Nhân mùa Phật đản: Tìm hiểu về giáo lý, giáo điều căn bản của đạo Phật - Phật Giáo Việt Nam
16:36 +07 Thứ sáu, 29/03/2024

Nhân mùa Phật đản: Tìm hiểu về giáo lý, giáo điều căn bản của đạo Phật

Thứ sáu - 24/04/2020 10:31
Nhân mùa Phật đản: Tìm hiểu về giáo lý, giáo điều căn bản của đạo Phật

Nhân mùa Phật đản: Tìm hiểu về giáo lý, giáo điều căn bản của đạo Phật

(HDPT) - Hằng năm vào ngày rằm tháng 4 (âm lịch) lễ kỷ niệm đức Thích Ca đản sinh, chúng ta lại cùng nhau ôn lại lịch sử và tìm hiểu ý nghĩa thâm hậu của ngày lễ trọng đại này.
 

Lễ Phật đản là ngày đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời tại vườn Lâm-Tỳ- Ni, theo tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn gọi là Vai sa kha. Ngài ra đời nhằm (ngày 15 - 4 âm lịch) năm 624 (trước công nguyên). Đây là ngày lễ được cả nhân loại hướng tới đó là (Đại Vesak - LHQ) hàng năm do tổ chức này ấn định ở mỗi quốc gia. Với nước ta lễ Phật đản từ lâu đã trở thành ngày lễ lớn của Dân tộc.

Theo thông tư của Trung Ương Giáo hội Việt Nam, năm nay do nạn dịch Virus Corona-19 không tổ chức lớn ngày lễ Đản sinh đức từ Phụ. Đây cũng là bản hạnh của đức Thế Tôn khi Ngài còn tại thế, đó là “thiểu dục tri túc” để tu dưỡng - khai mở chân tâm. Với tinh thần này, nhân ngày Đản sinh thiêng liêng - chúng ta cùng nhau tìm hiểu đôi nét về lịch sử cũng như giáo lý của Ngài đã để lại cho nhân loại. Đây cũng là nén tâm hương hồi hướng tới Bản hoài bi mẫn của đức Từ Phụ khi Ngài còn tại thế.

Đức Phật - Bậc từ Phụ trí huệ và bi mẫn - một nhân vật lịch sử

Lễ Phật đản là ngày đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời tại vườn Lâm-Tỳ- Ni, theo tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn gọi là Vai sa kha. Ngài ra đời nhằm (ngày 15 - 4 âm lịch) năm 624 (trước công nguyên).

Lễ Phật đản là ngày đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời tại vườn Lâm-Tỳ- Ni, theo tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn gọi là Vai sa kha. Ngài ra đời nhằm (ngày 15 - 4 âm lịch) năm 624 (trước công nguyên).

Nếu như các tôn giáo khác thường xây dựng cho mình một vị giáo chủ mang tính cách siêu nhiên thần bí, và do vậy nên cuộc đời của các vị giáo chủ này cũng thường không có được lịch sử rõ ràng, thì Phật giáo đã coi nhân vật sánh lập ra đạo Phật như một vị thầy (sư Phụ) chỉ dạy con đường dẫn đến sự giác ngộ - giải thoát những khổ đau trong cuộc sống. Mặc dù ở đâu đó một số học giả có đề cập đến tính chất siêu hình của Phật giáo Đại thừa (Mahayana) và về học thuyết Tam Thân Phật, nhưng tựu chung thì tất cả đều thừa nhận rằng vị giáo chủ của Phật giáo là Ngài Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni) là một nhân vật lịch sử. Cuộc đời của Ngài đã được ghi chép và để lại nhiều những dấu ấn, những chứng tích lịch sử sinh động khiến nhiều người thao thức cho đến nay. Tứ Thánh Địa Phật giáo tại Ấn Độ là một minh định sinh động về cuộc đời phi thường của một vĩ nhân trong lịch sử - Đó là đức Thích Ca Mâu Ni. Vườn Lâm-Tỳ-Ni (Lumbini) nơi thành Ca-Tỳ-La-Vệ (Kapilavatthu) thuộc xứ Nepan ngày nay là nơi Ngài ra đời (nhằm ngày 15 tháng 4 âm lịch, năm 624 (trước công nguyên) trong một dòng dõi quý tộc vương quyền Sakya mà cha là vua Tịnh Phạn (Suddhodana), mẹ là hoàng hậu Ma Da (Maha Maya).

