Cẩm nang người Phật tử - Kỳ I - Phật Giáo Việt Nam
20:59 +07 Thứ năm, 18/04/2024

Cẩm nang người Phật tử - Kỳ I

Thứ bảy - 14/09/2019 11:11
Cẩm nang người Phật tử - Kỳ I

Cẩm nang người Phật tử - Kỳ I

(HDPT) - Lời nói đầu Khi nghĩ đến sinh mệnh bị đe dọa, ốm đau, bệnh tật, tiền của bị mất mát, người trong gia đình bị xâm phạm. Chính đây là nỗi thống khổ khắc nghiệt nhất của con người, nên chúng ta tìm đến đấng Từ bi Giác ngộ để nương tựa, mong muốn dứt trừ khổ đau, hưởng sự an vui. Đức Phật tinh thần cứu khổ, đem tình thương nhân loại đã chế ra 5 giới cấm và dạy ai chí thành quy y Phật, Pháp, Tăng sẽ khỏi đọa vào ba đường ác là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và các nơi tà kiến hung ác.
 
Mỗi khi làm lễ quy y, người Phật tử đều được Bổn sư truyền cho phép Tam quy, ngũ giới và những điều căn bản khác.
       Nhưng làm sao trong một lần mà người nghe có thể thu nhận và nhớ kỹ tất cả những điều Bổn sư đã nói. Nó cần được nghe, được nói, hoặc đọc đi đọc lại nhiều lần mới có thể không quên.
       Trong đời sống hàng ngày các Phật tử phải lăn lộn nhiều, vất vả kiếm sống trên địa hạt sinh nhai, khong rảnh thời giờ để học hỏi hết những điều mình cần phải học, phải làm cho đúng với tư cách một tín đồ đạo Phật.
       Nên ở đây chúng tôi biên soạn ra tập tài liệu này gọi là “Cẩm nang cho người Phật tử” để giúp có một sự hiểu biết căn bản hướng dẫn bước tu dưỡng, đi đúng chính pháp, không đi sai với mục đích của Đạo.
       Chúng tôi mong tập tài liệu này được phổ biến sâu rộng trong mọi tầng lớp Phật tử tại gia. Vậy kính yêu cầu quý vị đạo hữu cho truyền bá đến tận nơi các Phật tử chưa có để họ được học và thực hành.
       Đó là điều lợi ích chung mà chúng tôi hằng mong muốn.
       Cư sĩ Diệu Nhân – Nguyễn Thị Xuân Loan
       - Ủy viên Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
        - Phó thư ký Ban hướng dẫn Phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
        - Phó văn phòng Ban hướng dẫn Phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

I. SƠ LƯỢC VỀ MỤC ĐÍCH THỊ HIỆN CỦA ĐỨC PHẬT

       Đức Phật xuất hiện nơi thế gian này không phải vì danh, vì lợi, cũng không phải để ngồi lên ngai vàng mà cai trị bốn châu thiên hạ. Mà với mục đích làm cho chúng sinh đều được giải thoát vòng sinh tử luân hồi đau khổ, Giác ngộ như Ngài. Trong kinh Pháp hoa đã nói: “Như Lai xuất hiện nơi thế gian này với mục đích làm cho chúng sinh khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến”.
Nhưng vì chúng sinh căn cơ cao thấp không đồng, cho nên, giáo pháp của ngài chia ra từng bậc khác nhau mà bước đầu và căn bản là Tam quy, Ngũ giới: Tam quy để tạo lòng chánh tín, Ngõ giới tạo đức hạnh tốt lành; từ đó mà tiến dần lên bước dường tu học đưa đến Niết bàn giải thoát.

