Con đường giác ngộ - Phật Giáo Việt Nam
17:52 +07 Chủ nhật, 28/04/2024

Con đường giác ngộ

Thứ hai - 17/09/2012 14:23
(HDPT) - Muốn giác ngộ hoàn toàn hay kiến tánh thành Phật, thì ta phải đi theo “con đường học tập quay ngược vào trong nội tâm” gọi là sự chứng đắc.
 

Muốn giác ngộ hoàn toàn thì bạn phải thấu hiểu và vượt qua 3 điều sau đây:

1. Tất cả KIẾN THỨC bên ngoài mà bạn nhận được đều là GIẢ. Vì kiến thức là những thứ lộn xộn trong ý thức. Bạn sắp xếp nó lại cho ngăn nắp thì được gọi là KINH NGHIỆM. Kinh nghiệm đó là do bạn NHỚ lại mà có được. Bạn bỏ nó đi thì có được TRI THƯC (trí tuệ). Đó chính là PHƯỚC ĐỨC, là pháp HỮU VI.
2. Tất cả TÌNH CẢM mà bạn có trong các mối quan hệ của cuộc sống đều là GIẢ.Vì đó là THÓI QUEN TÂM LÝ nơi Tiềm Thức. Bạn bỏ cái này đi thì bạn sẽ có được sự TRÃI NGHIỆM. Trãi nghiệm đó là do bạn đã QUÊN đi tất cả mà có được. Đó chính là TÌNH YÊU (từ bi), là CÔNG ĐỨC, là pháp VÔ VI.
3. Tất cả CẢM GIÁC nơi Tâm Linh mà các giác quan tạo ra đều là GIẢ.Vì nó đến từ ngoại giới, biết được điều này là thấy được THÂN XÁC là GIẢ. Nếu bạn bỏ đi điều này thì thấy được CHÂN TÂM là một niềm vui lớn. Là bản tánh chân thật xưa nay muôn đời của bạn mà bạn không biết. Nó luôn bị 3 thứ: KIẾN THỨC, TÌNH CẢM và CẢM GIÁC đè lấp lên nó, nên bạn không thấy được nó đó thôi. Nếu bạn thấy được nó là giác ngộ hoàn toàn, là thấy được viên ngọc sáng chói mà ai cũng có gọi là Phật tánh.

- Bạn phải vượt qua 3 điều trên thì chạm tới Chân Lý, có nghĩa là chạm tới THỰC TẠI - NIẾT BÀN. Thực Tại là sự chuyển động của trời đất thiên nhiên, là VÔ THƯỜNG. còn Niết Bàn là sự tỉnh lặng của CHÂN TÂM, là BẤT BIẾN. Thực Tại là thế giới bên ngoài, là hình thức, là VẬT CHẤT, Niết Bàn là thế giới bên trong, là nội dung, là TINH THẦN, Là ĐẠO. Vậy tất cả tạo vật và tinh thần đều sinh ra từ Niết Bàn và kết thúc nơi Thực Tại. Do đó đầu tiên là TINH THẦN có trước, VẬT CHẤT có sau. Tinh thần quyết định vật chất.

                                       

 

 

