Lễ kính mừng ngày Phật Thành đạo và khai Đại Hồng chung tại chùa Thiên Tôn – di tích lịch sử TP HCM - Phật Giáo Việt Nam
05:49 +07 Thứ hai, 29/04/2024

Lễ kính mừng ngày Phật Thành đạo và khai Đại Hồng chung tại chùa Thiên Tôn – di tích lịch sử TP HCM

Thứ ba - 19/01/2016 13:25
(HDPT) - Tư tưởng giáo lý của Đức Phật đã giúp cho nhân loại giải tỏa những đau khổ bất hạnh trong cuộc sống hiện tại và giải thoát sinh tử trong tương lai. Đạo Phật đã đóng góp rất lớn cho sự hòa bình ổn định, hòa giải hòa hợp các dân tộc trên toàn thế giới. Sự Thành đạo của Đức Phật là một sự kiện cực kỳ quan trọng trong lịch sử văn minh nhân loại
 
        Hòa trong không khí hân hoan của cả nước kính mừng lễ Phật Thành đạo, ngày 17/01/2016 (tức mùng 08 tháng 12 Ất Mùi), tại chùa Thiên Tôn đã long trọng tổ chức chương trình văn nghệ, kính mừng ngày Phật Thành đạo và Khai Đại Hồng chung với sự tham dự đông đảo của chư Tăng, quý quan khách và quý nam nữ Phật tử xa gần.
       Chương trình Văn nghệ, do quý Phật tử: Chúng Thiên tử Thiên nữ gồm các Phật tử thanh thiếu niên trẻ đẹp, Chúng La Hầu La gồm các em bé hồn nhiên khả ái, với trang phục rực rỡ và biểu diễn rất thuần thục đã nhận được sự tán thưởng khích lệ của quý chư Tăng, quý quan khách và Phật tử.
       Sau  phần văn nghệ chào mừng, là lời phát biểu khai mạc của Hòa thượng Thích Chơn Không - Quyền  Trưởng ban BHDPT/TPHCM, Trụ trì chùa Thiên Tôn Q5 – Di tích Lịch sử TPHCM, tiếp theo là nghi thức Lễ Phật Thành đạo, khai Đại Hồng chung và liên hoan Tất niên.
        Xin được giới thiệu chùm ảnh chương trình buổi Lễ: 


Lễ đài kỷ niệm ngày Phật Thành đạo


Quang cảnh buổi lễ


Quang cảnh buổi lễ 


Quang cảnh buổi lễ


Quang cảnh buổi lễ 

HT Thích Chơn Không phát biểu khai mạc: Bất luận một Tôn giáo nào, vị Giáo chủ bao giờ cũng là một tấm gương sáng cho tín đồ soi chung để tiến bước. Nhưng trong tất cả các vị Giáo chủ trên thế giới hiện nay, không có một vị nào đầy đủ ý nghĩa cao đẹp, một đời sống đạo đức tâm linh thánh thiện bằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tư tưởng giáo lý của Đức Phật đã giúp cho nhân loại giải tỏa những đau khổ bất hạnh trong cuộc sống hiện tại và giải thoát sinh tử trong tương lai. Đạo Phật đã đóng góp rất lớn cho sự hòa bình ổn định, hòa giải hòa hợp các dân tộc trên toàn thế giới. Sự Thành đạo của Đức Phật là một sự kiện cực kỳ quan trọng trong lịch sử văn minh nhân loại, và trong cuộc đời, trong sự nghiệp đạo đức của Ngài. Đó cũng chính là lý do Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc công nhận ngày Đản sinh (Vesak) của Đức Phật là “Ngày lễ hội văn hóa và tôn giáo thế giới”.
 







Ông Nguyễn Ngọc Phong - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TPHCM
tặng lẳng hoa chúc mừng


 Ông Lê Hoàng Vân - Phó Trưởng ban Tôn giáo TPHCM
tặng lẳng hoa chúc mừng


HT Thích Chơn Không trao tặng Bằng Công đức cho Quý Phật tử
phát tâm cúng dường Đại Hồng chung và các Pháp khí


TT Thích Truyền Cường - Trưởng Ban Trị sự GHPGVN Q5 
trao tặng Bằng Công đức cho Quý Phật tử 
phát tâm cúng dường Đại Hồng chung và các Pháp khí


