Nghiệp - Phật Giáo Việt Nam
01:19 +07 Thứ hai, 29/04/2024

Nghiệp

Thứ bảy - 17/03/2012 10:09
(HDPT) - Đúc Phật dạy Ở đời có biết bao nhiêu người không biết giữ gìn mịnh lưỡi,nói không đúng thời phải mang họa vào thân . Này đệ tử , họa từ miệng phát sinh ,vậy con hãy giữ gìn cái miệng
 
 
 
 
 
 
 
 

Tất cả hành vi tốt xấu của con người đều do thân khẩu ý tạo thành ,Đạo đức Phật giáo cũng dựa trên nguyên tắc của 3 nghiệp Thân và miệng thuộc về vật lý, ý thuộc về tâm lý. Tuy nhiên, chính ý hay còn gọi là tâm thức, là yếu tố quyết định để tạo thành nghiệp Một hành động tự nhiên của thân thể, như đi đứng nằm ngồi, không thể tạo thành nghiệp, trừ phi nó (hành động) được điều động bởi tâm thức,Nghiệp là hành động tạo tác ,một việc làm thường xuyên , một thói quen hằng ngày  là một hành động có chủ ý


Ba nghiệp thân, khẩu, và ý được Đức Phật phân chia cụ thể thành 10 loại nghiệp căn bản như sau :

a/ Thân nghiệp có ba loại: sát sinh, trộm cắp, tà dâm.
b/ Khẩu nghiệp có bốn loại : nói dối, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói lời xấu ác.
c/ Ý nghiệp có ba loại : tham lam bỏn xẻn, sân hận thù oán, tà kiến cố chấp.

Đấy là mười bất thiện nghiệp căn bản, chúng là nguyên nhân chính đưa đẩy chúng sinh trôi dạt trong sáu nẻo luân hồi.

Nghiệp chướng

            Mỗi một hành động tạo tác của thân, miệng, ý tất cả đều tạo nghiệp. Đã tạo nghiệp, đã hành động tất nhiên sẽ đưa đến hậu quả. Hậu quả đó được gọi là nghiệp hoặc là thiện ,hoặc là ác . Nghiệp phát sinh ra chướng ngại, chướng ngại là gì? Là không thuận lợi,  tâm chúng ta luôn hướng ngoại, bị ngoại cảnh dẫn dắt, đã bị dẫn dắt tức phải tạo tác, một khi đã tạo tác và bị dẫn dắt là chúng ta không có định và tuệ, do đó nó biến thành nghiệp chướng. Chúng ta làm việc thiện cũng có thể là chướng ngại. Vì sao? Vì khi chúng ta làm việc thiện tâm chúng ta hoan hỷ, chứng tỏ tâm chúng ta không có bình đẳng. Cho nên cần phải có bình đẳng, nếu tâm chúng ta khởi làn sóng hoan hỷ, thì gió phiền não cũng từ đó phát sinh. Vì thế, tất cả đều là nghiệp chướng. Thiện nghiệp cũng là chướng, ác nghiệp cũng là chướng, song tất cả đều có nghiệp báo.

  -Thiện nghiệp có ba đường: trời, người, A–tu–la;

  -  Ác nghiệp cũng có ba đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Nói một cách khác, dù thiện hay ác nghiệp tất cả đều còn nằm trong sáu đường luân hồi. Chúng ta có nghiệp chướng là chúng ta không có định, tuệ. Chỉ có định và tuệ mới vượt thoát khỏi lục đạo luân hồi, mới có thể giải quyết được vấn đề sinh tử. Do đó, Phật giáo dạy chúng ta tu Tịnh nghiệp, tức là chúng ta không làm việc xấu mà làm việc tốt. Chúng ta làm thiện nghiệp nhưng nếu không chấp vào việc mình làm, chúng ta sẽ không gặp chướng ngại. Đây là điều chúng ta cần phải ghi nhớ. Trong đời sống sinh hoạt, lúc cử động, đi, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, ăn cơm, xã giao, từ sớm đến tối, hành động và việc làm chúng ta cần phải tương ưng với giới, định và tuệ. Giới, định, tuệ, ba chữ này nếu chúng ta hiểu được sẽ rất tuyệt vời, nhưng chúng ta là người sơ cơ khó mà hiểu được. Có thể nói nó tương tự như tâm bình đẳng, tâm thanh tịnh. Bình đẳng là không phân biệt, thanh tịnh thì không chấp trước. Đối với tất cả mọi việc không có phân biệt và chấp trước, thường nhận biết rõ ràng là trí tuệ; không phân biệt, không chấp là định. Hành động nếu tương ưng với định và tuệ thì trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta sẽ có tự tại và mỹ mãn. Sự nghiệp của chúng ta nhất định thuận buồm xuôi gió, nhất định chúng ta sẽ làm tốt hơn người khác, vì chúng ta có  giới,định và tuệ.

 

Tại sao cần có Giới Định tuệ

Giới là:kỷ luật có  sự ngăn cách  giữa cái xấu và cái tốt  dạy cho con người,biết sống đủ không tham lam

Định là:dừng lại ,vững vàng  biết kìm chế sân hận  ,ngăn chặn sự nóng giận ,giữ yên cho  thân tâm không xáo động

Tuệ là:sự  thông minh sáng suốt, không ngu si dốt nát ,hiểu biết  thấu đáo cái đúng cái sai để tránh

Lòng nhân từ đôn hậu là lòng thương yêu giúp đỡ mọi  người, thích làm điều thiện, hiểu biết lẽ phải  lúc nào cũng chỉ muốn  mọi người hạnh phúc an lạc  . Trưởng dưỡng lòng nhân từ đến viên mãn thì nó biến thành lòng đại bi của nhà Phật. Thế Tôn dạy rằng muôn hạnh lành do lòng đại bi mà trưởng thành.. Ðức Phật dạy ta phải coi tất cả chúng sinh đều là bà con quyến thuộc của mình trong nhiều đời nhiều kiếp ,.lời nói cần phải dịu dàng yêu thương  Quán sát như vậy thì ta không bao giờ  để lời nói làm  tổn hại mọi người xung quanh được.

Ðức Phật dạy rằng có từ bi trí tuệ thì mới chuyển cảnh, chuyển nghiệp được. Thiếu từ bi trí tuệ thì sẽ bị cảnh chuyển, nghiệp chuyển chìm đắm vào bể khổ

Đúc Phật dạy Ở đời có biết bao nhiêu người không biết giữ gìn mịnh lưỡi,nói không đúng thời phải mang họa vào thân . Này đệ tử , họa từ miệng phát sinh ,vậy con hãy giữ gìn cái miệng

Trong cuộc sống, dường như mỗi thứ đều có một quy luật riêng của nó. Người ta thường nói, hễ gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đó. Đó là quan niệm theo luật nhân quả của nhà Phật. Mà ngẫm lại điều đó rất khoa học , bởi vì từ xưa tới nay không có việc gì vượt ra khỏi luật nhân quả. Vì thế, hễ ta gieo hạt giống thiện thì sẽ gặt được quả thiện, còn hễ ta gieo hạt giống bất thiện thì sẽ bị quả bất thiện chi phối. Lời nói cũng vậy ,nếu nói lời dễ nghe ,thương yêu người đối diện thì bản thân người đó sẽ phản chiếu ngược lại tình cảm như ta đã trao cho họ.

Thiện Tâm

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này