Bồ - Đề - Đạo - Tràng (Bodhgaya) là nơi đức Phật tìm ra con đường Trung đạo và Giác ngộ. Sau khi từ giã vợ là công chúa Da-Du-Đà-La (Yasodhara) và con trai là La Hầu la (Rahula) để ra đi tầm cầu học đạo giải thoát, thái tử Tất- Đạt- Đa (Siddhattha) đã lần lượt theo học nhiều vị thầy khả kính như Alarama Kalama và Uddaka  Ramaputta và đã chứng được cảnh giới Phi tưởng Phi phi tưởng là tầng Thiên thứ tám - tằng cao nhất của thiền Vô sắc giới. Nhưng Ngài vẫn chưa thỏa mãn với pháp tu tập này và nhận ra rằng chân lý và sự vắng lặng chỉ tìm được ở bên trong của con người, Ngài lại tiếp tục ra đi tìm con đường cứu cánh nhất cho sự giải thoát. Sau 6 năm tu hành khổ hạnh cùng 5 anh em ông Kiều Trần Như (Kondanna) Ngài nhận thấy lối tu khổ hạnh không thể đem lại lợi ích. Cuối cùng dưới gốc cây Bồ-đề, sau 49 ngày đêm thiền định Ngài đã tìm ra chân lý - đó là con đường Trung đạo, con đường duy nhất đưa đến sự  giác ngộ-giải thoát tối hậu. Cây Bồ-đề tại Bồ-Đề-Đạo-Tràng hiện nay thuộc tiểu bang Bihar - phía Bắc của Ấn Độ vẫn được bảo tồn và nơi đây đã xây cất lên tháp Đại Giác để ghi nhận sự thành đạo kỳ diệu của đức Phật, Thánh điạ này đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Thánh tích vườn Lộc - Dã thuộc Ba-La-Nại (Banares) hiện đang được Viện Khảo cổ học Ấn Độ khai thác và tu bổ là nơi ghi đức Phật đã giảng bài pháp đầu tiên về chân lý của sự khổ, triết lý vô ngã, vô thường cho 5 anh em ông Kiều Trần Như là những người bạn cùng tu khổ hạnh với đức Phật buổi đầu. Xuất phát từ sự thâm diệu, bài Pháp này còn được gọi là Tứ Thánh Đế và đây là bài pháp chuyến Pháp luân đầu tiên của đức Phật.

Sau khi thành đạo, đức Phật đã lên đường hoằng dương giảng dạy giáo lý vi diệu mà Ngài chứng đắc. Trong suốt 45 năm: với lòng bi mẫn độ pháp cho nhân loại bằng tấm gương vô úy thí của mình, với sự thuyết giảng pháp phương tiện (giáo lý) về con đường dập tắt khổ đau, phiền não. Giáo pháp của Ngài đã thâm nhập vào đời sống nhân gian và dẫn dắt cho nhiều cảnh đời khổ đau- thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử trầm luân. Sau khi hoàn thành thông điệp “Khai thị ngộ nhập Phật tri kiến” đến toàn nhân loại, Ngài nhập nhập Niết bàn ở tuổi 80 bên bờ sông Ni-Liên-Nhã-Bạt (Hỉranyavati) thuộc thành Câu-Thi-Na (Kusinagara).

Đó là bốn địa danh chính về cuộc đời tu hành thành đạo và giáo hóa chúng sinh của đức Phật và đó cũng là những minh chứng hiện thực sinh động về con người lịch sử của đức Phật. Ngày nay tại các Thánh địa thiêng liêng này đã trở thành nơi chiêm bái thường xuyên của toàn thể tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới.

