Xây dựng đội ngũ giảng sư cơ hữu tại HVPGVN tại Hà Nội: Nhu cầu, thực trạng và một giải pháp thực tế - Phật Giáo Việt Nam
04:07 +07 Thứ ba, 30/04/2024

Xây dựng đội ngũ giảng sư cơ hữu tại HVPGVN tại Hà Nội: Nhu cầu, thực trạng và một giải pháp thực tế

Thứ hai - 16/07/2012 09:45
(HDPT) - HVPGHN được thành lập là một sự kiện to lớn, là một minh chứng sự phát triển vượt bậc của giáo dục phật giáo nước ta. Đến nay đã có 5 khoá cử nhân tốt nghiệp...
 

Xuất phát từ tâm nguyện mong muốn phát triển Học viện phật giáo tại Hà Nội, mong muốn sự nghiệp Giáo dục Phật giáo xứng tầm với Phật giáo Việt nam hiện nay, chúng tôi kính trình Hội thảo bài viết này. Là người “ngoại đạo”, với những hiểu biết về Phật sự còn hạn hẹp, chúng tôi chỉ dám coi một vài luận chứng dưới đây là một số nét phác thảo và khuyến nghị ban đầu, kính mong nhận được sự quan tâm của Quý liệt vị chư tôn đức giáo phẩm.

1. Nhu cầu tất yếu

Lý luận giáo dục đại học và thực tiễn đều đã khẳng định: đội ngũ giảng viên mạnh (cơ cấu, lượng và chất) có vai trò quyết định sự phát triển một trường ĐH/ Học viện. Đây cũng là tiêu chí số một để kiểm định và công nhận chất lượng đào tạo và uy tín của mọi cơ sở giáo dục đại học.

Theo nguyên tắc, học viên phải có bằng tốt nghiệp ĐH (cử nhân) thì mới được học tiếp lên thạc sỹ và, ngoài các điều kiện khác, HVPGVN trước hết phải có một đội ngũ giảng sư đủ tiêu chuẩn học vị, học hàm...mới được cấp phép mở hệ đ ào tạo Sau đại học. Hiện nay và một số năm trước mắt, đây là một nhiệm vụ lớn của HVPGVN tại Hà Nội ( HVPGHN) nói riêng và của các HVPGVN nói chung.

Nhu cầu học hành để đạt trình độ đại học, trên đại học trên con đường tinh tấn của đông đảo Tăng, Ni trên thực tế là rất lớn và rất cần được khuyến khích, tạo điều kiện. Con đường du học nước ngoài để đạt học vị  không phải là con đường hiệu quả. [HVPGVN tại TP HCM: Khoảng 500 Tăng Ni sinh tốt nghiệp từ khóa I đến khóa VI đã và đang du h ọc ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan...ở các cấp học Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc nhiều ngành khác nhau. (Chỉ có) hơn 70 vị sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ và Tiến sĩ đã trở về nước và phục vụ tại nhiều ban ngành của Giáo hội; Và riêng khóa VII (2010), có 830 Tăng Ni sinh viên đ ã tốt nghiệp][1]

- HVPGHN được thành lập là một sự kiện to lớn, là một minh chứng sự phát triển vượt bậc của giáo dục phật giáo nước ta. Đến nay đã có 5 khoá cử nhân tốt nghiệp, song HVPG HN chưa thực sự có được một đội ngũ giảng sư đủ mạnh cả về cơ cấu, số lượng và về bằng cấp trình độ theo quy định Nhà nước, thậm chí vẫn chưa định hình được một “bộ khung” giảng sư cơ hữu xứng tầm với  Sứ mệnh và tiềm năng phát triển của Học viện.

Do đó, xét trên nhiều phương diện, xây dựng một đội ngũ giảng sư cơ hữu là nhu c ầu cấp bách hiện nay của HVPGHN.

2. Thực trạng đội ngũ giảng sư và một số vấn đề cần giải quyết

HVPGHN hiện nay bước đầu đã tập hợp được một đội ngũ giảng sư có uy tín, hầu hết là các Thượng toạ, đại đức có uy tín cao về các lĩnh vực Phật học và sự cộng tác của nhiều GS, tiến sỹ thỉnh giảng là chuyên gia môn khoa học ở nhièu trường ĐH. Trên thực tế đào tạo qua 5 khoá, đội ngũ giảng sư này đã đóng góp tâm sức, trí tuệ rất lớn đảm bảo chất lượng giảng dạy các môn học trong Chương trình đào tạo hiện hành và cho sự tồn tại, thành quả và phát triển HVPG như ngày nay.

Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy một số bất cập:

-    Đội ngũ này được tuyển chọn theo “chuẩn nào ”? Bởi đội ngũ của HVPGHN hiện nay vẫn chưa hội đủ các tiêu chí của Bộ GD- ĐT quy định. Một khi chưa có đủ tiêu chuẩn này, Văn bằng Cử nhân do HVPG cấp vẫn chỉ có giá trị “nội bộ”, chưa thể liên thông với hệ thống nhà trường ĐH,CĐ và hệ thống văn bằng do Bộ GD- ĐT quản lý;

-    Việc tổ chức thực hiện Chương trình, lập Kế hoạch đào tạo, xếp lịch học (Thời khoá biểu) hiện nay còn nhiều vướng mắc. Chủ yếu do các giảng sư kiêm nhiệm quá bận nhiều việc Phật sự. Nếu một giảng sư vắng, bận…lập tức ảnh hưởng ngay đến thời khoá biểu các lớp học và chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng rõ rệt; Mặt khác, có không ít giảng sư rất uyên t hâm về giáo lý chuyên môn, nhưng về kĩ năng giảng dạy đại học, về quản lý chương trình ĐT…lại khó khăn, hạn chế.

-    Vấn đề Hình thức dạy học và Phương pháp giảng dạy các môn học của GV, quy trình và kĩ năng học viên HVPGVN… hiện nay vẫn chưa được chú ý đúng mức cả về phía người dạy, người học và phía nhà quản lý, do đó chưa theo kịp phương thức tổ chức đào tạo hiện hành của hệ thống GDĐH.

-    Việc tổ chức giảng dạy môn học ở các trường ĐH, Học viện bên ngoài hiện nay được thực hiện theo các quy chế chuyên môn rất chặt chẽ, nhờ đó chất lượng đào tạo được kiểm soát. Vấn đề này, ở HVPGHN và ở các giảng sư của HV còn nhiều điều bất cập, thậm chí HVPGHN chưa có quy chế đào tạo, quy chế công tác của cán bộ giảng dạy, quy chế công tác HSSV…được  xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện bài bản.

Từ mấy nét chấm phá trên đây, cũng có thể cho ta nhìn nhận thẳng thắn rằng, sau 5 khoá tốt nghiệp đến nay vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ giảng sư cơ hữu đủ và mạnh về số lượng, cơ cấu và trình độ…vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của HVPGHN.

Theo con đường chính tắc, việc xây dựng đội ngũ giảng viên một trường ĐH cần nhiều năm, thậm chí vài chục năm. Song có thể có một số con đường khác, sau một thời gian ngắn nhất (4 -5 năm) HVPGHN chắc chắn vẫn có được một đội ngũ giảng s ư được  đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ với bằng cấp hợp pháp. Vấn đề là HVPGHN (và TW GHPGVN) cần có một bộ phận chức năng chịu trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực thi các giải pháp mềm dẻo và kiên trì.

3.  Về một Giải pháp đào tạo đội ngũ giảng sư có trình độ Sau đại học

3.1. Nhìn về lâu dài

HVPGHN (thông qua Ban GDPG của Hội đồng trị sự TWGHPG) cần sớm xây dựng một Kế hoạch phát triển đội ngũ nhân lực giảng dạy và quản lý đào tạo ở các HVPG và thành lập ra một “Quỹ (hoặc Trung tâm/ hoặc Tiểu ban) tạo nguồn và phát triển đội ngũ giảng sư”. Có thể xác định một số việc cần làm tiếp theo:

Phối hợp với các Tỉnh hội, các Học viện, các trường Trung cấp Phật học tổ chức rà soát, giới thiệu và chọn lựa một Danh sách tạo nguồn nhân lực giảng sư trong đông đảo tăng ni trẻ có năng lực và đã tốt nghiệp lớp 12. Các tăng ni được tuyển chọn sẽ được gửi đi đào tạo các trường ĐH bên ngoài và các Học viện phật giáo Ấn độ, Đài loan…Họ sẽ được hỗ trợ học phí nhưng phải cam kết sau khi học xong sẽ về giảng dạy và làm quản lý đào tạo tại các HVPGVN và các trường Trung cấp Phật học .

