Nội Quy Tiểu Ban Phật Tử Dân Tộc - Phật Giáo Việt Nam
03:36 +07 Thứ sáu, 29/03/2024

Nội Quy Tiểu Ban Phật Tử Dân Tộc

Thứ bảy - 17/03/2012 12:11
(HDPT) - Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa và tiếng nói riêng. Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện rõ nét qua sự sinh hoạt cộng đồng. Phật giáo Việt Nam đã gắn liền với các dân tộc qua tinh thần: từ bi trí tuệ, vô ngã vị tha.
 

 

 

 

 

 

 

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG

_______________________________________________________________________________________
 

NỘI QUY

TIỂU BAN PHẬT TỬ DÂN TỘC

THUỘC PHÂN BAN HƯỚNG DẪN CƯ SĨ PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa và tiếng nói riêng. Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện rõ nét qua sự sinh hoạt cộng đồng. Phật giáo Việt Nam đã gắn liền với các dân tộc qua tinh thần: từ bi trí tuệ, vô ngã vị tha.

Do vậy, Nội quy của Ban Hướng dẫn Phật tử và Phân ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử Trung ương đã quy định trong 7 Tiểu ban chuyên môn, có TIỂU BAN PHẬT TỬ DÂN TỘC nhằm hướng dẫn tất cả Phật tử dân tộc, không phân biệt màu da, chủng tộc, giới tính và tuổi tác,… tu học theo lời Phật dạy.

Điều 1: Tổ chức:

1. 1 CẤP TRUNG ƯƠNG :

Căn cứ Điều 1, Mục a, Nội quy Ban Hướng dẫn Phật tử và Phân Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, do yêu công tác nên có chuyên trách : Tiểu ban Phật tử Dân tộc. Ban này có nội quy sinh hoạt phù hợp với Hiến chương Giáo hội, Nội quy của Ban hướng dẫn Phật tử và Phân ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương.

Thành phần nhân sự gồm các chức danh như sau:

- Trưởng Tiểu ban

- Các Phó Tiểu ban

- Chánh Thư ký

- Phó Thư ký đặc trách phía Bắc

- Phó Thư ký đặc trách phía Nam

- Thủ quỹ

- Kiểm soát

- Các Uỷ viên

1.2 CẤP TỈNH, THÀNH HỘI :

Tùy yêu cầu thực tế của địa phương có thể cử một Ủy viên đặc trách hoặc một Tiểu ban, không quá 9 thành viên, do Ban Hướng dẫn Phật tử Tỉnh, Thành hội quyết định bổ nhiệm, thành phần gồm :

- Trưởng Tiểu Ban

 

 

- Các Phó Tiểu ban

- Thư ký

- Phó Thư ký

- Thủ quỹ

- Kiểm soát

- Các ủy viên đặc trách về: tu học, nghi lễ, văn nghệ, lễ hội và từ thiện xã hội.

1.3 CẤP QUẬN HỘI, HUYỆN HỘI, THỊ HỘI, THÀNH HỘI TRỰC THUỘC TỈNH HỘI ( gọi chung là Quận hội):

Tùy theo yêu cầu thực tế của địa phương, cơ cấu một ủy viên Hướng dẫn Phật tử Dân tộc.

Tổng cộng: 54 thành phần dân tộc. Trong đó dân tộc Kinh chiếm 90%, còn lại 10% gồm có 53 dân tộc. Tìm hiểu về các lãnh vực: phong tục tập quán, trang phục, ăn ở, quan hệ xã hội, thờ cúng, lễ hội, lễ tết, văn nghệ, cưới xin, ma chay... Từ đó chúng ta hướng dẫn họ về với Đạo Phật. Thành lập các đạo tràng tu học do sự hướng dẫn trực tiếp của các cấp cơ sở Giáo hội địa phương nơi người dân tộc sinh sống.

Điều 2: Nhiệm vụ

Các cấp có chung nhiệm vụ tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán các nhóm dân tộc theo chỉ định của Tiểu ban Trung ương như :

•   Nhóm Tày – Thái có 8 dân tộc,

•   Nhóm Môn – Khmer có 21 dân tộc,

•   Nhóm Mông – Dao có 3 dân tộc,

•   Nhóm Kadai có 4 dân tộc,

•   Nhóm Nam Đảo có 5 dân tộc,

•   Nhóm Hán có 3 dân tộc,

•   Nhóm Tạng có 6 dân tộc, …

2.1 CẤP TRUNG ƯƠNG :

Tiểu ban Phật tử Dân tộc hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ thuộc Nội quy này và Nội quy của BHDPT TW và PBHD CSPT TW quy định.

2.2 CẤP TỈNH, THÀNH HỘI :

Tiểu ban Phật tử Dân tộc họat động theo chức năng nhiệm vụ được quy định trong Nội quy này. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của BHDPT và PBHD CSPT Tỉnh Thành hội.

2.3 CẤP QUẬN HỘI:

 Hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được quy định trong Nội quy này. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của BHDPT, PBHD CSPT Tỉnh, Thành hội và Quận hội Phật giáo.

2.4 CẤP CƠ SỞ:

Trụ trì, Trưởng ban hộ tự hoặc Trưởng ban Quản trị tự viện nơi có dân tộc ít người sinh sống, có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức cho người dân tộc tu tập theo đúng chánh pháp, mang sự an lạc đến bản thân, gia đình và xã hội.

