TVTL Chánh Giác đúc đại hồng chung - Phật Giáo Việt Nam
05:58 +07 Thứ năm, 09/05/2024

TVTL Chánh Giác đúc đại hồng chung

Thứ ba - 26/06/2012 21:49
(HDPT) - Sáng ngày 24/6/2012, nhằm ngày mùng 6 tháng 5 Nhâm Thìn, tại Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác đã diễn ra lễ đúc Đại Hồng Chung.
 

Quang lâm chứng dự có Hoà thượng Thích Trí Chơn, Hoà thượng Thích Đạo Huệ cùng đông đảo chư tôn đức Tăng Ni và các đạo tràng Phật tử gần xa.

 
Buổi lễ diễn ra ngắn gọn, đơn giản nhưng đầy đủý nghĩa.
 
Quả đại hồng chung này có trọng lượng 1700kg. Đường kính miệng chuông 1,30m, cao 2,25m. Chỗ dày nhất tại vành miệng là 10cm và chỗ mỏng nhất trên thân chuông là 1cm.
 
Chuông do một hiệp thợở thành phố Huế chế tác.
 
Quả đại hồng chung được chế tác theo dáng dấp truyền thống với các hoạ tiết trang trí đơn giản, thanh thoát. Điều đặc biệt là trên quả chuông này chỉ khắc toàn chữ quốc ngữ, không có một chữ Hán nào. Các bài kệ âm Hán-Việt đều có bài dịch ra quốc ngữ, như Kệ Minh Chung (được dịch: Nguyện tiếng chuông này vang pháp giới - Thiết vi tăm tối thảy được nghe –Nghe suốt căn trần chứng viên thông - Hết thảy chúng sanh thành chánh giác), 4 câu kệ trong kinh Kim Cang Tấtcả pháp hữu vi – Như mộng huyễn bọt bóng – Như sương cũng như chớp - Phải nên quán như thế. 4 câu kệ trong bài phú Cư Trần Lạc Đạo của Phật Hoàng Trần Nhân Tông qua bản dịch của Hoà thượng Thích Thanh Từ: Ở đời Vui Đạo hãy tuỳ duyên - Đói đến thìăn mệt ngủ liền - Trong nhà có báu thôi tìm kiếm - Đối cảnh không tâm chớ hỏi Thiền), ngoài ra, thân chuông còn khắc bài thơ Mộng của Hoà thượng Thích Thanh Từ: Gá thân Mộng - Dạo cảnh Mộng - Mộng tan rồi - Cười vỡ Mộng – Ghi lời Mộng - Nhắn khách Mộng - Biết được Mộng - Tỉnh cơn Mộng.
 
Thế là từ nay, trên vùng đất hoang sơ mênh mông đồng nước này, tiếng đại hồng chung sẽ ngân vang mỗi sáng sớm cũng như lúc chiều hôm “ Đem tiếng chuông lấp cả tiếng trần – Đem tiếng giác hoà tan tiếng vọng - Tất cả tiếng là tiếng hồng chung thấu triệt - Tất cả thinh là thinh diệu pháp triều âm”. Trong sâu thẳm tâm thức dân tộc Việt Nam, tiếng chuông chùa gắn bó đến nhường nào. Bởi vì :
 
Nghe chuông phiền não tan mây khói
Ý lặng thân an, miệng mỉm cười
Hơi thở nương chuông về chánh niệm
Vườn tâm hoa tuệ nở xinh tươi
                                    (TS. Nhất Hạnh)
 
Nhà thơ “chân quê” Nguyễn Bính khi nhớ về mái chùa xưa cùng tiếng chuông chùa an lành đã thốt lên:
 
Quê tôi có gió bốn mùa
Có trăng giữa tháng có chùa quanh năm
Chuông hôm gió sớm trăng rằm
Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi!
 
Hay như Trúc Điệp:
 
Tiếngchuông vượt núi len sông
Vào làng thức tỉnh dân nông ra đồng.
Chuông không ngại ngày đêm mưa gió thổi
Chuông không vì sông, núi, bể, đèo ngăn.
Tiếng của chuông là bản thể xa xăm.
Đây vọng lại mấy nghìn năm âm hưởng.
(Trúc Điệp - Tiếng Chuông Ngân)
 
Dưới đây là một số hình ảnh:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chánh Lạc Khiêm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này