Giáo lý căn bản của đạo Phật:

Nghiệp lực tuy cũng là hư huyễn, nhưng vẫn có khả năng lôi kéo sinh mạng tiến hay thoái trong các cõi sống được an vui hay chịu khổ đau.

Nghiệp lực tuy cũng là hư huyễn, nhưng vẫn có khả năng lôi kéo sinh mạng tiến hay thoái trong các cõi sống được an vui hay chịu khổ đau.

Kinh sách Phật có rất nhiều, đó là điều ai nấy đều biết, vì vậy mà cho đến hiện nay, cũng không sách nào chỉ rõ, bộ kinh nào hay, bộ kinh nào là tiêu biểu cho đạo Phật. Theo HT.Thích Thánh Nghiêm, ở Trung Quốc sở dĩ có nhiều tông phái xuất hiện, nói chung là do lập trường của các tông phái suy tôn các bộ kinh luận nào là căn bản đối với họ.

Thế nhưng giáo lý đạo Phật có một nguyên tấc căn bản do đức Thích Ca Thế Tôn chứng ngộ, đó là đạo lý duyên sinh chi phối vũ trụ và nhân sinh.

Duyên sinh là do nhân duyên sinh ra. Các hiện tượng vũ trụ và nhân sinh đều do nhiều mối quan hệ kết hợp với nhau mà có. Thí dụ cho dễ hiểu về mối tương quan trong việc in ấn một tác phẩm như: Một thiên văn chương, giải thích một vấn đề có liên quan đến Phật giáo, mà tác phẩm đến được tay độc giả, xem ra có vẻ đơn giản, nhưng thực ra chúng còn là những quan hệ nhân duyên không ít phức tạp: Đó là nguồn gốc của văn tự, tu dưỡng của người viết văn, hấp thu và tích lũy tri thức, nhiệt tình và kiến giải của tác giả và một số các khâu khác như việc hiệu đính, in ấn.v.v. cuối cùng mới gọi là hoàn tất tác phẩm chuyển từ tay tác giả đến tay người đọc. Quan hệ nhân duyên, trong ví dụ nêu trên là khá thô thiển để dễ thấy; nếu khảo sát thêm một bước đi nữa thì mỗi một quan hệ lại kéo theo nhiều mối quan hệ khác. Hiện tượng quan hệ này liên quan đến quan hệ khác, tức là nhân duyên. Một sự việc xuất hiện là do nhân duyên tụ hội. Sự vật tiêu vong là do nhân duyên ly tán. Như vậy, gọi là duyên sinh, duyên diệt.

Chính vì vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều là duyên sinh duyên diệt, đều biến hóa vô thường, cho nên tất cả mọi hiện tượng đều là hư huyễn, tạm bợ, không giả, từ một giọt nước; cho tới toàn bộ thế giới, cho đến các tinh tú cũng đều như vậy, không phải là vĩnh hằng và đã không tồn tại vĩnh hằng, thì là không giả. Phật giáo gọi là “duyên sinh tính không”.

Về vấn đề này các tổ thầy bảo: Phật giáo sở dĩ bị người ta đánh giá là cửa không (không môn) chính là vì lẽ đó. Thế nhưng, đối với nghĩa không của đạo Phật, người ta lại hiểu lầm rất nhiều. Bởi vì, “không” của đạo Phật có nghĩa là không có sự vật nào là cố định, không biến đổi; sự vật đó không phải “thực tại” chứ không phải là không tồn tại. Đại đa số người đều cho rằng, không có nghĩa là không có gì hết. Cũng như một chiếc xe hơi, nếu lấy con mắt của nhà hóa học mà phân tích thì chiếc xe hơi là “không thực tại”. Chiếc xe hơi là do một số nguyên tố và quan hệ kết hợp lại mà thành. Nhưng xét trên hiện tượng, khi thấy xe hơi còn chưa bị thải bỏ, chưa bị đưa ào lò để nấu lại, thì chiếc xe hơi vẫn là chiếc xe hơi hiện hữu.

