Cái chết - Phật Giáo Việt Nam
23:02 +07 Thứ sáu, 10/05/2024

Cái chết

Thứ tư - 01/02/2012 20:04
Cái chết

Cái chết

(HDPT) - Cho nên anh thấy trong kinh điển, có vô số Bồ tát , có vô số đức Phật là vậy, và cũng chỉ có duy nhất ông Thích Ca là Phật thôi, còn nếu tương lai – nếu có – thì kinh đặt sẵn tên là Di Lặc, để nói lên sự khác nhau của cái giống nhau .
 

 

Khi con người tới gần cõi chết, số lượng xung điện trong não tăng vọt và đó có thể là nguyên nhân khiến những giấc mơ kỳ lạ xuất hiện ngay trong sự ra đi của họ, giống như những giấc mơ REM .

Bây giờ, sau khi anh hỏi đã đời rồi, từ ăn, ngủ, đến …. tình dục, anh lại hỏi : chết ra sao ? 

 

Bạn thân ơi, cái gì cũng có phần khởi đầu, nên trước khi chết, tôi phải nói về tuổi già .

Mọi sinh vật đều có vòng đời qui định sẵn trong hệ di truyền, con người không ngoại lệ. Đường biểu diễn đời sống con người như một parabol, trên đó, từ lúc phôi thai cho đến trung niên, đường cong có hệ số góc dương. Sau đó, đường cong có hệ số góc âm mà mỗi ngày, những neurone thần kinh tự huỷ diệt hàng ngàn hàng vạn cái .

Trước tiên, những giác quan dần dần muội lược, chẳng còn bén nhạy, mắt mờ, tai điếc, miệng lưỡi nhạt nhoà, ý thức cùn mằn . Lúc ấy, vô thức trỗi dậy chi phối các hành vi ứng xử và đáp ứng. Nói chung, có 2 hiện tượng nổi bật của tuổi già :

  • Ám ảnh ăn :

Ăn là một bản năng, nhưng trong cuộc sống, “hành vi ăn” và “tư tưởng về ăn” đã đóng sâu dấu ấn vào vô thức . Đến tuổi già, dấu ấn này trỗi dậy, làm đòi hỏi nhiều vô lý về cái ăn .

  • Ám ảnh tính dục :

Tính dục đồng là một bản năng tự nhiên, cũng vậy, trong suốt cuộc sống, “hành vi tính dục” và “tư tưởng tính dục” đã đóng sâu dấu ấn vào vô thức. Đến tuổi già, lực bất tòng tâm, dấu ấn này biến tính trở thành những hội chứng tâm thần như “nói bậy” hoặc “ghen bậy” hoặc “quậy bậy”!

 

Ngoài ra, còn những ám ảnh của “hình ảnh tâm trí” xa xưa (một cái Ngã thầm lặng), làm người già cảm nhận một nỗi bất lực, một nỗi mất mát vô hình, điều này nhiều khi gây nên những cơn “bùng nổ, bộc phát” những cơn tuôn chảy của giận dữ hay sầu bi . Tâm lý học gọi là “hiện tượng bất mãn với chính bản thân” .

 

Vì thế, hãy nuôi dưỡng những hành vi và tư tưởng đoan chính, đạo đức, cao thượng, hãy cố gắng làm thăng hoa năng lực bản năng, hãy cố gắng thực hành thiền, để về già, tránh được những điều oái oăm như thế .

 

Lúc lâm chung : Nhiều nghiên cứu lâm sàng đối với những người có đời sống thực vật, và có những hiện tượng đã từng xảy ra trong nhà xác bệnh viện đối với những xác chết vừa chết sau một vài ngày, những nghiên cứu và quan sát trên đã cho ta một cái nhìn đầy hoài nghi về có hay không có linh hồn trong thể xác này .

