Phật giáo Bến Tre: Kế thừa và phát huy giá trị truyền thống - Phật Giáo Việt Nam
00:16 +07 Thứ ba, 07/05/2024

Phật giáo Bến Tre: Kế thừa và phát huy giá trị truyền thống

Thứ ba - 18/09/2012 11:47
(HDPT) - Theo nhiều tài liệu còn lưu giữ ở địa phương, Hội Tôn cổ tự thuộc xã Quới Sơn, huyện Châu Thành là ngôi chùa xưa nhất của tỉnh.
 

Nhận xét về những thành tựu của Phật giáo tỉnh Bến Tre trong nhiệm kỳ 2007-2012, HT.Thích Nhựt Tấn, Trưởng BTS THPG cho biết, Bến Tre hiện nay vẫn còn là một tỉnh nghèo, nhưng có đặc thù là nơi Phật giáo phát khởi sớm trong khu vực, Tăng Ni, Phật tử phát huy truyền thống tu học và tinh thần hòa hợp, đoàn kết của các bậc tiền bối hữu công. Đây cũng là phương châm mà Ban Thường trực BTS THPG đặt lên hàng đầu để hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử các tự viện tu học và hoàn thành Phật sự.

Những ngôi chùa tiêu biểu

Làn sóng khẩn hoang, lập ấp của người miền ngoài dải đất trù phú chốn sông nước miền Tây, khi công cuộc định cư đã đi vào nề nếp thì đình, chùa, miếu mạo cũng bắt đầu có mặt, đáp ứng nhu cầu tâm linh cho bà con trong thôn ấp.

DSC_0090.JPG

Chùa Viên Minh-nơi đặt Văn phòng BTS THPG Bến Tre

Theo nhiều tài liệu còn lưu giữ ở địa phương, Hội Tôn cổ tự thuộc xã Quới Sơn, huyện Châu Thành là ngôi chùa xưa nhất của tỉnh. Chùa được khai sơn từ đời Cảnh Hưng (1740) do Hòa thượng Long Thiền, quê ở Quảng Ngãi, trụ trì. So với chùa Vạn An thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (ngôi chùa được khai sáng đầu tiên ở miền Nam), được chúa Nguyễn Phúc Chu ban biển sắc tứ vào năm 1710, thì Hội Tôn chỉ muộn hơn 30 năm, cùng với nhiều ngôi chùa xưa ở Bến Tre như: chùa Phú Hưng, Viên Giác, Bửu Sơn, Huệ Quang, Tuyên Linh… tạo nên dấu son giữa quá khứ và hiện tại.

Nói đến công đức lớn lao của các vị tiền bối của Phật giáo tại Bến Tre, không thể không nhắc đến Hòa thượng Khánh Hòa, vị giáo phẩm được các thế hệ sau kính ngưỡng. HT. Khánh Hòa được thỉnh về trụ trì chùa Tiên Linh, về sau ngài trùng tu, mở rộng và đổi tên là chùa Tuyên Linh (1924), là một vị cao tăng, uyên thâm về Nho học lẫn Phật học, là một trong những người chủ xướng Phong trào chấn hưng Phật giáo vào những năm 1924-1934 ở miền Nam, sáng lập ra Nam Kỳ Phật học hội và Lưỡng Xuyên Phật học hội, quy tụ nhiều vị cao tăng, cư sĩ Phật giáo tâm huyết với đạo ở miền Nam lúc bấy giờ.

 

Phật giáo Bến Tre thành lập Ban Đại diện PG tại các đơn vị hành chánh của tỉnh gồm 8 huyện và 1 thành phố, có tất cả 242 cơ sở thờ tự (và 13 cơ sở thờ tự chưa sinh hoạt Giáo hội) với 484 Tăng Ni, trong đó Tăng Ni Bắc tông 446 vị và 38 vị Tăng Ni hệ phái Khất sĩ. Nhiệm kỳ qua, BTS THPG Bến Tre thành lập Trường TCPH đặt tại chùa Viên Minh, khóa I có 58 Tăng Ni sinh đang theo học. Cả tỉnh có 68 đạo tràng, tín đồ Phật tử 116.600 người, công tác TTXH thực hiện trị giá trên 47,7 tỷ đồng.