Điều thứ nhất: là vấn đề của Ý THỨC. Bởi vì ý thức luôn xác nhận đúng sai. Ý thức tạo ra các quy tắc của đời sống xã hội và con người xã hội. Ý thức luôn chứa đựng những thông tin kiến thức từ sách vở bên ngoài đem vào tinh thần chúng ta, chính nó đè nặng lên tinh thần chúng ta, và làm chúng ta khổ. Nếu bạn muốn giác ngộ thì phải bỏ đi ý thức trước tiên. Khi bạn vượt qua đúng sai ở ý thức, thì bạn sẽ nhìn thấy cái gì cũng ĐẸP. Người giác ngộ là “người vô nhất vật” hay là “người vô sự”. Vậy “vô nhất vật”- có nghĩa là không có một vật nào cả, không có hình thức, mà chỉ có nội dung thôi. “Vật” hay “sự” ở đây là chỉ ý thức, có nghĩa là không có ý thức ràng buột nữa mới là người giác ngộ. Ý thức như là phần “cứng” trong tinh thần chúng ta vậy. Nó chỉ chiếm 5% trong tất cả tinh thần chúng ta thôi, nhưng nó rất quan trọng, vì nó là phần LÝ TÍNH, là cái chính danh xác nhận chúng ta là những “con người xã hội”, nó khác với con người cá nhân là những “con người tâm hồn”. Như vậy nếu bỏ đi ý thức thì sẽ khùng làm sao? Nhưng giác ngộ không phải đi con đường “khùng” mà là sự giải thoát, khỏi những rang buột đúng sai của ý thức. Có như thế chúng ta mới có được tự do. Ý thức là những điều HỢP LÝ trong tư duy của con người, khi bạn làm gì, học tập cái gì, trãi qua cái gì mà bạn NHỚ lại được, thì nó trở thành KINH NGHIỆM của bạn. Bạn phải bỏ cả cái kinh nghiệm đó đi, thì mới giác ngộ được, lúc đó cái mới mà bạn có được là TRI THỨC. Đối với suy luận hợp lý của ý thức, thì nó xác nhận bạn làm một con người tốt bình thường, với những tiêu chuẩn đời thường, nhưng muốn thành Phật thì bạn hãy bỏ con người tốt này đi trước tiên. Đức Phật Thích Ca đã bỏ vợ con, bỏ nhà cửa ra đi sống cuộc đời lang thang không nhà, nếu xét theo nghĩa bình thường thì không thể là người tốt được. Các thiền sư đạt đạo cũng có những hành tung kỳ đặc, biến dị, lạ thường... Vì cái tiêu chuẩn bình thường, nó không phù hợp với cái lý tưởng xuất thế, vì thế theo cách suy luận thông thường thì đã sai rồi…Và chính trong “con người cá nhân” của chúng ta luôn khao khát tự do, là muốn phá tan sự áp bức của ý thức này vậy, vì nó như tên “cảnh sát” luôn canh giữ “con người tâm hồn” của chúng ta mãi…Làm cho chúng ta khổ hoài…Cái gì làm chúng ta khổ đều là GIẢ, vì nó có nguyên nhân từ bên ngoài mà.

 

