Một ngày thực tập ngoại khóa của sinh viên ngành Y - Phật Giáo Việt Nam
08:17 +07 Thứ sáu, 17/05/2024

Một ngày thực tập ngoại khóa của sinh viên ngành Y

Thứ bảy - 01/12/2012 19:09
(HDPT) - Ngày 01 tháng 12 năm 2012, nhằm ngày 18 tháng 10 năm Nhâm Thìn, thầy cô giáo và 870 bạn sinh viên trường Trung Cấp Y Tế Bạch Mai đã cùng vân tập về chùa Bằng tham dự một ngày tu tập trong chương trình ngoại khóa của nhà trường.
 
Buổi sáng, Hòa thượng trụ trì Thích Bảo Nghiêm đã có thời pháp thoại tới đại chúng với chủ đề “Y Đức”. 
Trong bài giảng, Hòa thượng đã giải thích cho đại chúng hiểu rõ ý nghĩa của từ Y và Đức.
Chữ Y nghĩa là Thuốc. Thuốc chữa bệnh cho người hết khổ đau, bởi phàm có thân phải có bệnh. Thế gian tôn trọng 3 người thầy:
-Thầy thuốc: chữa bệnh thân
-Thầy giáo: Chống bệnh dốt
-Thầy chùa: Tổng hợp chữa cả bệnh thân và bệnh tâm cho con người.
Còn nhắc tới chữ Đức, dân gian hay nói “Tiên tích đức, hậu tầm long”, hay “Phúc đức tại mẫu”.
Trong đạo Phật có 3 đức tính đó là Bi đức – Trí đức – Tịnh đức. Bi đức là tình thương bao la, là lòng trắc ẩn. Trí đức là trí tuệ cao cả không gì sánh bằng, ví dụ như trí tuệ của Phật tổ. Tịnh đức là trước mặt, sau lưng, tâm của Phật vẫn như như vậy, không thay đổi.
Hòa thượng cũng đã nêu ra ngũ minh trong đạo Phật, đó chính là:
-Nội minh: am hiểu nội điển
-Nhân minh: Môn học lý luận của Phật giáo
-Thanh minh: ngữ môn văn tự, âm thanh, văn học
-Công xảo minh: Công nghệ, kỹ thuật
-Y phương minh: Thông thạo ngành y học
Từ đó, Hòa thượng đã đề cao tinh thần y đức trong Phật giáo. Cho nên, trong 8 việc phúc, chăm nom săn sóc người bệnh là phúc lớn nhất.
Trong bài giảng, Hòa thượng cũng đã đề cập tới tầm quan trọng của y đức trong xã hội như Hải Thượng Lãn Ông có 9 điều y đức. Năm 1996 Bộ Y Tế ban hành 12 điều y đức. Và trong giới luật Phật giáo, Đức Phật đã nói tới 5 điều y đức:
-Biết pha thuốc
-Biết cái gì thích đáng
-Lòng từ săn sóc người bệnh không vì tiền của danh lợi
-Không ghê tởm khi phục vụ người bệnh
-Ái ngữ với người bệnh
Hòa thượng cũng đã nêu ra những tấm gương sáng y học trong Phật giáo: Đức Phật, Thiền sư Minh Không, Thiền sư Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Cố đại lão Hòa thượng Pháp chủ Thích Đức Nhuận…. Đó đều là những tấm gương sáng về y học cho đàn hậu thế noi theo.
Từ đó, chúng ta thấy tinh thần y đức của dân tộc với Phật giáo là một – tất cả vì mục đích cứu người mang lại niềm vui, hạnh phúc cho con người. Như Đức Phật đã dạy “Dẫu thân tôi có bệnh, tâm tôi không bị bệnh. Đó là cần phải học” (Chương 1 – Tương Ưng III).
Buổi chiều, thầy cô giáo và các bạn sinh viên trường Trung cấp Y Tế Bạch Mai đã được lắng nghe thời pháp thoại ý nghĩa của Thượng tọa Thích Tiến Đạt – Phó trưởng ban thường trực Ban Pháp Chế TW GHPGVN, Phó ban kiêm chánh thư ký Thành hội Phật giáo Hà Nội với chủ đề “Lợi ích của việc thực hiện 5 giới”. 
Năm giới mà người Phật tử hay bất kỳ ai tin và thọ trì theo đều là lợi ích căn bản cho việc bình ổn xã hội. Bất kể mọi người sống ở đâu, làm công việc gì nếu giữ gìn 5 giới đều có được niềm hạnh phúc, an lạc.
Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được:
 
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  

 
(Chùa Bằng)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này