[1] với vị Bổn Sư của mình trực tiếp hoặc gián tiếp dạy dỗ và trao truyền giới pháp cho mình đã thọ, thì mỗi cư sĩ chúng ta có thêm một tên đạo, đó là pháp danh. Đối với vị xuất sĩ, ngoài họ, tên, và pháp danh ra, mỗi vị xuất sĩ chúng ta còn có thêm pháp tự và pháp hiệu.  

Thực vậy, khi sinh ra, lớn lên, xuất gia, học đạo, hiểu đạo, hành đạo, hoằng đạo, hộ đạo, và ứng dụng đạo pháp vào trong đời sống hằng ngày của mình, thì mỗi chúng ta đều có tên, họ, pháp danh, pháp tự, và pháp hiệu khác hoặc giống nhau. Chủ đề của bài viết này là “Hòa thượng Tâm Trí, Minh Châu, Viên Dung, vị Sư – Thầy tài đức vẹn toàn.” Dựa vào đề tài trên, người viết lần lượt định nghĩa, thảo luận, và phân tích từng từ, từng cụm từ, và toàn chủ đề trên.  

Trước tiên, Hòa thượng (Sanskrit: Upādhāya) có nghĩa là người có tài năng và đức hạnh có khả năng dung nhiếp, duy trì, kế thừa, tiếp nối, truyền đạt, giáo dục, đào tạo, nuôi nấng, và dạy dỗ Phật pháp cho những người Phật tử và không phải Phật tử. Hòa thượng là danh từ chung, âm Hán Việt có nghĩa là vị trưởng thượng, đức hạnh, đạo hạnh, gương mẫu, và tôn kính trong Sơn môn, Già lam, Tăng đoàn, trong đạo pháp, và trong dân tộc.     

Hòa thượng họ Đinh, thế danh của ngài là Văn Nam, pháp danh là Tâm Trí, pháp tự là Minh Châu, và pháp hiệu là Viên Dung. Tất cả chữ “pháp” ở đây đều có nghĩa là mạng mạch đạo pháp và dân tộc, là giáo pháp, và là lời Phật dạy. Đọc qua tiểu sử của ngài,[2] chúng ta biết thân phụ của ngài đã đỗ đạt tiến sĩ Hoàng Giáp lúc 21 tuổi năm 1913. Noi gương hiếu học và ảnh hưởng giáo dục trực tiếp của người cha, Hòa thượng quyết tâm tu học và sau này sớm trở thành một vị tài – đức vẹn toàn và sáng ngời trong mọi thời đại.                            

Tâm Trí là âm Hán Việt, danh từ riêng; Tâm có nghĩa là trái tim, là then chốt, là cốt lõi, là tấm lòng… Theo dòng kệ của Tổ Sư Liễu Quán,[3] Tâm là sự truyền thừa và tiếp nối giữa thế hệ trước và thế hệ sau như … Trừng, Tâm, Nguyên … Trí có nghĩa là trí tuệ (S. Prajña/ P. Paññā).

Vậy Tâm Trí là pháp danh của Hòa thượng, người có tấm lòng chân thật và thiết thực có khả năng nhìn xa trông rộng qua nhiều thế hệ và thời đại, qua nhiều khía cạnh đặc thù như nhà giáo dục, nhà phiên dịch Kinh điển, nhà ngoại giao Phật giáo mẫu mực và phù hợp với xã hội hiện tại…

Minh Châu là âm Hán Việt, danh từ riêng; Minh có nghĩa là sáng, trong sáng, sáng suốt, là tuệ giác; Châu có nghĩa là viên ngọc quý báu. Vậy Minh Châu có nghĩa là viên ngọc quý báu và trong sáng, là pháp tự của Hòa thượng, người có viên ngọc Phật pháp đích thực cho đạo pháp và cho dân tộc, có khả năng trao truyền, tiếp nối, và thắp sáng lên ngọn đuốc của chánh pháp cho nhiều thế hệ trong hiện tại cũng như trong tương lai bằng cách phiên dịch các Kinh điển Pali  và Hán văn ra tiếng Việt văn, mở trường dạy học, và đào tạo con người tài đức cho gia đình, cho học đường, và cho xã hội.    