- Điều thứ hai: là vấn đề của TIỀM THỨC. Nếu bạn vượt qua ý thức đã khó rồi, mà bây giờ lại vượt qua tiềm thức nữa thì càng khó hơn. Vì tiềm thức là cái lò lửa trong lòng chúng ta, vì nó chứa CÁI BÓNG của ý thức, được gọi là SIÊU HÌNH. Cái siêu hình này rất to lớn, nó tràn ngập cả tiềm thức tạo ra “ký ức” của chúng ta đó. Chúng ta yêu thương giận hờn, hỷ, nộ, ái, ố, đều là do sự “đấu tranh sôi sục” ở đây mà ra cả. Tất cả TÌNH CẢM sinh ra ở đây nó đều muốn đi con đường của nó, nhưng nó bị tên “cảnh sát” của ý thức ngăn cản lại nên làm chúng ta khổ, chúng ta luôn bị dằn vặt giữa tình cảm và lý trí, giữa đời sống phàm phu và ý chí xuất trần làm đại sự vv. Cái bóng của ý thức dội vào đây, nó tạo ra một mớ hình ảnh hổn độn lẫn lộn đúng sai xấu đẹp, không thể nào phân biệt được. Nó tạo ra MÂU THUẪN CƠ BẢN trong tinh thần chúng ta, lâu ngày nó dồn nén lại trở thành cái KHÍ UẤT…Và tất cả mọi sự đều có nguyên nhân từ đây. Cái “khí uất” này là động lực thúc đẩy chúng ta vượt lên trên khám phá Thực Tại, nó là mồi lửa cho sáng tạo, nó cũng như là “chén thánh” hay là “liều thuốc độc” của con người. Nó tạo ra thánh nhân, thiên tài hay là những tên tội phạm đều là do sự lựa chọn ở đây cả. Cái khí uất này nó rất nhiều đến nổi, làm người ta tuyệt vọng mà muốn tự tử luôn, nó là cái “Tâm lý chiếm hữu” của con người. Nếu làm ngược lại nó là TU, bỏ hết nó đi là giải thoát hoàn toàn, là đắc đạo…Thực ra chúng ta thấy rằng, thông qua các mối quan hệ xã hội chúng ta biết người này người kia, chúng ta có TÌNH CẢM với người này người kia. Chúng ta luôn muốn gặp người mình yêu thương, và ghét người nói trái lại mình. Chúng ta luôn muốn thỏa mãn cái khao khát của tình cảm này mà không được, nên chúng ta đau khổ hoài…Chúng ta luôn thấy những thương nhớ đó là thật, vì theo ngày tháng nó khắc ghi vào tâm khảm chúng ta quá nhiều kỷ niệm, do đó chúng ta đau khổ dữ dội mà chẳng biết làm sao? Nếu chúng ta càng “rục rịch” đụng chạm vào nó, thì nó càng bùng cháy thêm lên, nó thiêu đốt lòng dạ chúng ta ngày đêm, làm cho chúng ta đau khổ vô cùng. Nếu nói bỏ đi tất cả những điều này thì thật là khó khăn quá? Vì nó VÔ LÝ quá? Vì nó là “quyền lợi tinh thần” của chúng ta mà? Vì nó “ngược lại” cái mong muốn HỢP LÝ của chúng ta mà? Nhưng chúng ta phải hiểu rằng: Tất cả những tình cảm đó đều bắt nguồn từ bên ngoài…Cả đến tình cảm cha mẹ vợ con, họ hàng thân thích gì gì cũng thế cả. Nó từ bên ngoài đi vào tinh thần chúng ta, thì nó cũng bằng con đường đó mà đi ra ngoài, vì nó chỉ là “những thói quen tâm lý” mà thôi. Và chúng ta đừng quên rằng, nó đã cắm rễ sâu ở trong lòng chúng ta rồi, nếu chúng ta sáng suốt và dũng cảm, nhổ bật gốc rễ của nó lên và đem nó ra ngoài, thì bạn sẽ hết khổ. Bạn hiểu được những điều VÔ LÝ đó là bạn đã biết THIỀN rồi, vì đó như là những CÔNG ÁN THIỀN của cuộc đời bạn. Vì nếu bạn vượt qua YÊU–GHÉT thì sẽ thấy cái gì cũng THƯƠNG, đó là khi bạn bỏ đi TÌNH CẢM thì sẽ được TÌNH YÊU…Đó chính là phần thưởng cao quý nhất mà bạn nhận được, sau khi đã quét sạch ký ức rối ren u ám của mình.

 

- Điều thứ ba: là vấn đề của VÔ THỨC, đây là căn phòng bí mật của tinh thần con người, nó chỉ chứa nhiều CẢM GIÁC không thể gọi tên. Cảm giác ở đây chính là cảm nhận sâu sắc của tinh thần, chứ không phải là cảm giác nóng lạnh ở ngoài da. Ví dụ như câu thơ “Trống trường thành lung lay bóng nguyệt”. Ta thấy tác giả của nó có cái nhìn, cái cảm giác, cảm nhận về âm thanh tiếng trống dội xuống mặt nước…làm chao động bóng trăng lung linh huyền ảo. Đó quả là một cảm nhận sâu sắc thần kỳ? Vậy người nào đi tới chổ cảm giác này thì được gọi là thiên tài rồi, vì họ có những cảm nhận rất sâu sắc và mới lạ về sự vật. Họ như một người đi lạc trong một khu vườn nở đầy hoa đẹp, họ luôn rượt đuổi theo những cánh bướm lập lòe nhiều màu sắc, mà chẳng bắt được một con bướm nào. Họ viết hàng trăm quyễn sách rất hay, nhưng vẫn không giải quyết dứt điểm được vấn đề. Họ có óc tưởng tượng rất phong phú và luôn “trược” đi trong cảm giác hoài nên họ càng thấy tuyệt vọng. Cảm giác ở đây có được là do sự “nhạy cảm” của các GIÁC QUAN nơi thân xác tạo ra, cùng với sự dồn nén tâm lý từ tiềm thức bốc hơi lên đây. Nó được gọi là “cái tâm toàn thân” hay “cái mắt toàn thân” được miêu tả nơi bồ tát Quán Thế Âm nghìn mắt nghìn tay vậy. Bằng cảm giác, họ thấy biết hết tất cả mọi thứ xung quanh, cho dù họ chưa có “thấy rỏ” nó như người đắc đạo được.