Do đó, khi Phật giáo giảng lý “duyên khởi tính không” là chú trọng mặt phân tích bản chất mà nói - để cảnh tỉnh chúng ta đang sống trong cảnh giới hư vọng, đừng có bị danh lợi vật dục làm cho mê hoăc mà biến thành vật hy sinh của danh lợi vật dục. Như vậy, gọi là xem xét để phá bỏ, để phóng hạ (buông bỏ) lòng tham, danh, lợi, vật dục, chứ không phải là phủ định sự tồn tại của hiện tượng. Vì vậy, Phật giáo tuy nói bản thể là không, nhưng vẫn không thể tồn tại tách rời khỏi hiện tượng hư huyễn được. Bởi nếu chưa có khả năng giải thoát khỏi sinh tử thì vẫn nằm trong vòng tạo tác và chịu báo của nghiệp lực. Nghiệp lực tuy cũng là hư huyễn, nhưng vẫn có khả năng lôi kéo sinh mạng tiến hay thoái trong các cõi sống được an vui hay chịu khổ đau.

Ở đây chúng ta đừng quên rằng, tất cả mọi hiện tượng hư huyễn, đều do nghiệp lực của chúng sinh cảm hóa mà hình thành; do vậy, nếu thấu rõ được đạo lý duyên sinh tính không, thì sẽ không còn bị huyễn cảnh mê hoặc, không còn cái huyễn cảnh lôi kéo, chi phối, sẽ được tự do- tự tại. Đó tức là giải thoát khỏi sinh tử. Một con người không còn bị ngoại cảnh chi phối, trói buộc, thì người đó sẽ không còn tạo nghiệp dẫn tới sinh tử, mà có thể giải thoát khỏi sinh tử, tự chủ đối với sinh tử.

Đó tức là giáo lý căn bản của đạo Phật.

Giáo điều căn bản của đạo Phật:

Đứng về nguyên tắc mà nói, theo HT. Thích Thánh Nghiêm, đạo Phật không có giáo điều nếu nói có giáo điều thì đó là giới luật.

Thế nhưng, giới luật của đạo Phật không phải xuất phát từ mệnh lệnh, từ ý trí của Thần Thánh như các tôn giáo khác, vì vậy, cũng không có bao hàm tính chất thần bí như ở các tôn giáo khác. Giới luật của đạo Phật, dựa vào yêu cầu của luân lý, và có tính chất đơn thuần tính lý.

Giới luật của đạo Phật căn bản là 5 giới, 10 điều thiện, 8 giới và 10 giới của người xuất gia, giới luật của Tỳ khiêu, Tỳ khiêu ni, ngoài ra lại còn có giới luật Bồ-tát của Đại thừa. Nhưng tất cả đều lấy 5 giới 10 thiện mà nâng cao lên hay là phân biệt chi tiết thêm mà thôi. Vì vậy, nếu giữ gìn hoàn thiện được 5 giới,10 thiện, thì chấp hành các giới luật khác sẽ cũng không có gì khó khăn lắm.

Năm giới: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu (ban đầu giới cấm rượu Phật chưa chế, nhưng vì tác hại của việc uống rựơu và sử dụng các chất kích thích làm rối loạn trí tuệ và mất trật tự an ninh nên có thêm giới này)

Mười thiện dựa trên 5 giới rồi mở rộng, đi sâu thêm, đồng thời ngăn làm ác và khuyến khích làm điều thiện.

Tác động dễ thấy của Năm giới:

1. Không sát sinh: từ bỏ sát sinh tức cứu sinh

2. Không trộm cắp: từ bỏ trộm cắp tức bố thí

3. Không tà dâm: từ bỏ tà hạnh tức giữ phẩm hạnh

4. Không nói dối:

- Từ bỏ nói dối tức là nói lời thành thật

- Từ bỏ nói lời hai tức nói lời hòa nhã

- Từ bỏ nói lời độc ác tức nói lời ái kính

- Từ bỏ nói lời thêm bớt tức nói lời ngay thẳng.

(đây là 4 thiện nghiệp về khẩu).

