ALBERT EINSTEIN Với Đạo Phật - Phật Giáo Việt Nam
02:21 +07 Thứ bảy, 11/05/2024

ALBERT EINSTEIN Với Đạo Phật

Thứ ba - 30/10/2012 05:31
(HDPT) - Theo các tài liệu trên thì chính A. Einstein tự xem mình là một người thuộc về tôn giáo. Tôn giáo của ông được người ta biết qua lý thuyết khoa học của ông.
 

 

ALBERT EINSTEIN VỚI ĐẠO PHẬT

Tuệ Uyển dịch

* * *

Thân thế:

Ông Albert Einstein, sinh ngày 14 tháng 03 năm 1879 tại thành phố Ulm, Đức quốc, trong một gia đình làm nghề thủ công và tiểu thương. Bố là một người giỏi về hóa học và mẹ là người có khiếu về âm nhạc. Năm 1894, gia đình ông di cư sang sống tại Ý. Ông được bố gởi đi học ở Thụy Sĩ và đã tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại Đại học Zurich. Sau khi ra trường, ông được mời dạy toán và vật lý tại một trường bách khoa ở Thụy Sĩ, ngoài việc dạy học, ông dành hết thời gian còn lại để nghiên cứu vật lý học và ông còn làm việc tại văn phòng thẩm tra cấp bằng sáng chế ở Berne, Thụy Sĩ. Năm 1905, ông gởi đăng bài “Lý thuyết tương đối hẹp” dài 5 trang trên tờ Physics. Bài báo nhanh chóng được chú ý và nó là tiếng nổ lớn của ngành khoa học về không gian và thời gian, ông đã phá vỡ các khái niệm tuyệt đối về không gian và thời gian của nhà vật lý học và toán học vĩ đại, Issaac Newton (1642-1727). Lập tức tên tuổi của ông được nhiều người biết tới và được xem là một khoa học gia nổi tiếng nhất vào thời điểm ấy.

Năm 1911, ông là giáo sư vật lý ở Prague. Năm 1913, ông được mời làm giám đốc Học viện Vật Lý Hoàng Đế Wilhelm tại Berlin. Đến năm 1921, ông được trao giải thưởng Nobel về Vật lý học qua đề án nghiên cứu “Lý thuyết tương đối” (The Theory of Relativity). Trong thế chiến thứ nhất (1914-1918), ông từng bị tống giam vì tội “chống chiến tranh và ủng hộ hòa bình”. Sau khi Adolf Hitler (1889-1945) trở thành quốc trưởng của Đức, ông ra sức chống lại chủ nghĩa phát xít và rời bỏ nước Đức sang sống tại Hoa Kỳ. Từ năm 1933 đến năm 1945, ông là giáo sư toán và lý tại Viện Cao học Princeton ở bang New Jersey. Phát xuất từ lòng căm thù chủ nghĩa phát xít mà ông đã giúp cho Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt (1882-1945) chế tạo bom nguyên tử và cuối cùng bị xem là “cha đẻ” của thứ vũ khí giết người này. Đây cũng là lý do mà về sau năm 1950, ông thành lập Viện Kiểm soát Nguyên tử Quốc tế tại Hoa Kỳ.

Ba thập niên cuối đời mình, ông dành thời gian để nghiên cứu về “Lý thuyết thống nhất giữa lực hấp dẫn và hiện tượng điện quang” (The Theory of unify gravitation and eletro-magnetism).

Mặc dù bận rộn nghiên cứu và giảng dạy khoa học, nhưng ông Einstein vẫn dành thời gian nhất định để nghiên cứu triết học và tôn giáo, đặc biệt trong đó có đạo Phật. Theo tài liệu “The World As I See It” (Trần thế khi tôi nhìn thấy nó) và quyển “Ideas and Opinions” (Những ý kiến và những quan điểm) là hai tuyển tập những bài báo, bài tham luận về tôn giáo và khoa học mà ông Einstein viết từ đầu những năm ba mươi. Đáng chú ý trong tập này là các bài như “Religion and Science” (Tôn giáo và Khoa học), viết từ 1930; bài“Science, Philosophy & Religion, A Sumposium” (Khoa học, Triết học và Tôn giáo, một buổi hội thảo) viết năm 1941; bài “Religion and Science: Irreconcilable ?” (Tôn giáo và Khoa học: Không thể hòa giải được sao?) viết vào năm 1948.