Chúng La Hầu La 


Chúng La Hầu La 


Bé Huệ Hạnh - Chúng La Hầu La


Chúng Thiên tử - Thiên nữ


Tóp ca Chúng La Hầu La


Chúng La Hầu La


Chúng La Hầu La


Chúng Thiên Tử - Thiên Nữ


HT Thích Chơn Không lì xì Chúng Thiên Tử - Thiên Nữ


HT Thích Chơn Không lì xì Chúng La Hầu La


Chư Tôn đức niêm hương cầu nguyện


Quý quan khách và đồng bào Phật tử dự lễ


Chúng La Hầu La


Chúng La Hầu La 


HT Thích Chơn Không sái tịnh Đại Hồng chung 


Theo lời Hoà thượng Chí Công: Âm vang của Đại hồng chung, trên có thể thông đến thiên đường, dưới có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, những chúng sanh bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông này liền được giải thoát, loài quỷ đói được nhẹ bớt lòng tham lam, sân hận mà giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Lại nữa, tiếng chuông thanh thoát của chùa có thể giúp cho người đời nhẹ bớt những âu lo sầu muộn. Từ ý nghĩa đó, vua Lương Võ Đế (梁武帝) (464–549) là vị vua đầu tiên phát tâm đúc rất nhiều cái đại hồng chung, để cầu nguyện cho thần thức các chúng sanh bị đọa trong chốn địa ngục mà người Hoa gọi là chốn U Minh được siêu thoát. Vì thế đại hồng chung còn gọi là chuông U Minh. (Trích lời phát biểu khai mạc của HT Thích Chơn Không)


Các chùa ở Trung Quốc cũng như Việt Nam và các nước theo Phật giáo Đại Thừa như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapor, ... đều có quả Đại Hồng chung để thỉnh vào 2 thời công phu sáng chiều trong ngày và các khóa lễ khác. Cỗ nhân có dạy:
Mộ cổ thần chung cảnh tỉnh ái hà danh lợi khách.
Kinh thinh Phật hiệu hoán hồi khổ hải mộng mê nhơn.
 Nghĩa là:
Tối trống sớm chuông nhắc nhỡ khách trần qua biển khổ.
Câu kinh hiệu Phật thúc dục người tục thoát sông mê.


Mỗi khi khai chuông, người thỉnh chuông vừa đánh chuông vừa đọc bài kệ :
Kích chung kệ:
Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới
Thiết vi u ám tất giai văn.
Văn trần thanh tịnh chứng Viên thông
Nhứt thiết chúng sanh thành Chánh giác.


Kệ đánh chuông:
Nguyện tiếng chuông này thấu pháp giới,
Thiết vi u ám cũng được nghe,
Nghe rồi thanh tịnh chứng Viên thông,
Hết thảy chúng sanh thành Chánh giác.


Văn chung kệ:

Văn chung thinh phiền não khinh,

Trí huệ trưởng Bồ đề sanh (tăng)

Ly địa ngục xuất hỏa khanh,

Nguyện thành Phật độ chúng sanh.

Án, dà ra đế, dạ ta bà ha. (3 lần).

Kệ nghe chuông:

Nghe tiếng chuông phiền não nhẹ,

Trí huệ lớn Bồ đề sanh,

Lìa địa ngục ra hầm lửa,

Nguyện thành Phật độ chúng sanh.

 

Án, dà ra đế, dạ ta bà ha. (3 lần. đây là câu chơn ngôn có tác dụng phá hủy địa ngục)
 


Ông Nguyễn Ngọc Phong - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TPHCM thỉnh chuông 


Ông Vũ Mạnh Hải - Trưởng Ban Dân tộc Tôn giáo UBMTTQVN TPHCM thỉnh chuông


Ông Trương Canh Ba - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Q5 thỉnh chuông


Ông Nguyễn Trọng Phúc - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN Q5 thỉnh chuông


Bà Đinh Thị Thúy - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân P6, Q5 thỉnh chuông


Liên hoan Tất niên 


Liên hoan Tất niên


Quý Phật tử thỉnh chuông


Quý Phật tử thỉnh chuông




MC Huệ Loan - Tịnh Dung


Phật tử Tịnh Minh phát tâm trang trí Lễ đài


Theo lời phát biểu của HT Thích Chơn Không: chùa Thiên Tôn được đại trùng tu lần thứ nhất vào năm 1952 đến nay đã hơn 60 năm, nhiều nơi đã bị hư dột, xuống cấp trầm trọng và để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tu học của chư Tăng ni, nhất là khi quý Phật tử về chùa tham dự các khóa tu không có chỗ nghĩ ngơi, phải nằm la liệt trên Chánh điện cũng như Tổ đường trông rất xót xa, tiện nghi sinh hoạt thiếu thốn nên rất vất vã. Do đó, Hòa thượng đã dự kiến Đại trùng tu lần thứ hai (xây mới toàn bộ ngôi chùa) với quy mô 1 tầng hầm, 1 tầng trệt và 8 tầng lầu trên diện tích 750m2. Trong đó, có 3 ngôi Bảo điện, nên quý Phật tử phát tâm cúng dường 1 Đại hồng chung trọng lượng 500kg, 3 bộ chuông gia trì và các Pháp khí khác trong tương lai.






 

 

Diệu Chơn - Minh Huệ - Minh Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này