Kế đến ta thấy: Trong vô thức có chứa tâm linh và tâm thức. Tâm linh cũng là nơi mộng ảo lung linh mơ hồ, nhưng nó chỉ toàn là cảm giác xinh đẹp đã được chắc lọc rồi, nhưng nếu đem so sánh với tâm thức thì nó cũng là GIẢ thôi. Nó như một đêm trăng rằm ngọc ngà, mọi vật ẩn hiện trong một thứ ánh sáng huyền diệu…và đó chính là “thể giới cảm giác” của tinh thần con người. Những cảm giác này nó như là chiếc cầu nối giữa thân xác với linh hồn vậy. Nếu bạn đi đến đây thì hãy dũng cảm chặc đứt chiếc cầu này luôn, thì bạn sẽ thấy rỏ cái nào là thân xác và cái nào là linh hồn ngay thôi. Lúc đó bạn sẽ thấy cái thân xác là giả, và cái Chân Tâm là thật. Vì nói linh hồn nhiều khi người đời vẫn không bằng lòng, và cho rằng tận cùng của cái chân tâm không phải là linh hồn, vì nó hoàn toàn không có chứa một tính chất gì cả. Nó là hư không, nó không “động đậy” gì cả. Nó có mặt ở đó trong một cái hộp rổng được gọi là thân xác, nhưng khi cái hộp đó được đổ đầy lên với những thứ giả tạo khác nhau để che lấp nó thôi. Vì nó là cái cốt lõi của hệ thống tinh thần con người…Thân xác rất nhỏ còn chân tâm thì rất lớn. Thân xác rất ngắn ngũi còn chân tâm là thiên thu...Cái nhỏ mà đựng cái lớn...Cái thiên thu nằm trong cái ngắn ngũi, mới sinh ra vấn đề là bạn đã trãi qua nhiều kiếp sống rồi...Vì thân xác bạn chính là nơi giam hãm cái cốt lõi tinh thần của bạn, làm bạn mất tự do...Bạn liên tục học tập và sáng tạo là để mở rộng tự do, là bạn chống lại cái khí uất luôn đè nặng lên đầu mình như là một số phận...Đến một lúc nào đó thân xác bạn mất đi, nhưng cái chân tâm của bạn sẽ còn lại mãi với thời gian như một bóng ma, hay là một vị thần linh nào đó, vì nó là không thể mất đi cùng với thân xác…Vì tinh thần con người là ở khắp nơi trong không gian, nhưng khi bị nhốt vào thân xác để làm người, thì nó phải cần tu học để giải thoát. Người đắc đạo là tinh thần ở ngoài thân xác như gió trên trời cao bao la…