5. Không (uống rươu) tức sử dụng các chất kích thích:

- Từ bỏ tham dục (thèm muốn rượu chè, hút xách) tức thanh tịnh

- Từ bỏ giận giữ tức từ bi

- Không tà kiến tức chính kiến.

(đây là 3 thiện nghiệp về ý bằng 10 thiện nghiệp).

Thế nhưng Phật giáo là soi sáng: Nếu phạm giới mà không biết thì tuy có làm mà không phải là phá giới. Nếu vô tâm mà phạm giới, thì tuy là có phạm đấy nhưng không mắc tội phá giới.

Thế nhưng Phật giáo là soi sáng: Nếu phạm giới mà không biết thì tuy có làm mà không phải là phá giới. Nếu vô tâm mà phạm giới, thì tuy là có phạm đấy nhưng không mắc tội phá giới.

Tóm lại, yêu cầu của đạo Phật về mặt giới luật là tránh mọi điều ác, làm mọi điều lành. Phàm tất cả những việc gì có hại đối với thân tâm, gia đình, xã hội, quốc gia, nhân loại, cho đến hại tất cả mọi loài hữu tình, đều nằm trong phạm vi cấm đoán của 5 giới, 10 thiện, và chúng ta gắng hết sức tránh không làm. Nếu không có hại mà có lợi thì gia sức làm. Làm ác là phạm giới; không làm điều thiện (vô cảm) trước đau khổ của mọi loài cũng là phạm giới.

Thế nhưng Phật giáo là soi sáng: Nếu phạm giới mà không biết thì tuy có làm mà không phải là phá giới. Nếu vô tâm mà phạm giới, thì tuy là có phạm đấy nhưng không mắc tội phá giới. Phạm giới phải có đủ cả ba điều kiện tâm, cảnh, sự, mới gọi là mắc tội phá giới. Giới của Phật giáo cho người xuất gia còn có nhiều, nhưng căn bản tựu chung là những giới đã nêu.

Giác lý đạo Phật luôn tương thích khoa học:

Đạo Phật ra đời ở châu Á, nhưng vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã lan rộng đến các nước châu Âu và Tây phương. Đặc biệt là trong những thập niên gần đây, với xu thế hội nhập, Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ và sâu rộng ở hầu hết các nước thuôc khu vực này.

Với phương pháp thiền của Phật giáo, pháp môn này đã thật sự thu hút giới trí thức và giới trẻ trong các thiền đường châu Âu và Tây phương.

Tại sao Thiền phát triển và nở rộ ở phương Tây? Điều dễ trả lời đó là, thiền đã giúp giới trẻ thời kỳ hiện đại này buông xả những bấn loạn; đó là căn bệnh strees, trầm cảm tâm lý cũng như một số các căn bệnh thời đại.

Phật giáo ra đời đến nay đã trên 25 thế kỷ, vượt qua sự khảo nghiệm của thời gian, giáo lý đạo Phật luôn luôn tương thích với khoa học và thời đại. Pháp môn thiền nêu trên, đương nhiên là pháp môn căn bản của Phật giáo, nhưng Phật giáo còn có nhiều Pháp môn tu thâm hậu-vi diệu khác giúp nhân loại hướng đến lộ trình giác ngộ- giải thoát toàn triệt.

Vậy giáo lý đạo Phật tương thích với khoa học ở điểm nào?

Để trả lời câu hỏi này, xin được dẫn lời của Giáo sư vật lý Dương Chấn Ninh, giải thưởng Nobel vật lý 1957, người Mỹ gốc Hoa trong bài viết “Phật giáo không phải mê tín mà là khoa học vĩ đại” ông khẳng định: “Phật giáo là một tôn giáo nhưng lại mang tính khoa học và hợp lý rất cao nó phù hợp với tinh thần khoa học hiện đại.