Số này tiếp tục hỗ trợ học phí học Sau ĐH ở nước ngoài, hoặc trong nước. Đến năm 2018 - 2020 trở về làm giảng sư ở 2 HVPG, hoặc các Trường Trung cấp.

Trong Giáo hội GHPGVN hiện nay cũng đang có một nguồn nhân sự quý giá là vài trăm các vị Tiến sỹ, Thạc sỹ các chuyên ngành Phật học tốt nghiệp sau khi du học Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan... Nếu có chính sách thu hút một số trong nguồn này về làm giảng sư cơ hữu, hoặc giảng sư kiêm nhiệm thì rất thuận lợi và nhanh chóng.

Tăng cường Hợp tác với các HVPGVN tại tp.HCM và tại Huế để bổ xung và khai thác thế mạnh vốn có của đội ngũ giảng sư và kinh nghiệm đào tạo của mỗi cơ sở đào tạo. Cần có sự phối hợp sức mạnh đội ngũ giảng sư tại các HVPG để sớm mở ngay (2011- 2012) một số lớp Thạc sỹ Phật học, hoặc các Chương trình bồi dưỡng Sau đại học trong đó có ưu tiên mục tiêu đào tạo nguồn cho đội ngũ giảng sư tại các HVPGVN;

Xúc tiến hợp tác đào tạo quốc tế bằng con đường liên kết mở hệ Cử nhân, Thạc sỹ Phật học với một số Học viện, trường ĐH Phật giáo Ấn độ, Đài Loan, Nhật, Thái lan…Chương trình đào tạo theo phương thức liên kết được hai bên xây dựng và bằng chính quy do các trường ĐH, Học viện Phật giáo nước ngoài cấp, hoặc do các Học viện cấp (phương cách hợp tác, liên kết đào tạo như của các trường ĐH bên ngoài hiện đang làm.).

Tuy nhiên, nếu muốn đào tạo hệ Thạc sỹ, Tiến sỹ chính quy thì cần có Hồ sơ hợp lệ được Ban Tôn giáo và Bộ GD- ĐT cho phép. Đó là trở ngại lớn hiện nay, vì vậy các lớp đào tạo sau đại học về Phật học sẽ chưa thể mở ngay được, ít nhất là trong vài năm tới.

3.2.  Tầm nhìn 2011- 2017

Dựa trên các nguồn nhân lực vốn có sẵn trong thực t ế, HVPGHN cần có các biện pháp hiệu quả và nhanh nhất để chỉ khoảng 5 năm sau (2016 -2017) Học viện sẽ có được một đội ngũ giảng sư có Bằng Thạc sỹ, Tién sỹ chính quy do Nhà nước cấp. Theo chúng tôi, cần xem xét thực hiện đồng thời 4 bi ện pháp sau đây:

3.2.1)   Ngay từ khóa V (vừa tốt nghiệp năm 2010), và mỗi khoá tốt nghiệp tiếp theo HVPGHN chọn 15- 20 Học viên xuất sắc mỗi khoá (ưu tiên số tăng ni trước đó đã có bằng Tốt nghiệp lớp 12) đưa vào Danh sách tạo nguồn giảng sư. Tạo chính sách thuận lợi cho họ được tu tập những chùa gần HVPGHN, kiêm làm trợ giáo cho các giảng sư đương nhiệm. Chọn cử số học viên này đi học Văn bằng ĐH thứ 2, hệ ĐH liên kết quốc tế, hoặc Đại học tại chức ở một số trường ĐH bên ngoài với các ngành Triết, Hán –Nôm, Văn học, Ngôn ngữ, Xã hội học, Lịch sử, Tâm lý học, công tác XH, Tâm lý –giáo dục, Quản lý giáo dục, … Một số khác cử đi học Kinh tế chính trị, Quản lý xã hội, Hành chính học, Luật, Tin học, tiếng Hoa và tiếng Anh…để sau 2 -3 năm, khi đã tốt nghiệp ĐH chính quy, sẽ cử đi học tiếp bậc Sau đại học ở các trường ĐH công lập/ ngoài công lập của Nhà nước. Đây là biện pháp cơ bản , vừa là chiến lược phát triển đội ngũ lâu dài, nhưng cũng cần làm ngay để đáp ứng nhu cầu giai đoạn trước mắt của học viện.