Viên Dung là âm Hán Việt, danh từ riêng; Viên có nghĩa là tròn đầy, hoàn hảo; Dung có nghĩa là dung nhiếp, dung hòa, dung nạp, tóm thâu, khoan dung, rộng lượng, bao la... Vậy Viên Dung có nghĩa là dung thông và hoàn hảo về nhiều khía cạnh tài và đức, là pháp hiệu của Hòa thượng, người có khả năng thẩm thấu và dung nhiếp sự hòa hợp giữa Tăng đoàn, giữa Nam và Bắc tông, và giữa các Kinh điển Hán, Phạn, và Pali.  

Thật vậy, Tâm Trí, Minh Châu, Viên Dungvị Sư – Thầy tài đức vẹn toàn, là chủ đề chính của bài viết này, mang nhiều ý nghĩa đặc thù và quan trọng, có các mối tương quan và tương duyên với nhau rất mật thiết, ba là một, một là ba, và là tất cả, cụ thể chỉ cho Trưởng lão Hòa thượng với đạo hiệu thường dùng hằng ngày là ở phía trước chữ Minh ở phía sau chữ Châu.  

Chúng ta biết ban đầu tu học Phật pháp tại Việt Nam, Hòa thượng Thích Minh Châu là vị thầy mặt y hậu theo truyền thống Phật giáo Bắc tông từ năm 1946 tới năm 1952. Sau đó, Hòa thượng có đủ duyên lành xuất dương du học tại đại học Colombo, Tích Lan (Sri Lanka) năm 1952–1955 và tại đại học Bihar, Ấn Độ năm 1956–1963. Từ những năm đó cho tới khi viên tịch năm 2012, thầy mặc y hậu theo truyền thống Phật giáo Nam tông, và am hiểu Kinh điển và hệ tư tưởng Phật giáo Nam và Bắc truyền.

Theo triết lý Phật giáo, chúng ta được nghe và biết rằng “chiếc áo không làm nên nhà tu, nhưng nhà tu không thể không có chiếc áo này.” Trong ngữ cảnh này, “nhà tu” chỉ cho hành giả, cụ thể là Hòa thượng; dù là Nam truyền hay Bắc truyền, “chiếc áo” của hai truyền thống đó chỉ là phương tiện vật chất dùng để che thân. Nghĩa bóng của nó có nghĩa là an lạc và giải thoát, là ruộng phước tốt nhất cho các hàng Phật tử tại gia và xuất gia có dịp gieo, trồng, duy trì, và vâng giữ.  

Xuyên qua việc tu tập, hành trì, và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày của mình, vị hành giả dùng chiếc áo làm phương tiện cần thiết để bảo vệ thân thể ấm áp khỏi bị gió, lạnh, và khỏi bị côn trùng cắn chích. Nhờ thực tập Phật pháp tinh chuyên như vậy, nên hành giả có thể gặt hái những hoa trái an vui và hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.  

Như vậy, qua những gì thảo luận ở trên, chúng ta biết Hòa thượng có thể được gọi là vị  và cũng có thể được gọi là vị Thầy, gọi chung là vị Sư Thầy xuất chúng. Trong chủ đề của bài viết này, chúng ta bắt gặp hai từ “Sư Thầy.” “” là vị xuất gia hay vị xuất sĩ. Gọi theo âm Hán Việt, “” là danh từ chung thường chỉ cho các vị Sư mặc y hậu theo các nước Phật giáo Nam truyền như Miến Điện, Thái Lan, Tích Lan…, và Việt Nam; “Thầy” cũng là một vị xuất gia hay vị xuất sĩ. Gọi theo tiếng Việt, “Thầy” cũng là một danh từ chung thường chỉ cho các vị Thầy mặc y hậu theo các nước Phật giáo Bắc truyền như Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Quốc…, và Việt Nam. “Thầy” đôi lúc cũng có nghĩa là vị cư sĩ.