II. TÓM TẮT CUỘC ĐỜI THỊ HIỆN CỦA ĐỨC PHẬT

       Đức Giáo chủ của đạo Phật chúng ta là Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật. Trong vô lượng kiếp về trước Ngài cũng là một chúng sinh như ta. Nhưng Ngài đã sớm giác ngộ nỗi đau khổ của chúng sinh, nên Ngài đã thành Phật.
       Trong kiếp hiện tại, vì uốn cứu vớt chúng sinh ra khỏi biển khổ sinh tử, cho nên, cách đây hơn hai nghìn năm trăm năm trước (nhằm năm 624 trức Tây lịch), vòa ngày Rằm tháng tư Ngài đã giáng sinh làm vị thái tử tên la Tất-đạt-đa con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma-da nước Ca-tỳ-la-vệ thuộc Bắc Ấn Độ.
       Lúc còn làm thái tử, Ngài thông minh đỉnh ngộ, tài trí hơn người; hiếu, đức đầy đủ. Ngài rất được vua cha cùng tất cả mọi người thương mến và cung ccaaps cho đủ  mọi thứ sung sướng trong đời. Nhưng mục đích xuất thế không phải để hưởng sự sung sướng vật chất. Cho nên, Ngài đã từ bỏ những vinh hoa phú quý của cuộc đời vương giả, vượt thành, xuất gia tìm đạo Giác Ngộ.
       Qua sáu năm khổ hạnh thực hành đủ các pháp tu, cuối cùng với 49 ngày tham thiền nhập định dưới gốc Bồ-đè Ngài đã chứng ngộ và thành Phật.
       Sau khi giác ngộ, Ngài đã đi khắp nơi trong xứ Ấn Độ để thuyết pháp độ sinh. Số người được độ bởi giáo pháp của Ngài nhiều không kết xiết. Năm 80 tuổi, cơ duyên độ sinh viên mãn, Ngài nhaapk Niết-bàn nơi rừng ta-la song thọ xứ Câu-thi-la.
       Ngày nay nhờ chút duyên lành, chúng ta được gội nhuần trong biển pháp của Phật, biết đừng lối tu tập để cầu toát khổ. Vậy chúng ta phải cố gắng tu tập hơn và đem hết năng lực để hộ trì chính pháp, cầu mong cho cuộc sống an lạc hạnh phúc.

III. TAM QUY

       Tam quy là quy y Tam Bảo. Tức là quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.
       Quy là trở về, y là nương tựa. Trở về nương tựa với Phật, Pháp và Tăng gọi là quy y Tam Bảo. Từ lâu chúng ta nãi chạy theo dục lạc, tạo nghiệp đau khổ, nay hồi tâm thức tỉnh nhất định trở về nương tựa với Tam Bảo. Lấy Tam Bảo làm chỗ cứu cánh, để khong còn tạo thêm nghiệp đau khổ, rồi từ đó đem lại cho chúng ta sự an lạc trong cuộc sống. Đây là sự hồi tâm tỉnh giác phát nguyện trở về của chúng ta. Sự tỉnh giác này là nền tảng của lâu đài trí tuệ, nó là bước đầu trên con đường giác ngộ.
       Phật là đấng giác ngọ hoàn toàn, phước, trí đầy đủ, bên trong không bị các phiền não hoạc nghiệp làm rối loạn, bên ngoài không bị hoàn cảnh thuận, nghịch, làm trở ngại. Được tự tại giải thoát.
       Pháp là giáo thuyết vô thượng của Phật. Nghĩa là những phương thức, đường lối Phật nói ra cho chúng ta tu tập để được giác ngộ và giải thoát như Ngài.
       Tăng là những vị xuất gia chân chính, luôn luôn y thei giáo pháp của Phật mà tu tập, đồng thời đem giáo pháp ấy truyền bá trong nhân gian, hầu mong tất cả mọi người đều dược giác ngộ.
       Phật, Pháp, Tăng (Tam bảo) có đủ công năng tự giác ngộ và giác ngộ cho tất cả mọi người như thế, nên chúng ta cần phải chí thành quy y.
      Quy y có nghĩa là quay về để nương tựa. Ví như đứa con dại từ lâu xa cha mẹ đi lưu lạc xứ người, hôm nay tự thấy đời mình bơ vơ đau khổ, hồi tâm trở về nương tựa cha mẹ để được sự nuôi nấng an ủi.
       Quy y còn có nghĩa bỏ trái trở về phải, bỏ ác trở về thiện. Xoay mê mờ trở về giác ngộ, ngược chiều sinh tử khổ đau xoay về niết-bàn an lạc.
       Nhưng muốn cho việc tu hành của mình có kết quả thiết thực, người Phật tử cần phải chí tâm và duy nhất về sự quy y. Nghĩa là:
      - Sau khi quy y Phật rồi, không quy y thiên, thần, quỷ, vật. Bởi những vị ấy còn là chúng sinh ở trong tam giới, vẫn bị sinh tử luân hồi, chưa đươch hoàn toàn giải thoát như Phật.
      - Sau khi quy y Pháp rồi, không quy y ngoại đạo tà giáo. Vì những giáo thuyết ấy chưa được chu toàn hướng dẫn đến chỗ giác ngộ hoàn toàn.
      - Sau khi quy y Tăng rồi, không quy y thầy tà bạn ác. Vì những người ấy thường đem lại cho ta những suy tưởng lỗi lầm dẫn đến đau khổ cho cuộc sống.
      Vậy các Phật tử nên thận trọng và chín chắn trong vấn đề quy y này.
      Phát nguyện:

