Cầu an: Một nghi lễ Phật giáo đậm chất nhân văn - Phật Giáo Việt Nam
16:13 +07 Thứ năm, 28/03/2024

Cầu an: Một nghi lễ Phật giáo đậm chất nhân văn

Thứ năm - 06/02/2020 09:49
Cầu an: Một nghi lễ Phật giáo đậm chất nhân văn

Cầu an: Một nghi lễ Phật giáo đậm chất nhân văn

(HDPT) - Trong suốt chiều dài lịch sử, việc thờ cúng tâm linh là một hiện tượng của tự nhiên, có mối quan hệ gắn bó lâu dài và lễ cầu an trở thành một nghi lễ không thể thiếu của con người, thành một nếp sinh hoạt văn hóa với tập tục đầu năm.
 

Khác với các hình thức nghi lễ khác, lễ cầu an đầu năm là một hoạt động để khép lại một giai đoạn cũ và khởi sự cho một giai đoạn mới với những hi vọng vào một năm tương lai tốt đẹp. Trong những buổi lễ cầu an quý thầy thường sẽ có những bài pháp thoại chia sẻ về ý nghĩa của việc cầu an.

Và cũng chính vì lẽ đó ngày 02/02/2020 (nhằm ngày 09 – tháng giêng – năm Canh Tý) tại chùa Khô thôn Thanh Vị, xã Tiên Phong, huyện Ba Vì, Tp. Hà Nội đã diễn ra buổi lễ khai xuân thượng nguyên, chiêm bái Xá Lợi Phật và cầu an. Tại buổi lễ có NS Thích Đồng Hòa – UVTT Ban Văn hóa TƯ GHPGVN, Trụ trì Chùa Khô, Trưởng ban tổ chức cùng quý sư đệ tử tại bản tự.

Về phía chính quyền có ông Đỗ Đình Trưởng – Chủ tịch UBND xã Tiên Phong cùng đại diện Đảng Ủy, HĐND, UBNN, UBMT TQVN và tất cả các ban ngành xã Tiên Phong, thôn Thanh Lũng, thôn Vị Nhuế và đông đảo quý bà con nhân dân đeo khẩu trang về tham dự buổi lễ.

Bài pháp được được Ni sư Thích Đồng Hòa chia sẻ về việc: “Con người càng tinh tiến tu học bao nhiêu sẽ càng thành công bấy nhiêu, đo lường sự thành công bằng việc hành trì tu tập không phải giống quý thầy. Mà ở nơi giá trị của mỗi người đóng góp cho xã hội, bằng các hình thức khác nhau, điều đó làm cho mỗi cá nhân phải cố gắng tu tập thực hành về lĩnh vực chuyên môn của mình. Nếu mình tu tốt về chuyên môn thì mình trở thành chuyên nghiệp trong lĩnh vực đó, nếu mình tu tốt thực hành tốt nuôi dưỡng lòng bao dung, lòng cảm thông, sự thấu hiểu, điều đó khiến mình có một thái độ tốt.

“Có câu nói thái độ hơn trình độ”, như vậy thực hành và tu tập theo giáo pháp của đức Phật là tinh tấn tu tập hành trì lòng bao dung, dùng lý trí để hiểu về nhân quả, dùng tinh tiến để trở nên chuyên nghiệp trong công việc mình lựa chọn. Dùng ánh sáng trí tuệ (giáo pháp) của đức Phật để thiết lập mục tiêu và dùng giới luật để đưa cho mình một kế hoạch tốt nhất và thực hiện nó trong kỉ luật tất sẽ tạo ra may mắn, tạo ra bình an và thành công như ý ta muốn.

“Đức Phật nói: Ngài không phải một vị thánh, không phải một vị thần Ngài chỉ là Ngài người, đã tìm ra chân lý cho cuộc sống này, ai thực tập theo đó, hành theo đó, nói theo đó hạnh phúc liền ở bên”.

Chính vì vậy nghi thức cầu an là một phương pháp tái hiện lại môi trường để giúp được con người chúng ta trong bộn bề lo toan. Để rồi tìm đến cửa Phật thanh tịnh, được nghe pháp giống như khai thị cho chúng ta tìm ra chân lý mà bấy lâu ta mải mê bon chen với cuộc sống, quên đi điều đơn giản nhất là ta gieo gì hôm nay ta sẽ gặt hái được quả đó vào mai sau.

Lễ cầu an và nghe pháp đầu năm với ý nghĩa như là một nghi lễ để mang lại sự an lạc, bình an đã đáp ứng được những mong ước của Phật tử tham dự về một năm mới với những điều an lạc sẽ đến. Lễ cầu an đầu năm giống như một liệu pháp tâm linh, bù đắp cho những nỗi hoang mang lo sợ của con người về một năm tương lai mơ hồ.

Nghi lễ cầu an vào những ngày đầu năm là một sinh hoạt chính đáng và phù hợp với nhu cầu tâm linh trong cuộc sống đời thường của con người, đồng thời là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt mỗi dịp xuân về. Một điều cần nhớ là lễ cầu an như một hình thức cầu nguyện cao thượng, có hiệu quả giúp chúng ta tiêu trừ nghiệp nhân xấu khi và chỉ khi bản thân chúng ta biết sống chân chính, biết làm điều thiện và tạo được nghiệp lành.

Cũng tương tự, để đương đầu với bệnh tật, để được khỏe mạnh, tai qua nạn khỏi và an lạc nội tâm, theo đức Phật là mỗi người phải tự trau dồi đời sống đạo đức và trí tuệ, phát huy các hạnh lợi tha, giúp đỡ mọi người, sống an trụ, chính niệm và tỉnh thức trong từng phút giây của hiện tại. Không hoài vọng về quá khứ để thoát khỏi thế giới kinh nghiệm đau thương. Sống một cách sáng suốt, bình thản trong hiện tại biết bình thản đón nhận mọi việc ở đời. Người sống được như vậy thì lúc nào cũng “an”, lúc nào cũng khỏe mạnh, cũng hạnh phúc, không cần cầu nguyện và mong mỏi cũng được bình an.

 

 

 
(Theo PSO)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này