3.2.2)  Với các môn học ngoài chuyên môn Phật học, có 2 nguồn lực có sẵn:

Riêng ở các tỉnh phía Bắc, trong số các Tăng, Ni trẻ hiện nay dễ có đến vài trăm người đã có các Bằng tốt nghiệp ĐH chính quy, tại chức của hệ thống GDĐH quốc gia: Triết học, Hán Nôm, Văn học, Ngôn ngữ…nếu GHPG vận động họ và c ó chính sách ưu tiên…thì nhiều người trong số này sẽ tiếp tục học Thạc sỹ, tiến sỹ và tham gia đội ngũ giảng sư nòng cốt của HVPG. Nếu ngay từ năm 2010- 2011 này cử họ đi thi Thạc sỹ, thì chỉ sau 3 - 4 năm sau HVPGHN đã có được một số giảng sư trẻ có bằng cấp Sau đại học chính quy của Nhà nước.

Hiện nay, có không ít Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ của các trường ĐH…đang công tác hoặc đã nghỉ hưu luôn có hằng  tâm tham gia giảng dạy một số môn học của HVPG. Nếu HVPG muốn mở rộng quy mô đào tạo thì không thể không tính đến việc vận động số giảng sư này tham gia dạy cử nhân, biên soạn giáo trình và bồi dưỡng các chuyên đề. Đây là vốn quý, việc tiếp cận với các giáo lý nhà Phật đối với họ không mất nhiều thời gian.

Với các môn học Phật học, bên cạnh đội ngũ giảng sư hiện nay vốn có, HVPGHN cần quan tâm thu hút thêm được các vị Tiến sỹ, Thạc sỹ các chuyên ngành Phật học sau khi du học nước ngoài về. Đây là nguồn lực quý báu, có sẵn và khá phong phú [chưa kể ở khu vực phía bắc, riêng HVPGVN tại TP HCM: Khoảng 500 Tăng Ni sinh tốt nghiệp từ khóa I đến khóa VI đã và đang du học ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan...ở các cấp học Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc nhiều ngành khác nhau. Hơn 70 vị sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ và Tiến sĩ đã trở về nước và phục vụ tại nhiều ban ngành của Giáo hội. [TLTK đã dẫn]

Thỉnh mời các vị Tiến sỹ, Thạc sỹ Phật học du học nước ngoài về và một số vị Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ của các trường ĐH bên ngoài đã nghỉ hưu về làm giảng sư cơ hữu, hoặc kiêm nhiệm tại HVPGHN. Đó là hai nguồn nhân lực sẵn có, lại đủ tiêu chí về bằng cấp chuyên môn được Nhà nước công nhận nên có thể sử dụng hiệu quả ngay sau 1 -2 năm, không chỉ đáp ứng trước mắt nhu cầu chương trình giảng dạy trong khi chờ đội ngũ giảng sư trẻ đang được cử đi học, mà quan trọng hơn nữa, họ là những người đảm nhiệm sứ mệnh bồi dưỡng, kèm cặp đội ngũ giảng sư trẻ.

Mặc dù đội ngũ giảng sư hiện nay của HVPGHN vẫn được xét chọn từ các nguồn trên, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh ở 2 điểm: thứ nhất, HVPGHN cần xây dựng thành một Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng sư và cán bộ quản lý đào tạo cơ hữu cho tầm nhìn 10 - 15 năm; Thứ hai, cần chú trọng khai thác thế mạnh vốn có của đội ngũ giảng sư hiện nay trong việc bồi dưỡng, kèm cặp đội ngũ giảng sư trẻ.

3.2.3)  Nên xem xét mở Khoa Sư phạm phật giáo tại HVPGHN .

Xét về nhiều mặt, việc mở Hệ việc mở Hệ đào tạo sư phạm Phật giáo tại HVPGHN đến nay về cơ bản là thuận lợi và chín muồi:

Nhu cầu đội ngũ giảng sư cho mạng lưới các nhà trường Phật giáo toàn quốc nói chung và cho các HVPG nói chung…là rất lớn và không ngừng tăng lên.