  • Đệ tử xin suốt đời quy y Phật.
  • Đệ tử xin suốt đời quy y Pháp.
  • Đệ tử xin suốt đời quy y Tăng.
      Sau khi phát nguyện Tam Quy đã gieo hạt giống giải thoát, thế nào cũng mong sẽ gặt được kết quả tốt là thoát ly ba đường ác: địa ngục, ngã quỷ, súc sinh.
  • Đệ tử quy y Phật rồi, khỏi đọa địa ngục.
  • Đệ tử quy y Pháp rồi, khỏi đọa ngã quỷ.
  • Đệ tử quy y Tặng rồi, khỏi đọa súc sinh.
      Để bảo tồn lý tưởng cao cả của minh và giữ vững đức tin trên đường Đạo, người quy y tự nguyện một cách mạnh mẽ và thanh khẩn:
  • Đệ tử quy y Phật, nguyện trọn đời không quy y thiên, thần, quỷ, vật.
  • Đệ tử quy y Pháp, nguyện trọn đời không quy y ngoại đọa, tà giao.
  • Đệ tử quy y Tăng, nguyện trọn đời không quy y tổn hữ ác đảng.

IV. NGŨ GIỚI

     Ngũ giới là năm giới cấm của Phật.
      Người Phật tử tại gia sau khi lanh thọ pháp Tam quy rồi cần phải tiếp thọ năm cấm giới. Năm cấm giới này do Phật thân chế ra với mục đích là ngăn ngừa những lời nói và hanh động bất thiện, phi pháp của chúng ta. Nó là căn bản để làm người, mà cũng là bước thang đầu tiên để chúng ta hoàn thành đạo quả vô thượng Bồ-đề.
      Năm giới cấm:

  1. Không sát sinh, hại vật:
     Tất cả các sinh vật đều tham sống sợ chết, biết đau khổ lo buồn như ta. Để dứt oan nghiệp vay trả nhiều đời nhiều kiếp và để trau dồi lòng tư bi đối với tất cả các sinh vật, cho nên chúng ta không sát hại.
  1. Không trợm cướp lừa gạt:
     Của cải tài sản của chúng ta, không muốn ai xâm phạm đến, của cải tài sản của người, chúng ta cũng không được giật lấy hay lén lấy. Bởi cướp giật hay lén lấy của người là hanh động trai nhân đạo, phạm luật pháp chanh quyền, phải bị trừng phạt. Trộm cướp là do lòng tham lam ác độc, chỉ nghi lợi cho minh, quên nỗi đau khổ của người, mất cả công bằng và nhân đạo, người Phật tử nhất định không làm được.
  1. Không tà dâm bất chính:
     Để tranh cảnh nhà tan cửa nát trong xã hội, để xây dựng êm đẹp hạnh phúc của gia đinh và để giảm bớt cội rễ sanh tử khổ đau, cho nên chúng ta không tà dâm bất chinh.
  1. Không nói dối:
      Muốn cho tất cả mọi người đều sống an vui tin cẩn, hòa thuận,  không có sự thù hiềm ganh ghét và hãm hại lẫn nhau, chúng ta không nói lời láo xược, không nói lời đâm thọc, không nói lời thêu dệt và không nói lời hung dữ.
  1. Không uống rượu:
     Người rượu chè say sưa thì mất hết giống trí tuệ. Đạo nghiệp không bao giờ thành mà phải đạo vào địa ngục tối tăm đau khổ. Chúng ta muốn cho đạo nghiệp mau thành, trí tuệ chóng khai phát, cho nên chúng ta không được rượu chè say sưa.
     Trong năm cấm giới này, người Phật tử tại gia khi làm lễ quy y có thể lãnh thọ bao nhiêu và giới nào, tùy khả năng mà phát nguyện. Nhưng khi đã lãnh thọ thì dù có tan mất thânmạng cũng quyết không hủy phạm. Vì nó là thuyền đưa ta đến chỗ giải thoát. Ví như người qua biển, khi chưa đến bến thì quyết không rời thuyền.
     Tam quy và Ngũ giới là nền móng căn bản cho sự tu trì của người Phật tử tại gia.
 


 

VP BHD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này