Để so sánh giữa Phật giáo và khoa học ông cho rằng: “Một giả thuyết được chấp nhận rộng rãi thường phải hội đử ba điều kiện: Thứ nhất, hệ thống lý thuyết của nó phải nhất quán, nghĩa là nó phải tự giải thích và không tự mâu thuẫn. Thứ hai, nó phải có khả năng mô tả chính xác những phát hiện đã có, đó là giả thuyết có thể tự hoàn thiện và phù hợp với các thực nghiệm khoa học hiện có. Thứ ba, theo giả thuyết này, một số suy luận và Dự ngôn có thể được rút ra và những dự đoán này có thể được xác minh bằng các thí nghiệm và quan sát trong tương lai; giả thuyết khoa học này được các nhà khoa học chấp nhận rộng rãi và được gọi là lý thuyết hoa học.

Tương tự như vậy, Phật giáo cũng có đầy đủ ba đặc điểm của lý thuyết khoa học nêu trên. Trước hết, lý thuyết Phật giáo là tự nhất quán hài hòa. Tứ Thánh Đế, pháp này tóm tắt hiện tượng nhiều đau khổ trong cuộc sống nhân sinh, chỉ ra nguyên nhân đau khổ, và đưa ra cơ sở lý thuyết cùng với phương pháp tu tập để điều phục thân tâm”.

Sự thật là từ khi Phật giáo ra đời đến nay đã hơn 2500 năm, nơi lịch sử và kinh điển Phật giáo đã ghi chép lại nhiều người tu đạo đã chứng được thần thông và thấy được sự vận hành của nhân quả luân hồi. Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều những thứ vô hình mắt thường không thể thấy được, nhưng chúng ta không thất không có nghia là nó không tồn tại.

Đôi mắt chúng ta không thể cảm nhận được tia hông ngoại hoặc tia tử ngoại; tai chúng ta không thể nghe được sóng siêu âm và sóng siêu thanh; mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy vi khuẩn, không thể thấy các hạt vi mô như nguyên tử. Nhưng trên 2500 năm trước, với Chánh biến tri đức Phật đã thấy tâm thức (vô hình) vận hành qua câu kinh điển bất hủ “tam giới duy tâm vạn pháp duy thức”. Là Phật tử thì ai cũng thuộc lòng câu kinh này, nhưng để hiểu rốt ráo và thấy được lẽ sâu mầu của câu kinh lại là chuyện khác. Song đối với những nhà khoa học, thì câu kinh trên đã làm cho họ thao thức, và đến nay thì thật sự câu kinh này đã làm cho các nhà khoa học Ngành Vật lý Lượng tử bất ngờ và kinh ngạc qua thí nghiệm “hai khe hở” trong nghiên cứu vật lý lượng tử (hạt và sóng). Như vậy là, theo duy vật biện chứng các nhà khoa học trước đây đều cho rằng, vật chất có trước tinh thần có sau hay nói khác đi là vật chất tồn tại khách quan ngoài ý thức con người, thì qua thí nghiệm này, các khoa học gia hàng đầu thế giới ngày nay không còn coi thế giới là duy vật khách quan nữa mà đã bắt đầu hiểu tâm ý con người có ảnh hưởng quyết định đến vật chất. (nếu bạn đọc muốn hiểu rõ thêm về thí nghiệm này xin đọc bài “Khoa học hiện đại hướng tới Phật giáo” của tác giả Truyền Bình (phatgiao.org.vn 30/92016)

Phật giáo là trí tín chứ không mê tín, và là đức tin của những người có trí tuệ. Những nhân vật lịch sử ngộ đạo (đạt đạo) ở các nước châu Á như, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam qua nhiều thế hệ, đã chứng minh điều này. Khoa học chính là sự vận dụng trí tuệ của con người, mà Phật học chính là giúp cho con người đoạn trừ vọng niệm để hiển hiện đầy đủ trí tuệ của chúng sinh. Vì vậy, khoa học và Phật học không hề mâu thuẫn dù chỉ là một ít (đây là nhận định của các khoa học gia thế giới)

