Hà Nội: Đại lễ Vu lan chùa Diên Phúc - Phật Giáo Việt Nam
04:51 +07 Thứ ba, 14/05/2024

Hà Nội: Đại lễ Vu lan chùa Diên Phúc

Thứ năm - 23/08/2012 10:30
(HDPT) - Tham gia buổi lễ có Anh hùng Lao động Đặng Vũ Khiêu, lãnh đạo UBND huyện Đông Anh, các tăng, ni tại các trụ xứ và Học viên Phật giáo Sóc Sơn cùng đông đảo phật tử và khách thập phương xa gần đều vân tập về chùa dự Lễ.
 

Ngày 3 tháng 7 năm Nhâm Thìn (19/8/2012) Chùa Diên Phúc (Đông Anh, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ Vu Lan, cài hoa hồng và dâng y cúng dường chư tăng.

Theo Kinh Vu Lan, vào thời đức Phật Thích Ca còn tại thế, đệ tử thứ 4 của Ngài là Mục Kiền Liên, sau khi giác ngộ Phật pháp đã đặng lục thông chứng quả ngôi Bồ Tát. Ngài Mục Kiền Liên nhớ đến Mẹ mình (là bà Thanh Đề) đã dầy công chăm sóc và nuôi dưỡng nên tìm Mẹ để báo đáp công ơn.

Ngài dùng huệ nhãn để tìm kiếm Mẹ khắp nơi, bất chợt Ngài thấy Mẹ mình bị đày vào Địa ngục sinh làm ngã quỷ, không cơm ăn áo mặc, thân hình tiều tụy! 

Mục Kiền Liên thấy Mẹ như vậy thương xót vô cùng, Ngài dùng những phẩm vật dâng lên Mẹ để bù đắp lại cho Mẹ những ngày đói khát! Nhưng vì nghiệp báo và tính bỏn xẻn từ kiếp trước của bà Thanh Đề chưa hết, nên khi đưa cơm lên miệng để ăn bà Thanh Đề vẫn sợ những ngã quỷ khác cướp mất, nên vội vàng tay bốc ăn tay che đậy, khi đó những phẩm vật ngon lành Mục Kiền Liên dâng Mẹ bị hóa thành những hòn than lửa nóng rực khiến bà Thanh Đề không thể nào nuốt được!!! 

Ruột đau từng khúc, nước mắt tuôn rơi, Mục Kiền Liên vội quay về gặp Thế Tôn trình bày cơ sự và mong muốn đức Phật chỉ dạy làm thế nào cứu được Mẹ mình.

Đức Thế Tôn với lòng từ bi rộng lớn đã chỉ bảo Mục Kiền Liên cho dù đã chứng ngôi Bồ Tát và với lòng hiếu thảo hoặc nhờ vào những thần lực nào đi nữa cũng không thể cứu Mẹ được mà phải chọn ngày 15 tháng Bảy(âm lịch) là ngày Tự Tứ, sửa soạn cơm canh, nhang đèn, hoa trái và nơi nghỉ ngơi rồi thành kính cung thỉnh chư Tăng và nhờ thần lực chú nguyện của chư Tăng mới có thể giúp Mẹ ông thoát khỏi nạn ngã quỷ, nhờ đó vong linh của mẹ ông đã thoát khỏi địa ngục của ngã quỷ...

Nhân đó Mục Kiền Liên hỏi Phật rằng, về sau nếu Phật tử muốn làm Lễ Vu Lan để báo hiếu thì có được không? Phật đồng ý ngay. Từ đó ngày rằm tháng Bẩy được coi là ngày Lễ Vu Lan và mùa Vu Lan ra đời từ đó.

Ở Việt Nam, ngày Lễ Vu Lan từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với tất cả mọi người, dù già hay trẻ đều coi đây là một ngày để con cháu tỏ lòng hiếu thảo với đấng sinh thành ra mình.

Giáo sư Đặng Vũ Khiêu, người thường xuyên có mặt trong tất cả các sự kiện được tổ chức tại chùa Diên Phúc, cứ đến Lễ Vu Lan Ông lại cùng toàn thể gia đình về chùa lễ Phật, theo Ông Lễ Vu Lan có một ý nghĩa hết sức quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến ý nghĩa giáo dục đạo đức cho những người làm con trong bối cảnh đạo đức xã hội đang có sự suy thoái xuống cấp nghiêm trọng, diễn ra ngày càng nhiều trong xã hội Việt Nam ngày nay.

Lại một mùa Vu Lan nữa đã đến, mong sao cho những đứa con đang lầm đường lạc lối, những đứa bán mình cho quỷ dữ, đang đánh mất mình, hỗn láo, hành hạ, đầy đoạ, coi thường những người đã có công sinh thành ra mình mà tỉnh ngộ, quan tâm chăm sóc chu đao cha mẹ mình nhiều hơn, để họ được sống trong cảnh con cháu sum vầy, hạnh phúc đến hết cuộc đời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phạm Ngọc Thủy

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này