 

 

Ngay từ năm 1930, HT.Khánh Hòa đã được bầu làm Hội trưởng Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học hội, Chủ bút Tạp chí Từ Bi Âm kiêm Giám đốc Phật học tùng thư và là người lãnh đạo tinh thần có uy tín không chỉ đối với phong trào Phật giáo tỉnh Bến Tre mà cả đối với Phật tử hai miền Nam-Bắc.

Cùng với HT.Khánh Hòa, nhiều vị Hòa thượng: HT.Niệm Châu, HT.Niệm Nghĩa, HT.Thiện Hào, HT.Từ Phong (chùa Liên Trì), HT.Chí Anh (chùa Viên Giác), HT.Vĩnh Đạo, HT.Thiện Tín, sau này, HT.Hiển Pháp, HT.Giác Thanh… đã đóng góp nhiều công đức cho công cuộc chấn hưng Phật giáo miền Nam nói chung và phát triển Phật giáo ở tỉnh Bến Tre nói riêng. Đây cũng là những bậc tiền bối chân tu, tham gia các hoạt động đồng hành cùng dân tộc, đóng góp nhiều công sức trong việc đào tạo Tăng tài, xây dựng chùa chiền, phát triển đạo tràng tu học trong Tăng Ni, Phật tử, có sức ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tu học của người xuất gia và tại gia.

Ngày nay, chùa Viên Minh tọa lạc tại TP.Bến Tre, là ngôi chùa đánh dấu của hai thời kỳ, trước và sau khi thống nhất Phật giáo. Thời gian trước năm 1981, chùa Viên Minh là nơi lui tới của chư tôn đức trong Ban Vận động Thống nhất Phật giáo, ngay sau ngày thành lập GHPGVN, chùa là văn phòng của Ban Trị sự tỉnh Bến Tre.

Hợp lực trên tinh thần đoàn kết

Tiếp nối truyền thống đoàn kết, hòa hợp, nhiệm kỳ qua các ban ngành trực thuộc BTS THPG Bến Tre như: Tăng sự, Giáo dục Tăng Ni, Hướng dẫn Phật tử, Hoằng pháp, Nghi  lễ, Văn hóa, TTXH… hoạt động trên tinh thần hỗ trợ lẫn nhau, kết hợp thống nhất hoàn thành các Phật sự chung và phát triển đồng bộ. Hiện nay, Ban Đại diện Phật giáo huyện thị được thành lập và sinh hoạt tại 8 huyện và 1 thành phố với 107 thành viên, đã phát huy vai trò trong việc triển khai thực hiện phương hướng hoạt động Phật sự 5 năm trên địa bàn. Các Ban Đại diện kết hợp hài hòa cùng với BTS THPG tổ chức các hoạt động Phật sự cũng như hướng dẫn cho Tăng Ni, Phật tử tu học nghiêm túc, tạo được không khí sinh hoạt Phật pháp rộng khắp tận vùng sâu, vùng xa.

Trong nhiệm kỳ qua, dưới sự hướng dẫn của TƯGH, BTS THPG Bến Tre cùng các ban ngành đã tổ chức tốt các khóa An cư kiết hạ, Đại lễ Phật đản, Kỷ niệm ngàn năm Thăng Long-Hà Nội, Đại lễ Vu lan, vía Quán Thế Âm, tham dự các hội thảo, tham gia các khóa bồi

 

DSC_0076.JPG

 

 

 

HT.Thích Nhựt Tấn, Trưởng BTS THPG Bến Tre: “Tăng Ni trẻ sẽ có cơ hội, trách nhiệm đảm đương Phật sự”

 Với tư cách là Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội lần thứ V nhiệm kỳ 2012-2017 sẽ diễn ra vào ngày 18 và 19-9 sắp tới, HT.Thích Nhựt Tấn cho biết:

 Qua các cuộc họp thống nhất giữa chư tôn đức HĐTS và đại diện các ban ngành tỉnh Bến Tre dự kiến nhân sự BTS THPG Bến Tre cơ bản là lưu nhiệm nhưng cũng có thay đổi một số vị trí. Theo đó, so với nhiệm kỳ trước, nhân sự nhiệm kỳ 2012-2017 dự kiến sẽ bổ sung thêm hơn 1/3 Tăng Ni trẻ. Do đó, dự kiến nhân sự BTS THPG Bến Tre nhiệm kỳ 2012-2017 sẽ có 57 thành viên. Số Tăng Ni trẻ được bổ sung là những người có năng lực quản lý, trình độ Phật học lẫn thế học nhưng chưa phải là thành viên BTS THPG Bến Tre, nhiệm kỳ này, nếu như dự kiến này được thành tựu thì những Tăng Ni trẻ sẽ có cơ hội, trách nhiệm đảm đương Phật sự, cống hiến sức trẻ, trí lực cho công tác Phật sự chung của Giáo hội.

