Chùa nghệ sĩ: Chốn của yêu thương - Phật Giáo Việt Nam
10:02 +07 Thứ ba, 14/05/2024

Chùa nghệ sĩ: Chốn của yêu thương

Thứ hai - 21/05/2012 20:38
Chùa nghệ sĩ: Chốn của yêu thương

Chùa nghệ sĩ: Chốn của yêu thương

(HDPT) - Nằm trên đường Thống Nhất (quận Gò Vấp, TP. HCM) chánh điện chùa Nghệ Sĩ khá nhỏ nhắn và khiêm tốn vì phần lớn khuôn viên chùa dành làm nơi yên nghỉ của những nghệ sĩ
 
 
 
 
 

 

 

 

 

 
Ông Nguyễn Đình Độ chăm sóc mộ nghệ sĩ
                                                               Ảnh: Thiên Bình
 
Năm 1949, NSND Phùng Há vận động các "Mạnh Thường Quân” đóng góp tiền mua một mảnh đất đất rộng trên 6.080m2 để làm nơi chôn cất những nghệ sĩ cải lương. Trên mảnh đất đo, năm 1969, bầu Năm Công xây dựng một cái am; đến năm 1994, ông Diệp Nam Thắng (hay còn được gọi là bầu Xuân) xây cất một ngôi chùa với tên gọi Nhựt Quang Tự. Nhưng mọi người vẫn quen gọi là chùa Nghệ Sĩ nên tên gọi Nhựt Quang Tự đến nay không còn mấy người biết. Chùa Nghệ Sĩ được phân ra thành hai khu vực chính: chùa và nghĩa trang. Nghĩa trang hiện có trên 400 ngôi mộ nghệ sĩ và hai tháp cốt với khoảng 500 lọ hài cốt. Trước năm 1994, tứ thân phụ mẫu của nghệ sĩ cũng được chôn tại đây nhưng do diện tích ngày càng hạn hẹp nên nghĩa trang chỉ còn dành riêng cho giới nghệ sĩ. Viếng nghĩa trang, ta có thể "gặp” lại những khuôn mặt nghệ sĩ danh tiếng một thời như NSND Phùng Há, Út Trà Ôn, Năm Đồ,...
 
Khi trên đỉnh cao sự nghiệp, nhiều nghệ sĩ thường tiêu pha hoang phí nên khi lỡ thời, sa cơ thì chẳng còn gì. Sau ánh hào quang trên sàn diễn, sau những vai diễn ông hoàng, bà chúa là những phận đời long đong. Đơn cử như, nghệ sĩ Năm Đồ nổi tiếng với vai Điêu Thuyền trong vở Phụng Nghi Đình, Yến Phi Long, Chung Vô Diệm... nhưng về già không chốn nương thân, sống bằng tình thương của những người hảo tâm, chết không có quan tài để chôn, Ban trị sự chùa Nghệ Sĩ đã đứng ra lo tang ma chu đáo cho nghệ sĩ Năm Diệm. "Nghệ sĩ khi chết được chôn ở nghĩa trang hoàn toàn miễn phí, không những vậy đối với những trường hợp nghèo quá thân nhân không lo được, chùa còn hỗ trợ quan tài” - ông Diệp Nam Thắng cho biết. Ngay cả những nghệ sĩ có điều kiện cũng muốn khi chết được chôn cất tại nghĩa trang giữa những người bạn một thời chung sàn diễn. Ông Nguyễn Đình Độ, năm nay đã 53 tuổi, hàng ngày đạp xe từ quận 12 sang chùa làm công quả quét dọn vệ sinh. Vốn từng tham gia trong các đoàn hát Trâm Hoa Mai, Trường Sơn, Tây Nguyên, nay về già ông tìm đến chùa làm công việc quét dọn và lấy việc bầu bạn với những người đã khuất làm niềm vui sống.
 
Tượng đài ấn tượng với hình ảnh cây nến sắp tắt
 
Chùa Nghệ Sĩ còn là nơi tá túc của một số nghệ sĩ lớn tuổi không người thân thích, cửa chùa luôn rộng mở không chỉ với giới nghệ sĩ mà còn chia sẻ khó khăn với những người nghèo khổ. Từ nguồn vận động quyên góp của các "Mạnh Thường Quân” và sự hỗ trợ của các đơn vị hảo tâm, hàng năm chùa Nghệ Sĩ đều tổ chức nhiều đợt phát quà, khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho người nghèo ở nhiều vùng miền của đất nước. Chùa vừa thờ Phật vừa có nhà thờ Tổ nghiệp, là nơi trú ngụ cho linh hồn của người nghệ sĩ để những yêu thương của người sống tìm về...
 
 

BẢO HẠNH

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này