Theo các nhà khoa học: có nhiều luận thuật trong kinh sách Phật giáo phù hợp với khoa học hiện đại đến kinh ngạc to lớn; đó là nói tới sự hình thành vũ trụ, cấu tạo của hệ mặt trời và giải ngân hà… và nhỏ hơn là quan sát đến sự sống của ký sinh trùng và vi sinh vật. Ngay cả những khoa học tiên tiến như thuyết tương đối và cơ học lượng tử…cũng xác chứng tính chân thật của Phật giáo ví dụ như: Xác định Ba nghìn đại thiên thế giới với vũ trụ quan - qua kinh Khởi Thế; tính toán lịch pháp (tức lịch Phật giáo) theo kiếp và tuổi của vũ trụ- qua Du-già Sư địa luận tập hai; luận về hình dạng của trái đất qua kinh Lăng Nghiêm; luận về vi sinh vật, đức từ Phụ Thích Ca của chúng ta đã từng chỉ một cốc nước và nói rằng: trong cốc nước này có đến 84.000 chúng sinh sống trong ấy (Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng) dạy đệ tử (cấm giới) dùng nước phải lọc; luận về ký sinh trùng trong thân, Ngài cũng đã từng nói thân người là ổ vi trùng. Ngài còn xác định và chỉ ra vị trí và trạng thái hoạt động của chúng. Ngày nay nhờ khoa học phát triển đã phát hiện được kí sinh trùng trong cơ thể người có hơn 10 loại như: giun đũa, giun kim, giun móc…sán dây, vi trùng phổi,  sán lá gan…(tham khảo Đài thiền bệnh mật yếu và chánh pháp niệm sở kinh).

Thật hy hữu, với trí phàm thật khó tin, các đây trên hai nghìn năm khi chưa có các lý thuyết về định luật hấp dẫn của Newton, chưa có thuyết tương đối của Anhxtanh, chư có kính thiên văn Hubble, mà trong kinh Hoa Nghiêm (một quyển kinh của Phật giáo Bắc truyền) đã mô tả về vũ trụ rất phù hợp với các quan sát và nghiên cứu của cơ quan Hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ Na Sa vừa công bố mới đây về vũ trụ quan.

Tới đây, sẽ có người hỏi tại sao hơn 2500 năm trước, không có bất cứ dụng cụ khoa học hiện đại nào, làm sao có thể rõ được như vậy- về phạm trù vĩ mô (vũ Trụ) và vi mô các loại (ký sinh trùng)? Trên thưc tế thì tất cả đều ở trong thức tâm. Con người có thể thông qua sự tu hành thâm sâu, đến khi giác ngộ có thể nhận biết được tất cả vũ trụ. Chúng ta hoàn toàn có lý để tin (đây là ý kiến của các nhà khoa học vật lý) tức là bắt đầu từ bây giờ cho đến khi trải qua 5 tỷ năm nghiên cứu khoa học, những gì chúng ta hiểu biết về bản chất của vũ trụ cũng không thể sánh kịp với hiểu biết (chánh biến tri) của đức Phật mà kinh Lăng Nghiêm chỉ ra: “Tất cả nhân quả thế giới vi trần, do tâm mà hình thành nên”. Một ví dụ khác là lý thuyết ba chiều về vũ trụ đã xuất hiện trong những năm gần đây, và kinh Lăng Nghiêm xác chứng điều này: “Trên đầu một sợi lông có thể chứa đựng mười phương quốc độ”. Loại ví dụ này quả thật là không thể nào bàn đến chỗ cùng tận được. Lý thuyết Phật học đã có hơn hai nghìn năm (2500) nhưng khoảng gần 100 năm trở lại đây mới được khoa học hiện đại khám phá và đồng loạt nghiệm chứng.

Mừng Đản sinh Đức từ Phụ (PL 2564-DL 2020) chúng ta không quên Dự ngôn của Ngài đề cập tới thời mạt thượng pháp trong kinh Pháp diệt tận; con Virus-Corona nhỏ bé từ Vũ Hán đã làm cho cả thế giới hoảng loạn.

Mừng Đản sinh Đức từ Phụ (PL 2564-DL 2020) chúng ta không quên Dự ngôn của Ngài đề cập tới thời mạt thượng pháp trong kinh Pháp diệt tận; con Virus-Corona nhỏ bé từ Vũ Hán đã làm cho cả thế giới hoảng loạn.