 Suối Nghệ ghi

dưỡng nghiệp vụ do các ban ngành viện T.Ư tổ chức… Ngoài ra, BTS THPG Bến Tre cũng tổ chức Khóa Bồi dưỡng trụ trì lần thứ V cho 176 Tăng Ni tham gia. Về công tác chuyên ngành cũng đạt được những thành tựu nhất định, BTS THPG Bến Tre đã tổ chức 2 Đại giới đàn Khánh Hòa và Thiện Tín với 416 giới tử. Công tác tổ chức an cư kiết hạ hàng năm trang nghiêm, thanh tịnh tại chùa Viên Minh (chư Tăng) và Bạch Vân (chư Ni).

 

Trong nhiệm kỳ 2007-2012, BTS cũng thành lập Trường TCPH đặt tại chùa Viên Minh, tổ chức đào tạo khóa I với 58 Tăng Ni đang theo học. Toàn tỉnh chỉ có 1 cơ sở Phật giáo duy nhất là chùa Tuyên Linh được công nhận di tích văn hóa-lịch sử cấp quốc gia, 185/242 cơ sở thờ tự được công nhận là cơ sở thờ tự văn hóa, hầu hết (85%) cơ sở thờ tự được trùng tu khang trang, hài hòa trong tổng thể cảnh quan khu vực mang đậm bản sắc dân tộc. Ban Hoằng pháp nhiệm kỳ qua đã thực hiện được 833 thời giảng tại 97 đạo tràng với 58.400 lượt Phật tử, thỉnh các vị tôn túc TƯGH đến thuyết giảng tại chùa Viên Minh tổng cộng 45 thời giảng với 22.500 lượt Phật tử. Trong nhiệm kỳ qua, Phật giáo tỉnh Bến Tre cũng chung tay thực hiện nhiều chương trình TTXH nhân đạo trong và ngoài tỉnh trị giá trên 47,7 tỷ đồng.

Đặc biệt, văn phòng BTS THPG tỉnh Bến Tre đặt tại chùa Viên Minh trong suốt các nhiệm kỳ cũng ngày một hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng được các hoạt động hành chánh, văn phòng của BTS. Hiện nay, Phật giáo Bến Tre có tất cả 242 cơ sở thờ tự với 484 Tăng Ni, trong đó Tăng Ni Bắc tông 446 vị và 38 vị Tăng Ni hệ phái Khất sĩ. Cả tỉnh có 68 đạo tràng với 4.430 Phật tử tham gia tu học bao gồm: 3 lớp giáo lý, 50 đạo tràng niệm Phật, 9 đạo tràng Bát quan trai, 2 đạo tràng Pháp Hoa, 1 đạo tràng tu thiền, 3 đạo tràng trì chú và 2 đạo tràng tu Một ngày an lạc. Tính đến nay, có 15.893 /116.600 Phật tử được cấp Giấy chứng nhận Phật tử, so với nhiệm kỳ III số tín đồ Phật tử tăng 29.600 người.

Trong điều kiện còn hạn chế, Phật giáo tỉnh Bến Tre đã đoàn kết, hòa hợp trong ngôi nhà chung. Với tinh thần đó, các ngành Tăng sự, hoằng pháp, hướng dẫn Phật tử và TTXH được đánh giá là có những hoạt động, sinh hoạt nổi bật nhất trong nhiệm kỳ. Tuy nhiên, Phật giáo tỉnh Bến Tre cần phải phát huy nhiều hơn nữa trên các lĩnh vực để sinh hoạt Phật sự gắn với đời sống tu học của Tăng Ni ngày càng phong phú hơn, và điều đó còn chờ vào Đại hội nhiệm kỳ 2012-2017 sắp tới.  

H.Diệu

 
(GNO)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này