Điều 3: Nhiệm kỳ :

3.1   Nhiệm Kỳ của Tiểu ban Dân tộc Trung ương là nhiệm kỳ của Phân Ban Hướng dẫn cư sĩ Phật tử Trung ương.

3.2 Nhiệm kỳ của ban Dân tộc Tỉnh, Thành hội là Nhiệm kỳ của Phân Ban hướng dẫn cư sĩ Phật tử Tỉnh thành hội.

3.3 Cấp cơ sở do Trụ trì, Trưởng ban hộ tự hoặc Trưởng ban Quản trị tự viện trình Ban Đại diện Phật giáo Quận hội khán duyệt.

Điều 4 : Điều hành

4.1 CẤP TRUNG ƯƠNG :

- Hoạch định, soạn thảo chương trình hoạt động Phật sự trình Phân Ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương xét duyệt và chấp thuận.

- Lên phương án hàng năm, mở các cuộc họp và hội thảo chuyên đề người dân tộc trong nhiều lãnh vực .

- Nghiên cứu tìm hiểu về bản sắc văn hóa, đời sống của 53 dân tộc – Tìm phương án hoạt động, tạo điều kiện cho người dân tộc có Cái Chữ, Cái Điện và Cái nước cho người Dân Tộc.

4.2 CẤP TỈNH THÀNH HỘI: Thực hiện các Phương án họat động đi sâu vào các buôn, làng, … để hướng dẫn khuyến khích người dân tộc hướng về Tam bảo.

4.3 CẤP QUẬN HỘI : Lập Phương án hoạt động và hướng dẫn người dân tộc tin Phật và thực hiện tốt pháp hành từ bi của Đạo Phật .

4.4 CẤP CƠ SỞ : Thường xuyên gắn bó với buôn, làng Giúp người dân tộc nâng cao đời sống văn minh cộng đồng.

Điều 5: Mục Đích :

Tu tập theo ánh đạo từ bi của Đức Phật, xây dựng nếp sống gia đình hạnh phúc an lạc theo giáo lý đạo Phật. Giữ gìn bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Bảo vệ rừng núi, môi trường sinh thái, động vật hoang dã, góp phần bảo vệ tổ quốc, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.

Điều 6: Danh xưng của đạo tràng

Tùy theo mỗi sắc dân và địa danh mà dùng danh xưng. Ví dụ: Đạo tràng dân tộc Mường-Gia Lai, Đạo tràng dân tộc Ba Na-Buôn Đôn, v.v…

Điều 7: Tu học

7.1 Tổ chức tốt các lễ hội Phật giáo và lễ hội dân gian tùy theo tập quán của mỗi dân tộc để lồng ghép các thời thuyết pháp, chương trình văn nghệ Phật giáo, tặng quà từ thiện xã hội,...

7.2 Xây dựng tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường, mở đạo tràng, khóa tu, lớp giáo lý để hướng dẫn sinh hoạt tu học và phục vụ các nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc. 

Điều 8 : Huy hiệu

Mỗi sắc dân được mang huy hiệu đạo tràng riêng do tỉnh thành hội chỉ đạo, sao cho phù hợp với bản sắc văn hóa của dân tộc đó .

Điều 9: Điều kiệnTham Gia            

9.1 Tất cả đồng bào Dân tộc không phân biệt giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, tín ngưỡng và thành phần xã hội đều có thể quy y Tam bảo và đăng ký tham gia tu học ở các đạo tràng.

9.2 Người Phật tử Dân tộc phải sống gương mẫu theo lời Phật dạy, có bổn phận khuyến khích các thành viên trong gia đình cũng như bạn bè phát tâm quy y Tam bảo, giữ gìn năm giới, thực hiện tốt chương trình Phật hóa gia đình.

Điều 10: Cấp thẻ :

Người Dân tộc đã tham gia tu học, chấp hành đúng nội quy tu học, được vị Trụ trì, Trưởng ban hộ tự hoặc Ban Quản trị tự viện cấp thẻ của đạo tràng.

Điều 11: Tạm Ngưng

Trường hợp Đạo Tràng thấy cần tạm ngưng sinh hoạt thì phải có đề nghị của vị Trụ trì hay Ban Hộ Tự và sự chấp thuận của Ban Đại diện Phật giáo Quận hội.

Điều 12: Tài chánh của đạo tràng gồm có :

- Tịnh tài do Phật tử đóng góp.

- Do các vị Mạnh thường quân đóng góp .

- Do sự tự tạo hợp pháp.

Điều 13: Sửa Đổi :

Mọi sửa đổi, bổ sung Nội Quy này phải được 2/3 thành viên Tiểu Ban Phật tử Dân tộc Trung ương đồng ý và được Thường Trực Ban Hướng dẫn Phật Tử Trung ương phê duyệt.

Điều 14: Hiệu Lực :

Nội Quy này gồm Lời nói đầu và 14 điều, có hiệu lực khi được Thường Trực Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương thông qua và ra quyết định ban hành.

 

                                                                 TIỂU BAN PHẬT TỬ DÂN TỘC      

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: dân tộc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này