Mừng Đản sinh Đức từ Phụ (PL 2564-DL 2020) chúng ta không quên Dự ngôn của Ngài đề cập tới thời mạt thượng pháp trong kinh Pháp diệt tận; con Virus-Corona nhỏ bé từ Vũ Hán đã làm cho cả thế giới hoảng loạn. Xin được nhắc lại lời thống thiết của nhà văn Mạc Ngôn giải (Nobel văn học) mới đây ở đất nước này trong bài viết “Những ngày tháng tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều nữa” ông kêu gọi, chúng ta hãy dùng tác phẩm văn học của mình để cảnh báo nhân loại dừng ngay những điều xấu ác (trong tất cả các phạm vi tinh thần và vật chất) cho một mục đích Thiện lành và tiêu thụ bền vững để cứu lấy trái đất này. Nếu chưa phải là Phật tử để thấu hiểu câu kinh “Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức” trong kinh Hoa Nghiêm dạy, thì hãy tìm hiểu giáo lý để giác ngộ về mặt tinh thần và đừng quá tham đắm về vật chất mà phá hủy môi trường sống toàn cầu. Nếu là Phật tử, thì mọi người cần phải nuôi dưỡng giữ gìn chánh pháp để làm trong sạch Ngôi nhà Như Lai. Đạo Phật là minh triết, trí tuệ và khoa học không phải (mê tín dị đoan) như một số người đã hiểu lầm. (theo tín ngưỡng dân gian).

Dự ngôn đức Phật thuyết về thời Mạt pháp nên hiểu khác với sấm truyền có tính (võ đoán). Thực tế, chúng ta đang sống trong thời kỳ văn minh khoa học hiện đại. Theo dự ngôn của đức Phật thì ở thời kỳ văn minh nhân loại này cũng là thời kỳ con người dễ (giác ngộ) nhận biết về mọi mặt (tâm thức và khoa học) để giải thoát khỏi bóng ma thần quyền vượt qua tam giới để trở về Phật giới (nếu chúng ta khao khát và đủ duyên lành). Và nếu chúng ta chưa đủ duyên để thoát giới thì giáo lý đạo Phật cũng giúp ta thoát khỏi cảnh giới khổ đau của (tam đồ) để có được tái sinh an lành tương ưng ở một cảnh giới khác.

Dự ngôn hay huyền nhiệm của đức Phật về thời mạt pháp, với lòng bi mẫn của Ngài không phải để chúng ta lo lắng và sợ hãi mơ hồ mà qua dự ngôn chúng ta tỉnh thức (điều chỉnh) thái độ sống, nhằm kéo dài tuổi thọ (ngôi nhà) chung Trái đất. Thời Mạt pháp là do lòng người (xấu ác). Thực tế, pháp Phật đâu có mạt! Đây là chân lý của Phật giáo; bởi chân như Pháp này đã vượt qua sự khảo nghiệm của thời gian để khẳng định tính vô thường và vô ngã làm lợi lạc nhân thiên và muôn loài. Đó là bản hoài của Như Lai.

(Mùa Đản sinh Đức Từ Phu Thích Ca Văn - PL 2564).

Tài liệu tham khảo:

- Lịch sử về đức Phật- (theoBddha and Hi Teachinh).

- Phật học tinh yếu – HT.Thích Thiền Tâm- (Nxb-Tôn giáo 2001).

- Bài: Phật giáo không mê tín, mà là khoa học vĩ đại - Gs. vật lý Dương Chấn Ninh - Giải Nobel vật lý 1957, ông là nhà vật lý xuất sắc người Mỹ gốc Hoa, ông cũng là nhà khoa học rất quan tâm đến Phật giáo (Thích Bổn Huân dich- Nguyệt san giác ngô-2016).

- Bài: Phật giáo mô tả vũ trụ như thế nào? - (Nguyến văn Mạnh) tổng hợp phatgiao.org.vn -4/2017).

 

 

Cư sĩ: Nguyễn Đức Sinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này