 

Theo Telegraph, Tiến sĩ Adrian Owen của Đại học Cambridge (Anh) đã thí nghiệp trên những bệnh nhân sống thực vật, và đã chứng minh được rằng một số bệnh  nhân sống trong tình trạng thực vật không chỉ có thể biết được những người xung quanh nói gì, mà còn trả lời những câu hỏi đơn giản. Dùng máy chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI), tiến sĩ Owen đã ghi nhận tín hiệu não của một bệnh nhân,  cho thấy người này có thể trả lời “có” hoặc “không” đối với một loạt câu hỏi. Ông và nhóm nghiên cứu còn tiến một bước xa hơn khi chứng tỏ có thể dùng một thiết bị ít đắt tiền hơn vẫn đọc được các phản ứng tương tự trên não bệnh nhân.  Các phát hiện của tiến sĩ Owen cho thấy có 1 trong 5 bệnh nhân sống thực vật tại Anh có thể truyền đạt thông tin và đồng thời trả lời câu hỏi về thời điểm các bác sĩ nên tắt những hệ thống máy hỗ trợ sự sống cho họ.

 

Rất nhiều trường hợp đã xảy ra trong lúc lâm chung mà ta đã nghe hoặc và đã từng đích thân

chứng kiến về những hiện tượng mà người hấp hối “nuối” hay “chờ đợi” một điều gì đó . Và

ngay khi điều đang “nuối” hay “chờ đợi” được giải toả, thì người ấy ra đi lập tức.

Phải chăng, họ đã “nghe, cảm nhận” được những điều này ?

Trong Phật giáo, với những trường hợp này, tụng kinh sám hối là một điều cần thiết và hữu ích .

 

Ta cũng đã từng nghe, trong các trường hợp vớt người mới vừa chết trôi, khi thân nhân nhìn được mặt, thì máu tươi từ mũi miệng sẽ trào ra . Cũng có những trường hợp khác, khi thân nhân nhìn được, thì người đã chết phình lên rồi, nhưng mũi vẫn trào máu tươi .

Có những chuyện kể lại rằng, những người làm nghề đồ tể, chuyên giết thịt heo hay bò, khi lâm chung, thường kêu la hoặc có những động thái như những loài vật này dãy chết, và phút giây lâm chung thường kéo dài hơn người ta tưởng .

 

Tất cả những hiện tượng tương tự như thế này, Phật giáo gọi là Cận-tử-nghiệp .  Đó là hệ luỵ của những thói quen hàng ngày đã “in vết” sâu vào vô thức – nghề sinh nghiệp ; những ẩn ức, uất ức chưa giải toả ; những nỗi ám ảnh không thể xoá nhoà; những hối hận. hối tiếc, hối quá không nguôi ;  v….v, nói chung, là toàn bộ những lộ trình tâm đã bào mòn thành những rãnh tư duy sâu hoắm trong vô thức, mà chúng đã phát sinh trong suốt cuộc sống, và đến giờ phút lâm chung, ý thức hữu thức cùn mằn, những tâm trạng này sẽ tự động trỗi dậy làm nhiễu loạn tâm thức, trước lúc lâm chung và làm luồng điện hoá thần kinh não tăng vọt như giấc mơ REM ..

 

Vì vậy, để có thể không còn những  cảnh “Cận tử nghiệp” như thế này, Phật giáo khuyên bảo Phật tử hãy nuôi dưỡng những hành vi và tư tưởng đoan chính, đạo đức, cao thượng, hãy cố gắng làm thăng hoa năng lực bản năng, hãy cố gắng thực hành thiền, để không vướng vào mạng lưới vô hình của những hối tiếc, hối hận, hối quá; để tâm thức không bị in vết những uất ức, ẩn ức, ám ảnh, chẳng may đã được tạo ra, dù vô tình hay hữu ý .

 

Bây giờ mới đến Cái chết, nhiều tài liệu ghi nhận những người từng hôn mê hoặc suýt chết, trải qua những giấc mơ lạ lùng như cơ thể bay lơ lửng trên không trung, bước trong một đường hầm tràn ngập ánh sáng, nhìn thấy thần thánh, nhìn thấy xác của chính mình – một “body image”.

