Cúng thí cô hồn - Nghi thức tụng Mông Sơn Thí Thư - Phật Giáo Việt Nam
13:38 +07 Thứ ba, 14/05/2024

Cúng thí cô hồn - Nghi thức tụng Mông Sơn Thí Thư

Thứ ba - 05/09/2017 22:24
(HDPT) - Với tinh thần nhập thế tu theo Bồ tát hạnh, người Phật tử cũng không quên nghỉ đến những người còn lâm cảnh nghèo khó, nên thường phát tâm bố thí giúp đỡ; lo cho người sống chưa đủ, người Phật tử còn nghỉ tới những vong linh không thờ cúng cũng như những vong linh chưa siêu thoát (cô hồn), nên thông thường bắt đầu vào ngày 16 tháng Bảy đến 30 tháng Bảy âm lịch, có tục cúng thí cô hồn.
 
          Dân tộc Việt nam với truyền thống đạo đức: “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. Cùng với quan niệm đó nhà Phật đã nêu cao tinh thần tri ân báo ân: “Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế!”. Cho nên, là người Phật tử phải luôn nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà tìm phương báo đáp như Đức Phật đã dạy về hiếu đạo có nói rõ trong nhiều kinh, như kinh: Vu lan, Báo hiếu, Hiếu tử, Thập ân, Tâm địa quán, v.v… Ngoài việc hằng ngày phụng dưỡng mẹ cha trong đời sống thực tế, mỗi khi đến tháng Bảy người con hiếu thảo phải quan tâm nhiều hơn nữa trong việc thể hiện hiếu tâm hiếu hạnh của mình.
          Mùa Vu lan còn gọi là mùa Báo hiếu, một thời gian dài để người Phật tử lễ Phật tụng kinh cầu nguyện và quán niệm tư duy về ơn đức của cha mẹ dành cho con cái. Với tinh thần nhập thế tu theo Bồ tát hạnh, người Phật tử cũng không quên nghỉ đến những người còn lâm cảnh nghèo khó nên thường phát tâm bố thí giúp đỡ; lo cho người sống chưa đủ, người Phật tử còn nghỉ tới những vong linh không nơi nương tựa, không người cúng kính, phụng thờ cũng như những vong linh chưa siêu thoát (cô hồn), nên thông thường bắt đầu vào ngày 16 tháng Bảy đến 30 tháng Bảy âm lịch (các chùa cúng thí vào buổi chiều Rằm), người Phật tử hay cúng thí cô hồn. Còn nữa tháng trước thì tập trung cúng dường Tam bảo và Cửu huyền thất Tổ. Sở dĩ, người Phật tử cúng thí vào ngày 16 tháng Bảy âm lịch, vì người xưa có truyền thuyết rằng: “Đức Địa Tạng Vương Bồ tát mở toang cửa ngục vào buổi trưa Rằm, thả các tội nhân về dương thế. Thế nên, Rằm tháng 7 còn gọi là Lễ Trung Ngươn (Trung Nguyên) Địa quan xá tội”. Trong Văn tế thập loại chúng sinh của đại thi hào Nguyễn Du có đoạn:
          - Hương khói đã không nơi nương tựa,
          Hồn mồ côi lần lữa đêm đen,
          Còn chi ai quí ai hèn,
          Còn chi mà nói ai hiền ai ngu?
 

          - Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
          Nước tịnh bình rưới hạt dương chi
          Muôn nhờ đức Phật từ bi,
          Giải oan, cứu khổ, hồn về tây phương.
 

          Để tạo thắng duyên cho quý Phật tử phát tâm cúng thí cô hồn, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu quyển Nghi thức Tụng Mông Sơn Thí Thực (kinh Mông Sơn) do HT Thích Chơn Không – Trụ trì chùa Thiên Tôn Q5 soạn dịch, để quý Phật tử đọc tụng khi cúng thí cô hồn được lợi lạc hiệu quả hơn. Sau đây là nội dung của quyển kinh Mông Sơn:




Phần tụng niệm trước bàn Phật




Phần tụng tại bàn cúng thí cô hồn








































 



 
 
 
 

 

Minh Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này