Vậy, ở Việt Nam có cả “ và Thầy,” ở Hòa thượng cũng có cả “ và Thầy,” ở chính người cũng có cả việc am hiểu Kinh điển và sự hòa hợp giữa Nam và Bắc tông, và ở chính ngài cũng có cả an vui, hạnh phúc, giác ngộ, và giải thoát. Trong bài viết này, “ và Thầy” đi chung với nhau chỉ cho vị xuất Sĩ, cụ thể là Hòa thượng Thích Minh Châu, vị Sư Thầy quý kính, bao hàm trọn vẹn các ý nghĩa trên.

Đọc và viết xong bài thảo luận trên, chúng ta biết cái tâm hiện ra cái tướng. Pháp danh, pháp tự, và pháp hiệu của thầy đều biểu hiện ra cái tài và cái đức trọn vẹn. Người thời nay hiếm có người theo kịp thầy.

Thực vậy, Hòa thượng Thích Minh Châu là vị Sư Thầy tài – đức toàn vẹn. Với ánh sáng giáo dục và đào tạo con người tài đức, thầy có khả năng trao truyền và thắp sáng lên các ngọn đuốc của chánh pháp cho nhiều thế hệ con cháu hiện tại và mai sau. Càng thắp sáng lên ngọn đuốc của chánh pháp, thì ánh sáng tuệ giác của thầy càng chiếu tỏa trong không gian và thời gian, trong tự thân, trong tha nhân, trong Tăng đoàn, gia đình, học đường, và trong xã hội.

Để tưởng nhớ và học theo tài năng và đức hạnh của thầy, những Kinh điển của thầy dịch, biên soạn, và viết lách, những chương trình giáo dục của các trường Bồ-đề và đại học, và những chương trình giáo dục thanh thiếu niên, chúng ta có thể đem ra giảng dạy, áp dụng, và thực hành vào trong các học đường hiện tại, đặc biệt là vào trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta cho thích hợp.

Thành kính đảnh lễ Hòa thượng Thích Minh Châu, vị Sư Thầy thân thương và quý kính!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

The Most Venerable Tâm Trí, Minh Châu, Viên Dung, perfectly talented and virtuous Monk – Teacher

Born, grew up, succeeded in this life, each of us has different and similar surname and name named parents and grandparents of two maternal and paternal sides to inherit and to connect spiritual and blood lineage. Towardlay person, in the moments of being registered in Buddhism – the path of enlightenment, loving-kindness, compassion, peace, and awakening, and in the moments of understanding and choosing himself or herself direction of leading to peacefulness and steadiness throughout his/ her life by taking a vow and taking refuge in the Triple Gem: the Buddha, the Dharma, the Sangha, and the Five Virtuous Trainings[4] with his or her original Master directly and indirectly teaching, granting, and transmitting the Dharma precepts received, each of us has one more religious name, that is to say, Dharma name. Toward Monastic, apart from surname, name, and Dharma name, each of us still has more Dharma character and Dharma aka.      

Indeed, when being born, growing up, leaving home for a monastic life, learning the Dharma, understanding the Dharma, practicing it, preaching it, protecting it, and applying it in his or her daily life, each of us has the different and similar name, surname, Dharma name, Dharma character, and Dharma aka. The title of this writing is “The Most Venerable Tâm Trí, Minh Châu, Viên Dung, perfectly talented and virtuous Monk – Teacher.” Depending on the above topic, the writer defines, discusses, and analyzes every word, every phrase, and the above whole title in turn. 

First of all, the Most Venerable One (Sanskrit: Upādhāya) means the person with talent and virtue has the ability to contain, uphold, inherit, connect, impart, educate, train, nourish, and to bring up the Buddha Dharma to Buddhists and non-Buddhists. The Most Venerable One that is common noun, Sino-Vietnamese word means elder One, virtuous One, moral One, exemplary One, and honored One in the Temple, Pagoda, Delegation, in the Dharma path, and in the people.             