Hệ thống GDPG ở Việt Nam hiện nay còn chưa có cơ sở nào đảm nhận chức năng chuyên trách về đào tạo và bồi dưỡng NVSP cho đội ngũ giảng sư;

Cho đến nay,  HVPGHN vẫn chỉ có một chuyên ngành đào tạo với 2 hệ: Cử nhân và cao đẳng Phật học. Có lẽ đã đến lúc chín muồi để HVPGHN mở ra môt số chuyên ngành mới và tương ứng là tổ chức thành các Khoa đào tạo.

Theo thiển ý của chúng tôi, với điều kiện và tiềm năng hiện nay, HVPGHN hoàn toàn có thể thành lập 4 khoa: Khoa Cử nhân Phật học; Khoa Sư phạm Phật giáo, Khoa Triết học Phật giáo và Khoa Cao đẳng Phật học. Trong đó, Khoa Sư phạm Phật giáo chuyên trách mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng Sư phạm Phật giáo các cấp: Cử nhân sư phạm Phật giáo chính quy, Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm và Chứng chỉ các lớp Chuyên đề Sau đại học…nhằm trang bị hệ thống lý luận sư phạm và kĩ năng Nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng sư thuộc hệ thống GDPG.

Nếu mở được chuyên ngành Sư phạm Phật giáo, trước hết không chỉ rất thuận lợi cho việc xây dựng, bổ xung đội ngũ giảng sư cho HVPGHN, mà còn đóng góp quan trọng cho sự phát triển GDPG trong toàn Giáo hội. (Mô hình tổ chức đào tạo của Khoa Sư phạm Phật giáo sẽ trình bày ở mục 3.4).

3.3.  Về các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về Phật học

Có một vấn đề “mâu thuẫn” lớn, khiến nhiều bậc chức sắc băn khoăn, là số được cử đi học Cử nhân, Thạc sỹ bên ngoài thì không thể có được những kiến thức chuyên sâu của Phật giáo…Điều khó khăn này là có thật. Nhưng đó là việc phải chấp nhận trong giai đoạn chuyể n tiếp, các trường ĐH mới thành lập các ngành đặc thù đều phải chấp nhận xây dựng đội ngũ ban đầu từ những người vốn đến từ chuyên ngành khác.

Mặt khác, để khắc phục vấn đề này không quá khó , nếu ngay từ năm học 2011- 2012 này, HVPGHN xem xét để thực hiện biện pháp sau đây: Tập hợp một nhóm chuyên gia cao cấp (là các Hoà thượng, Thượng toạ, đại đức đang là giảng sư, hoặc thỉnh mời các vị cao tăng, sư thầy có trình độ uyên thâm trong toàn quốc, thậm chí từ nước ngoài về), xây dựng một Chương trình bồi dưỡng nâng cao lý luận Phật học (gồm một tập hợp chuyên đề lý luận cao cấp về Phật, Pháp, Tăng). Từ đó xúc tiến mở các lớp bồi dưỡng nâng cao lý luận Phật học và cấp Chứng chỉ của Học viện. Có thể  cấp Chứng  chỉ theo từng chuyên đề môn học, hoặc cấp Chứng chỉ theo “lớp” Bậc1, Bậc 2…Mỗi năm mở ít nhất 1-2 khoá, mỗi khoá 2-3 tuần. Triệu tập các thầy tăng đã có bằng Thạc sỹ, hoặc đang theo học Thạc sỹ bên ngoài…đến Học viện để thụ lĩnh Chương trình bồi dưỡng nâng cao lý luận Phật học kết hợp với tự nghiên cứu và tu tập cá nhân..

3.4.  Về Mô hình đào tạo của Khoa Sư phạm Phật giáo

Việc mở một Hệ sư phạm Phật giáo tại HV có thể thực hiện với việc lựa chọn 1, 2 trong ba mô hình sau: Mô hình “song hành”, Mô hình “nối tiếp” và  Mô hình “Kết hợp”:

Mô hì nh “song hành”

- Ngay trong, hoặc sau tuyển sinh khoá VI (2011), nên thành lập Khoa Sư phạm Phật gi áo (Khoa Sư phạm, viết tắt là Khoa SPPG).

Với mô hình này, Viện trưởng HVPG HN ra quyết định thành lập (tách) HVPG HN Khoa SPPG bên cạnh Khoa Cử nhân Phật học. Cũng có thể thành lập thêm Khoa Cao đẳng Phật học và một vài khoa khác nữa, ví dụ Khoa Triết học Phật giáo...

