Có hay không "ông bà cha mẹ làm ác mà con cháu gánh chịu"? - Phật Giáo Việt Nam
14:06 +07 Thứ ba, 19/03/2024

Có hay không "ông bà cha mẹ làm ác mà con cháu gánh chịu"?

Thứ bảy - 09/05/2020 16:07
Có hay không "ông bà cha mẹ làm ác mà con cháu gánh chịu"?

Có hay không "ông bà cha mẹ làm ác mà con cháu gánh chịu"?

(HDPT) - Nương vào lý luận nhân quả của Phật giáo chúng ta thấy, sở dĩ có hiện tượng “tai họa cho con cháu”, nguyên nhân chính là do “Cùng nghiệp đi với nhau, cộng nghiệp chiêu cảm lẫn nhau, quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại”.
 

Chuyện “tai họa cho con cháu”, phần lớn mọi người đều cho rằng đạo lý này không bao giờ có, bởi vì tổ tiên, cha mẹ làm ác thì có lý nào con cháu phải hứng chịu những hành động ác đó? Như vậy há chẳng phải luật Nhân Quả không công bằng hay sao? Kỳ thật, cái gọi là “tai họa cho con cháu” cũng chỉ là một câu nói theo thói quen, tập quán, chỉ là một hiện tưởng ngoài mặt, chứ phía sau nó còn ẩn chứa một đạo lý rất sâu.

Trong kinh Xuất Diệu Đức Phật dạy: “Mình tạo tội thì tự mình chịu ai ương, không ai có thể thay thế mình được”. Câu này Đức Thế Tôn muốn nói với chúng ta, “tự làm tự chịu” là câu nói sắt thép về nhân quả, không có chuyện mình làm ác mà con cháu phải chịu ác báo thay.

Nương vào lý luận nhân quả của Phật giáo chúng ta thấy, sở dĩ có hiện tượng “tai họa cho con cháu”, nguyên nhân chính là do “Cùng nghiệp đi với nhau, cộng nghiệp chiêu cảm lẫn nhau, quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại”.

unnamed (1)

Cái gọi là “cùng nghiệp đi với nhau” là chỉ cho những người trong đời quá khứ đã tạo các nghiệp thiện, ác giống nhau, cho nên mới có xu hướng làm quyến thuộc lẫn nhau. Ví dụ đời trước có hai người cùng khuyên mọi người tu bố thí, nên đời này làm cha con lẫn nhau, người cha kiếm ra thật nhiều tiền, người con sinh trong gia đình ấy, cùng nhau hưởng phước báo giàu sang.

Cái gọi là “cộng nghiệp chiêu cảm lẫn nhau” là chỉ cho tất cả cộng đồng cùng tham gia trong đời trước, là những người cùng tạo nghiệp thiện hoặc ác, cho nên có xu hướng làm quyến thuộc lẫn nhau. Ví dụ trong đời trước, hai cha con cùng nhau đi ăn trộm, đời này người cha phải đi ăn xin, người con sinh làm con của người ăn xin đó, cho nên hai người phải chịu quả báo bần cùng, đói rách.

Cái gọi là “quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại” vốn ác báo đó đến đời sau mới chịu, nhưng do trong cuộc sống gặp được những duyên thích hợp, làm cho ác báo đó sớm thành thục. Vì thế đời này phải chịu luôn ác báo; có người đáng lẽ phải đến tuổi già mới thọ ác báo nhưng cũng do duyên mà phải thọ ác báo ngay khi tuổi còn trẻ. Là do duyên đã chín muồi.

Chuyện con cháu chịu ác báo chỉ là “quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại” mà thôi, nhưng chính vẫn là “tự làm, tự chịu”, điều này cho thấy Luật Nhân Quả rất công bằng.

Chuyện con cháu chịu ác báo chỉ là “quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại” mà thôi, nhưng chính vẫn là “tự làm, tự chịu”, điều này cho thấy Luật Nhân Quả rất công bằng.

Rất nhiều bằng chứng sống trong xã hội, người tạo nghiệp sát nhưng chưa thấy họ chịu ác báo, là do phước báo của họ chưa hết, với lại duyên chưa đủ để ác báo thành thục. Lúc này có hai loài tình hình và nguyên nhân để con cháu phải bị liên lụy, gặp tai ương:

Sau khi chúng ta tạo nghiệp sát sinh, con cháu sinh ra có đứa tàn tật, dị hình, bệnh hoạn, chết yểu…đây là quả báo của việc sát sinh. Bởi vì do “cùng nghiệp thì đi với nhau, cộng nghiệp nên chiêu cảm lẫn nhau”. Đáng lẽ ác báo của những đứa con, đứa cháu này đến đời sau họ mới thọ ác báo này, nhưng do nó có cùng nghiệp với chúng ta nên nó đầu thai vào làm con chúng ta. Lúc này con cháu gặp những ác báo chính là do ác báo của nó đã thành thục, chứ chẳng phải chúng chịu tội thay cho tổ tiên, cha mẹ.

Sau khi sinh con cháu rồi chúng ta mới tạo ác nghiệp: Nếu nó là đứa phước mỏng, vả lại đời trước nó đã tạo nghiệp sát sinh, mà bây giờ chúng ta lại tạo nghiệp ác, khiến cho quả báo sát sinh của con cháu chúng ta đến sớm hơn; đáng lẽ với việc ác đó đời sau nó mới thọ ác báo, nhưng gặp duyên sát sinh của cha mẹ, do vậy mà ngay đời này nó phải hứng chịu ác báo nhiều bệnh tật, chết yểu hay gặp chuyện bất trắc.

Chuyện con cháu chịu ác báo chỉ là “quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại” mà thôi, nhưng chính vẫn là “tự làm, tự chịu”, điều này cho thấy Luật Nhân Quả rất công bằng.

Người trí xem tới đây có thể không chịu giữ giới sát sinh, để nó làm tổn hại đến con cháu mình ngày sau hay sao? Hãy nên phát tâm ăn chay, tích đức tu thiện hầu có được Quả thiện ngay trong đời này hoặc vị lai.

Người trí xem tới đây có thể không chịu giữ giới sát sinh, để nó làm tổn hại đến con cháu mình ngày sau hay sao? Hãy nên phát tâm ăn chay, tích đức tu thiện hầu có được Quả thiện ngay trong đời này hoặc vị lai.

Qua đây chúng ta thấy “tai họa cho con cháu”chính là sự kết hợp chặt chẽ của luật nhân quả. Nhờ nó chúng ta mới không còn thắc mắc vì sao người làm ác không thấy họ chịu ác báo, còn người làm thiện không thấy họ gặp quả báo thiện, cũng giải quyết được nghi vấn là tại sao ông bà, cha mẹ làm ác mà con cháu phải chịu ác báo. Cũng giúp cho sự lý của “nhân quả báo ứng” tuy nhỏ nhiệm, ẩn kín khó thấy, nhưng để lại vết tích rất lớn.

Người trí xem tới đây có thể không chịu giữ giới sát sinh, để nó làm tổn hại đến con cháu mình ngày sau hay sao? Hãy nên phát tâm ăn chay, tích đức tu thiện hầu có được Quả thiện ngay trong đời này hoặc vị lai.

 

Cư sĩ Tịnh Tùng – (Trích từ: Nhân Quả Báo Ứng)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này