The surname of the Most Venerable One is Đinh, whose family name is Văn Nam, Dharma name is Tâm Trí, Dharma character is Minh Châu, and Dharma aka is Viên Dung. All the “Dharma” words here mean a life vein of the Dharma path and the people, the Dharma, and the Buddha’s teachings. Reading his biography,[5]we knew that his father graduated with second-rank doctor at the age of 21 in the year 1913. Following his father’s studious example and affecting his father’s direct education, the Most Venerable was determined to cultivate, to learn, and to afterward early become the perfectly and brightly talented and virtuous One in all ages.                  

Tâm Trí is Sino-Vietnamese word, general noun; Tâm means heart, the key, the essence, the heart, etc. According to the stream of Patriarch Liễu Quán,[6]’s verse, Tâm is the impartation and connection between previous generations and next generations such as … Trừng, Tâm, Nguyên, (… Purification, Heart, Origin…), etc. Trí means wisdom (S. Prajña/ P. Paññā).       

Thus, Tâm Trí is the Dharma name of the Most Venerable One that has his sincere and authentic heart has the ability to be far-seeing through many specific aspects such as educator, translator of Scriptures, Buddhist diplomat of example and suitability for the present society, etc.      

Minh Châu is Sino-Vietnamese word, private noun; Minh means bright, clear-sighted, perspicacious, insightful; Châu means precious gem. Thus, Minh Châu means precious and clear-sighted gem, the Dharma character of the Most Venerable One, who has the gem of the authentic Buddha Dharma for the Dharma path and the people, has the ability to transmit, connect, and to light up the torch of the Dharma for many generations in the present as well as in the future by translating the Pali and Chinese Sutras into Vietnamese, opening school to teach and to train talented and virtuous people to family, to school, and to society.       

Viên Dung means Sino-Vietnamese word, private noun; Viên means fully round, perfect; Dung  means collection, harmonization, acceptability, forgiveness, generosity, capaciousness, etc. Thus, Viên Dung means collection and perfection for aspects of talent and virtue, the Dharma aka of the Most Venerable One, who has the ability to permeate and to collect harmony among the Sangha, between Southern and Northern Buddhism, and between Chinese, Sanskrit, and Pali Sutras.

Indeed, Tâm Trí, Minh Châu, Viên Dungperfectly talented and virtuous Monk – Teacher, is the main title of this writing, brings many specific and important meanings, has interdependent relationships with one another very closely, three becomes one, one becomes three, and all, is concretely intended for the Most Venerably Elder One with daily frequently used Dharma aka being in the front of Minh and at the back ofChâu.     

We know that initially cultivating and learning the Buddha Dharma in Vietnam, the Most Venerable Thích Minh Châu was the teacher wearing his brown yellow robes according to Northern Buddhist tradition from the year 1946 to the year 1952. Afterward, he had enough good opportunity to go abroad to study at Colombo University in Sri Lanka in 1952 – 1955 and at Bihar University in India in 1956 – 1963. From those years until passing away in 2012, he wore brown yellow robes according to Southern Buddhist tradition and was conversant with the Sutras and systems of Theravāda and Mahāyāna Buddhist thoughts.

According to Buddhist philosophy, we have been heard and known that “a robe cannot become a monastic, but the monastic cannot but have this robe.” In this context, “the monastic” is indicated for the practitioner, concretely the Most Venerable One; whether Southern Buddhist tradition or Northern Buddhist tradition, the “robe” of those two traditions is only means of materials used to cover his or her body. Its figurative sense means peacefulness and deliverance, a rice paddy of the best merit for lay people and monastics to have a chance to sow, plant, uphold, and to comply.  

Through cultivation, practice, and the applied Buddha Dharma into his or her daily life, the practitioner uses the robe to make means necessary to protect his or her warm body from the wind, the cold, and from stings and bites of insects. Thanks to practicing the Buddha Dharma diligently like this, the practitioner can reap followers and fruits of peaceful joy and happiness right here and right now in the present life.  