Theo các tài liệu trên thì chính A. Einstein tự xem mình là một người thuộc về tôn giáo. Tôn giáo của ông được người ta biết qua lý thuyết khoa học của ông. Ông bác bỏ sự thần thánh hóa trong tôn giáo, ông quan tâm đến đời sống con người ở hiện tại và ngay cả sau khi chết. Trong các buổi hội thảo về triết học và tôn giáo, có lúc ông trích dẫn lời của Chúa, rồi có khi ông dẫn lời trong kinh Phật. Quan điểm của ông về tôn giáo chưa bao giờ có hệ thống và nhất quán. Tuy nhiên, với trí tuệ sắc bén và lòng ngưỡng mộ của ông đối với các tôn giáo đã giúp cho ông hiểu đúng và chính xác về các tôn giáo mà ông để tâm nghiên cứu. Ông vẫn thường nhắc nhở các nhà khoa học nên học hỏi ở các tôn giáo để bổ sung cho những khiếm khuyết của khoa học. Ông nói: “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” (Science without religion is lame. Reigion without science is blind).

Albert Einstein về đạo Phật:

“Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết. Thần học. Bao trùm cả tự nhiên và tâm linh, nó phải được căn cứ trên cảm nhận phát sinh từ kinh nghiệm của tất cả mọi thứ tự nhiên và tâm linh như một sự hợp nhất đầy đủ ý nghĩa. Đạo Phật trả lời cho những sự mô tả này. Nếu có một tôn giáo mà có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại đấy sẽ là đạo Phật”. (Albert Einstein)

… “Dĩ nhiên, đấy sẽ là một sự dối trá với những gì quý vị đọc về nhận thức tội lỗi của tôi, một sự lừa bịp đang được lập đi lập lại một cách có hệ thống. Tôi không tin tưởng một Thượng đế, và tôi chưa bao giờ phủ nhận điều ấy mà đã từng tuyên bố một cách rõ ràng. Nếu có điều gì ấy trong tôi có thể được gọi là tôn giáo thế thì đấy sẽ là niềm ngưỡng mộ vô biên đối với cấu trúc của thế giới đến tận cùng những gì khoa học chúng ta có thể khám phá nó”. (Albert Einstein, 1954) From Albert Einstein: The Human Side, edited by Helen Dukas and Banesh Hoffman, Princeton University Press.)

… “Sự nghiên cứu của khoa học căn cứ trên ý tưởng rằng mọi thứ hiện hữu được quyết định bởi những định luật tự nhiên, và do thế điều này có nghĩa là vì những hành động của con người. Vì lý do này, một nhà nghiên cứu khoa học sẽ khó mà có khuynh hướng tin tưởng những sự kiện có thể bị ảnh hưởng bởi một sự cầu nguyện”. (Albert Einstein, 1936) Trả lời cho một thiếu niên hỏi về việc nhà khoa học có cầu nguyện không. (Source: Albert Einstein: The Human Side, Edited by Helen Dukas and Banesh Hoffmann.)

… “Thái độ của một người nên được căn cứ một cách có hiệu quả trên những mối liên hệ và nhu cầu thông cảm, học vấn, và xã hội; không có căn bản tôn giáo nào là cần thiết. Con người quả thực sẽ ở trong một cung cách nghèo nàn nếu người ta phải bị hạn chế bởi sợ hãi của sự trừng phạt và hy vọng tưởng thưởng sau khi chết”. (Albert Einstein, “Religion and Science”, New York Times Magazine, 9 November 1930.)

… “Tôi không thể tưởng tượng một Thượng đế, kẻ tưởng thưởng và trừng phạt những tạo vật của mình, hay có một ý chí mà chúng ta trải nghiệm với chính mình. Tôi cũng không có thể, cũng không muốn nghĩ đến việc một con người tồn tại sau cái chết thân thể của mình; hãy để những linh hồn yếu đuối, từ sự sợ hãi hay tự ngã ngớ ngẩn, yêu mến tư tưởng ấy. Tôi hài lòng với sự huyền bí của đời sống vô tận và với sự tỉnh thức và đại cương cấu trúc diệu kỳ của thế giới hiện hữu. cùng với sự cố gắng cống hiến để lĩnh hội phần mình, bởi vì nó mãi mãi là quá bé nhỏ, của chân lý đã tự biểu hiện trong thiên nhiên”. (Albert Einstein, The World as I See It)

(Nguồn: Albert Einstein on God and Buddhism)

* * *

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này