Biên chế bộ phận quản l ý Khoa SP (trước mắt chỉ cần 1-2 người chuyên trách, các sự vụ khác vẫn trực thuộc Văn phòng HV).

Học viên Khoa SPPG sẽ được tuyển chọn (hoặc tự nguyện đăng kí, xét tuyển) trong số HV đã trúng tuyển khoá VI. Quy mô đào tạo ban đầu khoảng 60 HV (1 lớp).

Chương trình đào tạo và văn bằng tốt nghiệp: 3 năm đầu học có thể học chung Chương trình với hệ Cử nhân phật học. Năm cuối sẽ học một Chương trình nghiệp vụ sư phạm (NVSP) và đi Thực tập sư phạm (khoảng 6 tuần) trước kì thi tốt nghiệp. Thi tốt nghiệp các môn đặc thù (VD, 2 môn Phật học, 2 môn NVSP, hoặc 2 môn phật học và làm luận văn TN chuyên ngành Sư phạm) và nhận Bằng tốt nghiệp “Cử nhân Sư phạm Phật giáo”, hoặc “Cử nhân phật học, hệ sư phạm”.

- Bên cạnh số HV Khoá VI năm nay, có thể xét tuyển, chọn 1 số HV vừa tốt nghiê p các Khoá trước, để họcùng học năm cuối của khoá VI và cấp cho họ bằng Cử nhân Sư phạm, là “văn bằng 2”.

Ưu, nhược điểm của Mô hình “song hành”:

+ Mô hình “song hành là cách làm bài bản, hiện đại, hiệu quả lâu dài. Nay là lúc HVPG HN đã đủ điều kiện để tổ chức lại mô hình đào tạo, cơ cấu tổ chức, nhân sự…phù hợp tầm vóc phát triển của HV và phù hợp một mô hình quản lý đào tạo ĐH của một Học viên hiện đại, với hai, hay nhiều Khoa đào tạo và mở Hệ đào tạo Sư phạm với các sản phẩm đào tạo mới.

Tuy nhiên, theo mô hình này, cần thành lập Hội đồng xem xét Chương trình đào tạo, việc cấp Bằng tốt nghiệp cho Hệ sư phạm và xem xét tổ chức phối hợp quản lý đào tạo giữa các Khoa, các Hệ đào tạo. Đây không phải việc quá khó, nhưng cần làm sớm ngay đầu năm học. M ặt khác, phải sau một khoá đào tạo (Khoá VI), mới có lớp HV đầu tiên có bằng Cử nhân Sư phạm phật giáo. Lưu ý:

- Chương  trình đào tạo Hệ SPPG, về cơ bản vẫn có các môn học như Hệ cử nhân Phật học hiện nay. Nhất thiết phải bỏ bớt một số môn học chuyên sâu và một số môn được rút gọn hơn (còn 75% - 80% ĐVHT).

Như vậy, cần có một Hội đồng xem xét để tạo sự tương thích (và khác biệt) giữa Chương trình đào tạo Hệ SPPG và Chương trình cử nhân Phật học hiện hành.

Nên phối kết hợp đào tạo 2 Chương trình (học chung 3 năm đầu) giữa 2 hệ đào tạo này là hoàn toàn có thể và sẽ có nhiều thuận lợi về quản lý, cũng như về kinh phí đào tạo.

Mô hình “nối tiếp”

Đơn giản hơn, thậm chí chưa cần thành lập Khoa SPPG, mà chỉ cần biên chế các Lớp (hệ) Sư phạm Phật giáo.

Với mô hình này, Viện trưởng HVPGHN ra quyết định thành lập Hệ đào tạo sư phạm Phật giáotại HVPGHN, điều kiện tuyển chọn học viên.

Biên chế bộ phận quản lý lớp SP (trước mắt chỉ cần 1 người chuyên trách, các sự vụ khác vẫn trực thuộc Văn phòng HV).

Học viên Khoa SP sẽ được tuyển chọn (hoặc tự nguyện đăng kí, xét tuyển) trong số HV đã trúng tuyển khoá VI. Quy mô đào tạo ban đầu khoảng 60 HV/1 lớp). Toàn bộ khoá học học viên học chung Chương trình với hệ Cử nhân phật học.