Khi bạn vượt qua tâm linh và chạm tới tâm thức, thì chạm tới SỰ THẬT. Vậy cái sự thật này là gi? Đó chính là NIỀM VUI, là thật tướng của các pháp…là hư không…là NHẤT NGUYÊN. Hư không là không có thì tại sao có tên gọi là nhất nguyên? Vì hư không là do bạn đứng trên quan điểm nhị nguyên mà nhìn thấy nó không có gì, thì gọi là hư không. Còn khi trong hư không rồi, thì người ta mới thấy được cái nhất nguyên đó. Tận cùng của nhị nguyên là LÝ TƯỞNG. Còn nhất nguyên thì chổ nào cũng là CHÂN LÝ…Hư không là không sinh không diệt ? Vậy có sinh có diệt là gì? Có sinh diệt là nhị nguyên, là triết học, không sinh diệt là nhất nguyên là minh triết. Triết học chấp vào GIỚI HẠN âm dương ở hai bên. Còn minh triết là TƯƠNG QUAN ở giữa hai giới hạn đó. Vì triết học chấp vào giới hạn nên đi mãi nó không cùng...thì dẫn đến bế tắc tuyệt vọng, Còn minh triết vì chỉ dựa vào kết quả của TƯƠNG QUAN của hai giới hạn kia thôi, nên nó lạc quan yêu đời ...Và theo nhị nguyên thì mọi vật trên đời đều sinh diệt. Vì sao?Vì cái gì KHÁC BIỆT thì sinh ra. Cái gì TƯƠNG ĐỒNG thì mất đi. Theo nhất nguyên thì không sanh diệt. Vì sao? Vì NÓ nằm ở giữa...Cái tương đồng từ ngoài đi vào giữa là BIẾN MẤT. Cái khác biệt từ giữa đi ra ngoài, là SINH RA. Nó vừa sinh ra là nó mất đi liền, nên nó luôn CÂN BẰNG và cũng giống như là không sinh không diệt vậy...Trái lại, đối với tư duy nhị nguyên một chiều, thì nó chỉ đem vào tinh thần ta mãi mà không mất đi. Cái đó chất chồng lâu ngày trở thành cái núi NGHIỆP CHƯỚNG khổng lồ làm chúng ta phải khổ nhiều. Vì thế tư duy nhị nguyên là tạo nghiệp không ngừng…và nếu bạn giác ngộ được phần nào thì đở khổ phần đó thôi.

 

Kết luận: Như trên ta thấy, muốn giác ngộ hoàn toàn hay kiến tánh thành Phật, thì ta phải đi theo “con đường học tập quay ngược vào trong nội tâm” gọi là sự chứng đắc. Con đường này rất dài vì phải đi qua ba cái ải như trên vừa miêu tả, nó chứa hết 95% tinh thần con người, còn 5% kia là ý thức. Khi chúng ta chưa qua cái ải nào thì 95% này là cái vô hình, là bóng tối. Nó là cái NGHIỆP CHƯỚNG đề nặng lên cuộc đời của chúng ta như là số phận, và do đó cái đau khổ của con người là vô tận. Rồi số phận càng đau khổ nặng nề thêm khi chúng ta luôn CHẤP, thì nó sẽ dồn nén những năng lượng xấu ác nhiều thêm vào cái bóng tối 95% này, và làm chúng ta khổ thêm. Ngược lại, nếu chúng ta buông xả không cố chấp nữa thì đở khổ hơn…Nhưng 95% này nó đều bắt nguồn từ 5% kia, nó là cái bóng của ý thức và là cảm giác được tạo ra do bởi cái lò lửa ở tiềm thức. Con đường này là con đường tu chứng thật sự của người đi tu. Đó là con đường đấu tranh cảm tính ở sâu bên trong tinh thần con người. Vậy tất cả những cái bên ngoài đi vào tinh thần chúng ta đều làm cho chúng ta đau khổ, nó tạo ra nghiệp chướng gọi là cái đau khổ bên ngoài…Cái đau khổ bên ngoài này làm cho con người sân sy ích kỷ, hận thù rồi trở thành tội phạm, nếu như bạn không có lòng từ bi. Nhưng còn có một cái đau khổ khác nữa vì nó đã nằm sẳn trong tim ta rồi, đó là cái đau khổ từ nhiều kiếp trước để lại mà chúng ta không hề biết nguyên nhân từ đâu, cái đau khổ này tạo ra tình yêu thương, nó được mặc định bởi thượng đế gọi là MẶC CẢM TỰ THÂN. Nếu cái đau khổ bên trong này nó lớn hơn cái đau khổ bên ngoài, thì nó tạo ra tình yêu thương rất tự nhiên, đó là một tình cảm lớn lao. Còn nếu cái đau khổ bên ngoài lấn át cái đau khổ bên trong, thì tạo ra sự sân hận cố chấp và nhiều oán trách. Vậy ta thấy người thượng căn là trong tâm họ luôn sẳn có cái đau khổ tự thân từ tiền kiếp rồi, họ dù sống trong hoàn cảnh nào cũng đau khổ cả…vì “phiền não là bồ đề” mà, và nếu họ biết tu thì lúc nào họ cũng tu được cả. Thái tử Tất Đạt Đa đâu có nghèo khổ gì, nhưng vẫn phiền não mới đi tìm cội bồ đề ngồi tu?