Thus, through the above discussed things, we know the Most Venerable One can be called the Monastic and can also be called the Teacher, generally called the prominent Monastic Teacher. In the topic of this writing, we encounter the two words “Monastic Teacher.” The “Monastic” is the monk or the nun. Calling according to Sino-Vietnamese word, “Monastic” is a common noun indicated frequently for the Monastics who wear brown yellow robes according to Southern Buddhist countries such as Burma, Thailand, Sri Lanka, etc., and Vietnam; the “Teacher” is also the monk or the nun. Calling according to Vietnamese, “Teacher” is also a common noun frequently indicated for the teachers who wear brown yellow robes according to Northern Buddhist countries such as Japan, South Korea, China, etc., and Vietnam. “Teacher” sometimes also means lay person or lay teacher.    

Thus, in Vietnam there is both “the Monastic and the Teacher,” in the Most Venerable One there is also both the “Monastic and the Teacher,” in himself there is also both the expertness of the Sutras and harmony between Theravāda and Mahāyāna Buddhism, and within him there is also both peaceful joy, happiness, enlightenment, and deliverance. In this writing, “the Monastic and the Teacher” that go together are indicated for the Monk, namely the Most Venerable Thích Minh Châu, the estimably Monastic Teacher, implying the above integral meanings.   

Finishing reading and writing the above discussion, we know the heart manifests the sign. His Dharma name, Dharma character, and Dharma aka manifest his perfectly talent and virtue. The present people seldom have anyone to keep pace with him. 

Indeed, the Most Venerable Thích Minh Châu is the perfectly talented and virtuous Monastic Teacher. With the light of education and train of talented and virtuous people, he has the ability to impart and to light up the torches of the Dharma to many descendant generations in the present and in the future. The more the torch of the Dharma is lighted up, the more his insightful light is brightened in space and time, in oneself, in others, in the Sangha, family, school, and in society.  

To commemorate and to follow his talent and virtue, the Sutras translated, compiled, and written by him, the education curricula of Bodhi schools and Vietnam Buddhist Universities, and the education curricula of the youth and teenagers, we can bring them out to teach, to apply, and to practice in the present schools, especially in our daily lives accordingly.  

Respectfully pay homage to the Most Venerable Thích Minh Châu, the dear and estimable Monastic Teacher!

 


[1]  Năm Điều Đạo Đức gồm có 1. Nuôi dưỡng tâm từ bi đối với chúng sinh, 2. Phát khởi tâm bố thí, 3. Xây dựng hạnh phúc gia đình, vợ chồng và con cái, 4. Giữ vững niềm tin, chân thật, và uy tín cho tự thân và cho đoàn thể, 5. Nuôi dưỡng trí tuệ bằng cách biết thương mình và thương người.    

[2] Xem http://www.daophatngaynay.com/vn/phatgiao-vn/con-nguoi-vn/11771-Tieu-su-truong-lao-hoa-thuong-Thich-Minh-Chau.html

[3] Xem http://phapluan.vn/vanhoc/lich-su/nhan-vat/2381-to-su-thiet-dieu-lieu-quan-hanh-trang-va-ke-thi-tich

[4] The Five Virtuous Trainings consist of 1. Nourishing the heart of loving-kindness and compassion toward living beings, 2. Developing the heart of alms-giving, 3. Building happiness of family, husband, wife, and children, 4. Taking hold of confidence, truth, and prestige for oneself and for delegation, 5. Nurturing wisdom by knowing how to love one and how to love others.

[5]  See http://www.daophatngaynay.com/vn/phatgiao-vn/con-nguoi-vn/11771-Tieu-su-truong-lao-hoa-thuong-Thich-Minh-Chau.html in Vietnamese.

[6] See http://phapluan.vn/vanhoc/lich-su/nhan-vat/2381-to-su-thiet-dieu-lieu-quan-hanh-trang-va-ke-thi-tich

 
Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này