Nhiệm vụ hoằng pháp cho thanh thiếu niên hiện nay - Phật Giáo Việt Nam
08:12 +07 Thứ sáu, 19/04/2024

Nhiệm vụ hoằng pháp cho thanh thiếu niên hiện nay

Thứ bảy - 02/05/2020 09:56
Nhiệm vụ hoằng pháp cho thanh thiếu niên hiện nay

Nhiệm vụ hoằng pháp cho thanh thiếu niên hiện nay

(HDPT) - Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp” là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của người đệ tử Phật, đặc biệt đối với công tác Hoằng pháp.
 

Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp” là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của người đệ tử Phật, đặc biệt đối với công tác Hoằng pháp.

“Phật pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa,

Thiền môn hưng thịnh do Đàn việt hộ trì”.

“Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Tăng tài là pháp khí của thiền gia”.

“Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Tăng tài là pháp khí của thiền gia”.

Phật pháp không thể xương minh nếu không có hình ảnh tôn nghiêm, khả kính của Chư vị Tôn đức Tăng già. Tự viện không thể nào phát triển nếu không có những đàn na tín thí thành tâm ủng hộ.Ai cũng biết rằng:

“Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Tăng tài là pháp khí của thiền gia”. Thế nhưng nhìn lại công việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn thanh thiếu niên, những người chủ tương lai của dân tộc, những mầm non của đạo pháp như thế nào? Mặc dù trong những năm qua Ban Hoằng pháp của giáo hội đã có những thành quả bước đầu trong việc hoằng hóa thật đáng trân trọng.

Tuy nhiên phần lớn chúng ta vẫn chỉ quan tâm đến bộ phận người cao tuổi, còn lớp trẻ mặc dù đã có những trại luyện, trại hè, những khóa tu mùa hè, một ngày tập tu, một tuần tập tu, khóa tu thiền, niệm Phật..v.v.. nhưng đa phần thanh thiếu niên vẫn chưa được tiếp cận với Phật pháp. Thực tế này xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan trong cuộc sống hiện thực: Cha mẹ chưa nhận thức đúng đắn về việc hướng dẫn con cái về với đạo pháp, chưa quan tâm giáo dục, dìu dắt con cháu đi chùa, lễ Phật, tìm hiểu giáo lý Phật đà.

Phần lớn chúng ta vẫn chỉ quan tâm đến bộ phận người cao tuổi.

Phần lớn chúng ta vẫn chỉ quan tâm đến bộ phận người cao tuổi.

Hơn nữa nội dung hoằng pháp của giáo hội cũng chưa lôi cuốn, hấp dẫn đối với thế hệ trẻ, chưa đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý của thanh thiếu niên như cần cơm ăn, áo mặc, nước uống … Những vấn đề ứng dụng Phật pháp trong đời sống hàng ngày như: dạy làm người, mối quan hệ trong tình bạn, tình yêu, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, quan hệ nơi công sở, đồng nghiệp, bạn bè, lý tưởng sống, nhân cách sống, kỹ năng sống … còn nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta cần quan tâm hơn nữa.

Đạo Phật rất quan tâm đến việc giáo dục thanh thiếu niên. Trong Kinh Thiện Sanh, đức Phật đã dành những lời giáo huấn cho chàng thanh niên giàu có Yasa con một trưởng giả. Đệ tử của đức Phật, ngoài năm anh em Kiều Trần Như là những người cao tuổi và có mối quan hệ đặc biệt với Ngài, thì những thanh niên đầu tiên được đức Phật hóa độ là chàng thanh niên giàu có Yasa.

Đức Phật đã dạy cho Yasa đạo lý: “Đời có những mặt khổ đau và cũng có những mặt mầu nhiệm. Dục lạc lôi cuốn thì đau khổ, không bị dục lạc lôi cuốn thì thân tâm an ổn và tiếp nhận được thế giới chân thực chứ không phải ảo ảnh như thế giới của dục lạc. Khổ đau không phải là bản chất của đời sống, khổ đau là do thái độ sống và cách nhìn sai lạc về cuộc đời”. Yasa cảm động xin xuất gia, những người bạn thân của Yasa nghe Yasa đi tu họ cũng xuất gia, đều là những chàng trai trẻ tuổi từ 20 đến 30 tuổi, khoảng 54 vị.

Đệ tử của đức Phật, ngoài năm anh em Kiều Trần Như là những người cao tuổi và có mối quan hệ đặc biệt với Ngài, thì những thanh niên đầu tiên được đức Phật hóa độ là chàng thanh niên giàu có Yasa.

Đệ tử của đức Phật, ngoài năm anh em Kiều Trần Như là những người cao tuổi và có mối quan hệ đặc biệt với Ngài, thì những thanh niên đầu tiên được đức Phật hóa độ là chàng thanh niên giàu có Yasa.

Như vậy, 60 người là con số giáo đoàn đầu tiên ở vườn Lộc Uyển gồm 55 người là trẻ tuổi. Những vị Tỳ Kheo ấy, bắt đầu chuyển bánh xe Pháp, với sức khỏe và nhiệt huyết của tuổi trẻ, các vị ấy đã thành công trong việc mở rộng ánh đạo Trí tuệ và Từ bi.

Sự giác ngộ nhanh chóng, mạnh mẽ phải ở thanh thiếu niên. Sự hoạt động truyền giáo hoằng pháp mạnh mẽ và hiệu quả cũng ở nơi tuổi trẻ. Và giáo lý Phật dạy rất phù hợp với thế hệ trẻ. Thanh thiếu niên, giới trẻ ngày nay có thể thực hành giáo lý của Phật dạy để xây dựng bản thân, gia đình, xã hội và đạo pháp … Chúng ta nhớ rằng:

“Mạc đãi lão lai phương học Đạo.

Cô phần đô thị thiếu niên nhân”

(Chớ đợi đến già mới tu học.

Mồ hoang nghĩa địa lắm đầu xanh).

 

NS. Thích Tâm Chính

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này