Vậy căn bản của người đi tu là thoát khổ, là thoát cái đau khổ bên trong tinh thần mình, chứ không phải đi tu để ăn sang mặc đẹp ở bên ngoài. Vì nếu tu học thì có thể cứ học lên tiến sỹ Phật học luôn cũng được. Còn nếu bạn tu chứng thì phải đi con đường bất hạnh vậy. Vì chỉ có một đời sống đau khổ bất hạnh mới đủ áp lực dồn nén tâm lý, để bạn bùng nổ ra trở thành giác ngộ được. Tu chứng bắt buột là như vậy. Nếu không bạn hãy đi làm nghề khác đi. Vì con đường tu chứng này nó ngược lại với sự học tập của ý thức, là bạn phải đầy đủ điều kiện mới học từ bên ngoài được.Và nếu bạn càng đau khổ bất hạnh ngờ nghệt thiếu thốn bao nhiêu, thì bạn càng dễ giác ngộ sáng đạo ra bấy nhiêu. Do đó tu khổ hạnh vẫn là con đường tu đúng đắn nhất, vì đó là nguyên tắc rồi. Từ đó ta thấy: Học nhớ dễ hơn học quên, nhưng bù lại học quên sẽ được bù đắp rất nhiều. Học để nhớ là học từ sách vỡ, từ nhà trường ở ý thức (lý tính), học quên là phá chấp của thiền (cảm tính). Nếu như bạn học một được một, là học bằng cách phải nhớ lấy mớ kiến thức đó. Còn học quên, là bạn phải quên hết cái mớ kiến thức đó đi, để có được cái tinh túy của tinh thần là vô vi. Nó là cái tinh thần vi diệu vô cùng mà người ta ngỡ là thần thông, nó không “chiếm chổ” trong tinh thần bạn, nhưng khi bạn cần bất cứ điều gì, thì nó sẽ hiện ra…A ha!