Bên cạnh số HV Khoá VI năm nay, có thể xét tuyển, chọn 1 số HV vừa tốt nghiêp Khoá V và các Khoá trước, để đào tạo ngay năm 2011 này và cấp cho họ Chứng chỉ Nghiệp vụ Sư phạm.

Học viên Hệ sư phạm vẫn Thi tốt nghiệp theo Chương trình Cử nhân Phật học và nhận bằng tốt nghiệp Cử nhân Phật họcRiêng các học viên Hệ này còn được cấp thêm một “Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm” (phù hợp quy định hiện hành của Bộ GD- ĐT).

- Ưu, nhược điểm của Mô hình “nối tiếp”:

+ Mô hình “nối tiếp” có thể tiến hành ngay mà không cần có sự thay đổi gì lớn về tổ chức, quản lý đào tạo hiện nay. Hoàn toàn có thể mở ngay 1, 2 lớp cho số HV vừa tốt nghiệp Khoá V (và các khoá trước), cấp cho họ Chứng chỉ NVSP.

+  Sau khi có Chứng chỉ NVSP, học viên tiếp tục học các Chuyên đề Sau Đại học tại Học viện để sớm tạo nguồn Quy hoạch một đội ngũ giảng sư cho HVPG và cho các nhà trường Phật giáo toàn quốc.

+ Tuy nhiên, với mô hình này, các HV của lớp sư phạm sẽ vất vả hơn, thậm chí sẽ phải kéo dài thời gian học tập 6- 7 tháng so với Hệ Cử nhân khác. Liệu HV có sẵn sàng chấp nhận?

Lưu ý:

Chương trình đào tạo NVSP (cấp Chứng chỉ), HVPG HN sẽ liên kết với một trường ĐHSP (VD, trường ĐH Giáo dục- ĐHQG HN) thực hiện Chương trình NVSP và Chứng chỉ NVSP sẽ do trường ĐH này cấp (theo quy định của Bộ GD-ĐT).

Chương trình NVSP có thể bố trí học sau khi HV đã thi tốt nghiệp, hoặc trong khi HV đang học Chương trình Cử nhân Phật học (nên học vào cuối năm thứ 3 và HK 1 của năm cuối, trước khi ôn thi TN).

- Chương trình NVSP gồm 25-30 ĐVHT thường kéo dài 5- 7 tháng, tuỳ theo số ngày học trong tuần(trong đó có 4- 5 tuần TTSP) Chương trình này có thể chia thành 2 bậc (bậc I- cơ bản và bậc II - nâng cao)

Với mô hình này, ngay từ năm 2011 hoàn toàn có thể mở 1 số lớp NVSP và cấp Chứng chỉ NVSP cho số HV đã tốt nghiệp HVPG HN các khoá trước và khoá V vừa tốt nghiệp. Học viên Hệ Cao đẳng phật học cũng được cấp Chứng chỉ NVSP nếu được theo học lớp NVSP

Mô hì nh “Kết hợp”

Mô hình “ Kết hợp” là giải pháp tốt nhất để xây dựng Đội ngũ giảng sư, do có thể phát huy được ưu thế của cả 2 mô hình nói trên, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển Đội ngũ giảng sư cho sự nghiệp phát triển Giáo dục phật giáo hiện nay.

Dưới đây là một số khuyến nghị về mở Hệ đào tạo Sư phạm Phật giáo đồng thời gắn với sứ mệnh “Xây dựng đội ngũ giảng sư cho HVPGHN” trên cùng một lộ trình:

Hội đồng Trị sự (hoặc Ban Giáo dục Phật giáo) lập Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng sư cho mạng lưới nhà trường Phật giáo và cho các HVPG;

Viện trưởng HVPGHN ra quyết định mở Hệ đào tạo sư phạm và ra Thông báo mở các lớp Bồi dưỡng NVSP tại Học viện; Lập một bộ phận chuyên trách về Quản lý trường học và Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng sư (trong Ban Giáo dục Phật giáo, hoặc trong HVPGHN). Hàng năm, hoặc định kì 4 năm, sau mỗi khoá tốt nghiệp có Hội nghị sơ kết, tổng kết và điều chỉnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng sư.

Liên kết với trường ĐHGD- ĐHQG HN mở các lớp NVSP và cấp Chứng chỉ NVSP tại HVPGHN.