Theo Telegraph, tiến sĩ Lakhmir Chawla, một chuyên gia y khoa của Đại học Washington tại Mỹ, cho rằng những trải nghiệm đó là một hiện tượng sinh học, chứ không phải hiện tượng siêu nhiên hay thần bí. Để chứng minh , ông và các đồng nghiệp nghiên cứu 7 người sắp chết vì mắc bệnh nặng như ung thư hoặc suy tim. Nhóm nghiên cứu theo dõi các bệnh nhân bằng một thiết bị đo hoạt động não. Chawla nhận thấy trước khi một bệnh nhân chuẩn bị trút hơi thở cuối cùng, hoạt động não của họ tăng mạnh trong khoảng thời gian từ 30 giây tới ba phút. Mức độ hoạt động của não bệnh nhân sắp chết khi đó tương đương với người hoàn toàn tỉnh táo, mặc dù bệnh nhân chìm trong trạng thái hôn mê và không có huyết áp. Ngay sau đợt tăng của hoạt động não, bệnh nhân qua đời.

 

Khi con người tới gần cõi chết, số lượng xung điện trong não tăng vọt và đó có thể là nguyên nhân khiến những giấc mơ kỳ lạ xuất hiện ngay trong sự ra đi của họ, giống như những giấc mơ REM .

Vì vậy, để sự ra đi “an lành”, Phật giáo khuyên bảo Phật tử hãy nuôi dưỡng những hành vi và tư tưởng đoan chính, đạo đức, cao thượng, hãy cố gắng làm thăng hoa năng lực bản năng, hãy cố gắng thực hành thiền .

 

Ngạn ngữ có câu : “Chết, thì ai cũng chết, Vua Chúa chết cũng giống như kẻ ăn mày chết. Cho nên vấn đề là Sống Như Thế Nào ?

Tái sinh, thác sinh, tục sinh hay đầu thai ? Anh ơi, hãy sống như thế nào đi, rồi mọi chuyện sẽ

như thế ấy . Hãy sống cho ra sống cái đã ! Nếu anh muốn biết, thì Kim Cang Thừa cho anh biết :

Trên dòng sông sinh diệt , có 3 căn nguyên, 9 lý do và 3 lời nguyện :

 

  1. Căn nguyên thứ nhất : Chết là một điều chắc chắn , vì 3 lý do :
    1. Tiến trình chết không thể tránh khỏi
    2. Thọ mạng giám dần qua từng sátna
    3. Chúng ta không đủ thời gian để thực hành Phật Pháp

Lời nguyện thứ nhất : Phải thực hành Phật Pháp trong từng sátna .

 

  1. Căn nguyên thứ hai : Ta có thể Chết vào bất cứ lúc nào , Thời gian Chết là bất định, vì 3 lý do :
    1. Thọ mạng bất định
    2. Có nhiều điều kiện thúc đầy cái Chết, cũng như sự sống .
    3. Thân thể này là mong manh .

Lời nguyện thứ hai : Thực hành Phật pháp ngay bây giờ .

 

  1. Căn nguyên thứ ba : Vào lúc Chết, chỉ có Phật Pháp mới có thể giúp ta , bởi vì :
    1. Tài sản và sở hữu không thể giúp ta
    2. Thân bằng quyến thuộc cũng không thể giúp gì cho ta được
    3. Thân thế ta cũng chẳng giúp được gì

Lời nguyện thứ ba : Chỉ thực hành Phật Pháp mà thôi .

 

Cuối thư, tôi xin trở lại phần đầu, con người là một loài linh trưởng tiến hoá cao cấp nhất, nên mỗi người là một người, có bản sắc đặc hữu, có hệ dữ liệu tâm trí đặc hữu, không ai giống ai trong 7 tỷ người của hành tinh xanh này, cho dù là anh em song sinh cùng trứng ! .

Vì vậy, Phật tử cũng chẳng người nào giống người nào cả ! Các bậc Đạo Sư giác ngộ cũng vậy, mỗi người là một hệ dữ liệu tâm trí độc nhất vô nhị, cho nên hãy chấp nhận sự khác nhau trong diễn giảng giáo lý của họ, vì thực chất, chẳng lẽ họ không giảng ? Vì những gì mà Phật dạy, là không nói được, chỉ tự thực hành, tự chiêm nghiệm theo lời Phật dạy mà “thấy” và “biết” thôi .

 

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này