Cuối cùng bây giờ ta xem xét cái CHÂN TÂM là cái gì? Mà nó nhỏ thì rất nhỏ như hạt bụi, mà lớn thì gồm chứa cả tam thiên đại địa…Đi đến tận cùng của cái chân tâm thì ta phát hiện ra rằng, đó là cái tâm Phật mà ai cũng có. Nó là hạt giống tạo ra con người và muôn loài hữu tình. Khi chưa có thân xác của loài hữu tình thì nó đã có rồi…Nó biến hiện hóa hình theo sấm chớp thời gian để tái sinh ở dương gian. Nó được thượng đế gieo vào thân xác chúng ta như một hạt giống nằm im lìm trong đó. Rồi thời gian trôi qua…khi ta lớn lên và phát triển, ta được đi học nhiều thứ đổ đầy vào tinh thần ta mãi thành ra cái SIÊU NGÃ vĩ đại với nhiều bằng cấp cao, địa vị danh lợi phủ đầy…Và chính cái “thấy được” này nó đè lấp lên cái chân tâm của ta mất rồi. Vì nói cho cùng, Phật Pháp chỉ có hai điều: Đó là quyền lợi và sinh mệnh. Quyền lợi thì có quyền lợi tinh thần và quyền lợi vật chất. Bỏ đi quyền lợi vật chất thì còn lại quyền lợi tinh thần, bỏ đi quyền lợi tinh thần luôn thì còn lại sinh mệnh. Giữ được sinh mệnh là giữ được chân tâm. Vậy bạn tin vào quyền lợi hay là sinh mệnh? Nếu bạn tin vào quyền lợi thì đó là tin vào cái nhứt thời…vì chắc chắc nó sẽ thay đổi. Còn nếu như bạn tin vào sinh mệnh mình thì nó là cái thiên thu. Vì bạn đã thấu suốt, đã hiểu biết và nói chính xác sự thật, không cần phải chứng minh gì cả. Vậy cái chân tâm là gì? Một mặt nó là không có gì, vì nó không mang tính “đấu tranh” như những cái khác. Mặt khác nó lại là tất cả. Nó là bộ máy vận hành càn khôn vũ trụ bao la của tạo hóa. Từ nó sinh ra tất cả, và cũng từ nó mất đi tất cả. Vậy con người của chúng ta có cái này là có hạt ngọc quý giá ở trong thân mà không biết. Vì viên ngọc đó không nằm bên ngoài thân ta. Nó lúc nào cũng có mặt trong đó chờ ta lấy nó ra sài? Nhưng ngọc bao giờ cũng ở trong đá, và bạn phải phá nát những khối đá định kiến lâu đời về danh lợi thì mới thấy được ngọc…đơn giản thế thôi. Vậy làm sao bạn lấy được ngọc đây? Câu trả lời: Đó chính là lòng TỪ BI. Vì khi có lòng từ bi thì nó cứu mình trước tiên. Những cơn điên, những ma quỷ và cạm bẩy của tinh thần luôn đón chờ bạn trên đường đi, Nếu bạn không có lòng từ bi thì không thể nào chịu đựng nổi, vì bạn càng “giẫy dụa” thì nó càng lún sâu thêm vào cái đầm lầy điêu linh này. Khi bạn còn sống sót trong cuộc đấu tranh đó, thì tự nhiên bạn có sức mạnh…và lần lần ma quỷ không thể ám hại bạn được nữa…Vì lòng từ bi đó là cái để phân biệt Phật với ma quỷ mà thôi. Trong kinh Phật nói: Ma quỷ cũng có thể hiện hình y như phật, cũng thuyết pháp đúng như pháp Phật và có rất nhiều thần thông biến hóa…Nhưng chỉ duy nhất là nó không có được lòng từ bi như Phật. Vậy lòng từ bi là sức mạnh vô địch, nó chiến thắng tất cả, mặc dầu nó không hề tranh đấu gì cả…Và do đó tìm Phật thì không nên tìm Phật ở ngoài tâm. Vì trong tâm bạn có sẳn Phật rồi còn đi tìm đâu nữa? Nếu bạn cầu nguyện thì Phật sẽ hiện ra gíup bạn ngay thôi? Và điều này chắc chắn rằng ai cũng làm được cả.

Cuối cùng tóm lại có mấy điều này quan trọng. Thứ nhất, tất cả cái gì từ bên ngoài đi vào tinh thần ta cũng đều là nghiệp chướng, cũng đều làm ta khổ cả. Và vì nó có nguyên nhân từ bên ngoài nên ta cũng có thể nhổ gốc nó đem ra ngoài luôn là hết khổ. Thứ hai, đi tu phải khổ hạnh thì mới mau sáng đạo. Thứ ba, mình phải có lòng từ bi thì không sợ gì hết…Và tự nhiên sẽ thắng tất cả. Thứ tư muốn tìm Phật thì phải quay vào tâm mà tìm là chính, những cái bên ngoài chỉ là phương tiện thôi…

                                                                               

 

Hà Hùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này