Chương trình NVSP có thể đa dạng. HVPGHN có thể phối hợp với ĐHGD- ĐHQGHN để xây dựng các Chương trình NVSP cho mỗi loại đối tượng:

+ Có thể mở ngay trong năm 2011 cho số học viên tuyển chọn từ Khoá V vừa tốt nghiệp và các khoá trước.

+  Lớp NVSP chính quy (full time) cho Khoá VI và các khoá sau;

+ Có thể chọn Chương trình NVSP đầy đủ (gồm cả Thực tập sư phạm), hay ngắn hơn (học 1 – 3 tháng); Hoặc học theo 2 đợt (bậc I, bậc II)

Liên kết với ĐHGD- ĐHQGHN mở các lớp Chuyên đề về PPGD Đại học bồi dưỡng (và cấp Chứng chỉ) cho 1 số giảng sư và học viên tạo nguồn giảng sư cho HVPGHN;

HVPGHN mở các lớp Chuyên đề Sau Đại học (liên kết với các ĐH khác, hoặc mời một số chuyên gia) và cấp Chứng chỉ cho số HV được tuyển chọn tạo nguồn giảng sư (do HVPG HN cấp, hoặc do các trường ĐH khác cấp).

Tuyển chọn 1 số tăng, ni đã có bằng tốt nghiệp Cử nhân các trường ĐH bên ngoài, có chính sách, chế độ gửi đi đào tạo Thạc sỹ trong nước, ngoài nước;

Tuyển chọn 1 số tăng, ni đã có bằng Tiến sỹ, Thạc sỹ (chuyên ngành Phật học và các c huyên ngành

khác…), tổ chức cho họ tham dự các lớp Chuyên đề Sau ĐH, hoặc lớp bồi dưỡng PPGD đại học…do HVPG HN tổ chức, hoặc liên kết với các ĐH khác (trong nước, quốc tế).

Công thức đào tạo giảng sư hiệu quả và phù hợp nhất với HVPG:

Bằng Thạc sỹ (bên ngoài ) + Chứng chỉ chuyên đề Phật học nâng cao + Tự học và tu tập cá nhân = Giảng sư HVPG

4.  Kết luận và khuyến nghị

 Nhu cầu xây dựng một đội ngũ giảng sư cơ hữu tại HVPGHN ổn định, đủ mạnh về số lượng, cơ cấu chuyên môn và đạt chuẩn trình độ văn bằng là một nhu cầu cấp bách. Cần nghiên cứu xây dựng một Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng sư cho HVPGHN nói riêng và cho toàn mạng lưới HVPG và các trường học Phật giáo nói chung.

 Cần và có thể tìm thấy một Giải pháp khả thi, với các biện pháp hiệu quả ngay trong năm học 2011 và trong điều kiện thực tế hiện nay của HVPGHN.

 Đã đến lúc đủ điều kiện thuận lợi để HVPGHN xem xét mở Hệ đào tạo Cử nhân sư phạm Phật giáo tại HVPG HN. Có thể chọn Mô hình “kết hợp” là giải pháp phù hợp và khả thi. Mở Hệ đào

tạo sư phạm cần gắn với việc xác lập mô hình quản lý đào tạo và điều chỉnh cơ cấu các khoa, phòng và văn phòng HVPG HN cho phù hợp xu thế phát triển và phù hợp nhất định với Mô hình tổ chức của một trường ĐH, Học viên (dân lập) đã được quy định trong Luật Giáo dục 2005.

 HVPGHN (hoặc ở cấp cao hơn, trong Ban Giáo dục Phật giáo) cần xem xét việc lập ra một Tiểu ban chuyên trách xây dựng Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng sư và thành lập ra một “Quỹ tạo nguồn và phát triển đội ngũ giảng sư”. Trong Tiểu ban nên mời một số chuyên gia bên ngoài HVPGHN tham gia.

Trên đây mới chỉ là một số nét phác thảo và khuyến nghị ban đầu, kính mong nhận được sự quan tâm của Quý liệt vị chư tôn đức giáo phẩm.

 

Kính trình!

Hà nội, ngày 15 / 8 / 2011

 

TS. TRẦN ANH TUÂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

 

 

 


[1] Dn theo www.vbu.edu.vn

 

 

 

TS. Trần Anh Tuấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này