Phật giáo Nam tông Khmer đồng hành cùng dân tộc - Phật Giáo Việt Nam
20:12 +07 Thứ sáu, 10/05/2024

Phật giáo Nam tông Khmer đồng hành cùng dân tộc

Thứ bảy - 10/11/2012 19:02
(HDPT) - Năm 1964, Phật giáo Khmer Nam bộ thành lập Hội đoàn kết sư sãi yêu nước khu Tây Nam bộ do Hòa thượng Thạch Som làm Hội trưởng. Tiếp sau đó là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long lần lượt thành lập, hoạt động.
 
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hơn 30 năm qua Phật giáo Nam tông Khmer tiếp tục có những đóng góp công sức xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đất nước Việt Nam vững mạnh và trường tồn, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer, làm phong phú thêm truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, xứng đáng với truyền thống của Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.
Phật giáo Nam tông Khmer đồng hành cùng dân tộc

Phật giáo Nam tông Khmer đồng hành cùng dân tộc

Trong ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hơn 30 năm qua Phật giáo Nam tông Khmer tiếp tục có những đóng góp công sức xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đất nước Việt Nam vững mạnh và trường tồn, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer, làm phong phú thêm truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, xứng đáng với truyền thống của Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.

Năm 1964, Phật giáo Khmer Nam bộ thành lập Hội đoàn kết sư sãi yêu nước khu Tây Nam bộ do Hòa thượng Thạch Som làm Hội trưởng. Tiếp sau đó là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long lần lượt thành lập, hoạt động.
 
Sau năm 1975, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ nói chung và Hội đoàn kết sư sãi yêu nước ở các tỉnh nói riêng vẫn tiếp tục hoạt động, tập hợp sư sãi, đồng bào Phật tử tham gia khôi phục hậu quả chiến tranh, kiến thiết nước nhà.
 
Đến tháng 11-1981, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ do Hòa thượng Dương Nhơn làm trưởng đoàn cùng với 8 tổ chức, hệ phái Phật giáo đã thống nhất thành lập một tổ chức chung đại diện cho tăng ni, phật tử Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
 
Trong nhiệm kỳ qua, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ký Quyết định thành lập Phân ban Tăng sự Phật giáo Nam tông, thuộc Ban Tăng sự Trung ương và Phân ban Văn hóa Phật giáo Nam tông thuộc Ban Văn hóa Trung ương.
 
Đồng thời bổ nhiệm, hợp thức hóa cho 520 vị trụ trì, khắc dấu cho 430 cơ sở Tự viện, công nhận Ban Quản trị 452 cơ sở Phật giáo Nam tông Khmer.
 
Theo quan niệm của người Khmer, người con trai nào cũng cần phải qua tu hành một thời gian để trau dồi đạo hạnh, trang bị tri thức và cách sống làm người. Người đã trải qua thời gian tu hành ở chùa được cộng đồng người Khmer nhìn nhận và đánh giá cao, mới dễ lập gia đình và dễ được tiếp nhận làm các công việc xã hội.
 
Các chùa Phật giáo Nam tông Khmer cũng đã tổ chức hàng trăm lớp học cho chư Tăng và thanh thiếu niên đồng bào dân tộc Khmer tại địa phương như: Tiểu học Khmer ngữ từ lớp 1 đến lớp 6: 1.418 lớp, 32.538 chư tăng, thanh thiếu niên đồng bào dân tộc Khmer. Sơ cấp Pali, Vini, Sơ cấp Phật học: Có 5.839 học viên. Trung cấp Phật học: Có 367 học viên. Lớp Kinh, Luận, Luật:  Có 1.371 học viên.
 
Đối với người Khmer, các vị sư có vị trí và ảnh hưởng rất lớn. Nhà sư được coi là đại diện cho Đức Phật để truyền dạy và giáo hóa chúng sinh, bởi vậy vị sư luôn là người thày được tôn kính và tin tưởng. Với vị trí của mình, các vị sư Nam Tông Khmer luôn gương mẫu vận động nhân dân, bà con Phật tử tương trợ, giúp đỡ nhau nhằm xóa đói giảm nghèo, đoàn kết cùng đồng bào các dân tộc trong khối Đại đoàn kết toàn dân.
 
Ái Châu - Theo Đại đoàn kết

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này