Đơn thư nặc danh : Xử lý như thế nào ? - Phật Giáo Việt Nam
18:28 +07 Thứ năm, 28/03/2024

Đơn thư nặc danh : Xử lý như thế nào ?

Thứ sáu - 13/04/2012 19:25
(HDPT) - Để xã hội và cuộc sống được an lành ,thanh tịnh , chúng ta phảinhanh chóng đưa những người có hành vi trên ra trước phápluật càng sớm càng tốt .tránh gây hậu quả đáng tiếc cho uy tín của một số vị chức sắc và lãnh đạo , phức tạp hơn là gây hoang mang, rắc rối thêm tình hình xã hội.làm cho thế lực thù địch có thêm cơ hội để chống phá nhà nước
 

 

Trong các thời điểm chuẩn bị Đại hội các cấp cơ sở và toàn Quốc ,thường  hay xảy ra nhiều chuyện phức tạp trong các  tổ chức , nguy hiểm nhất vẫn  là các bức thư nặc danh gửi các cấp cơ quan, ban nghành ,nhằm bôi nhọ ,làm mất uy tín các vị  lãnh đạo ,người viết không trừ mọi thủ đoạn đê tiện bỉ ổi ,táng tận lương tâm ,coi thường Đạo lý và Pháp luật , có dụng ý xấu xa ,gây phức tạp tình hình xã hội ,làm mất đoàn kết nội bộ , gây mất niềm tin trong quần chúng trước thềm Đại hội 

Theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra, đơn thư nặc danh có xu hướng tăng, nhất là khi chuẩn bị suy cử hoặc bổ nhiệm lãnh đạo . Thực tế cho thấy, những người viết thư nặc danh thường  do tham vọng cá nhân mong muốn đạt được quyền lực ,hoặc vì sân hận trả thù khi sắp bị xã hội lên án ,tổ chức sa thải , cơ quan kỷ luật ,bên cạnh đó cũng có một số người không hiểu biết đúng sai về Đạo lý ,do ma lực của đồng tiền chi phối hoặc ghanh ghét ,đố kỵ hơn kém  của  cá nhân ...., họ tìm mọi cách cường điệu hoá thông tin và từ thông tin, số liệu đến tính chất và cả từ ngữ đều bịa đặt , gay gắt, nặng nề. dùng các từ ngữ bẩn thỉu để lăng nhục những người bị hại , Họ tìm cách “biến” thông tin do mình đưa ra trở thành thông tin có nguồn gốc ở những người hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền phát hiện, cung cấp và đã kiểm chứng, xác minh. Họ tìm cách ghép nhiều nguồn thông tin ở nhiều địa chỉ, thời điểm, không gian khác nhau rồi xâu chuỗi thành hệ thống, tạo bản chất giả và thổi phồng so với thực tcác bức thư bôi nhọ mạo danh rất thâm hiểm không bao giờ ký tên đàng hoàng có dụng ý xấu với nhiều nội dung bịa đặt trắng trợn,không đúng sự thật  họ cố ý để dư luận nhăm " một tên trúng nhiều đích ,hạ uy tín của các tổ chức nhà nước ,đồng thời xúc phạm đến danh dự các vị chức sắc ,lãnh đạo các cơ quan Ban nghành , có thủ đoạn nguy hiểm như dùng trò bí mật loan tin cho nhiều người ,nhiều nơi ,nhiều cấp ,đặc biệt những người này còn cơ hội tiếp cận ,sử dụng các đối tượng thường xuyên bên cạnh thủ trưởng ,như lái xe ,thư ký ,gia đình ...để thông tin xấu  trực tiếp đến lãnh đạo cấp trên tạo áp lực hoang mang ,nghi ngờ không có chính kiến 

 Theo quy định hiện hành, uỷ ban kiểm tra các cấp không cần xem xét  đơn thư nặc danh cụ thể như

        + Đơn không ký tên

+ Đơn mạo danh một tập thể.

+ Đơn có danh xưng  nhưng không có địa chỉ đàng hoàng

+ Đơn không có chữ ký trực tiếp mà sao chép chữ ký linh tinh . 

Đối vớí các loại đơn nêu trên căn cứ điểm C, khoản 1, điều 38 nghị định 136/2006 NĐ - CP 14/11/2006 cuả chính phủ , không giải quyết 

Tuy nhiên có  đơn thư cần được xem xét và đưa ra pháp luật là  loại đơn sau đây được coi là nghiêm trọng

+ Những đơn thư liên quan đến chính sách dân tộc và tôn giáo, nhạy cảm và dễ bùng phát

 Đối với những đơn thư nêu trên, cán bộ xử lý đơn thư phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan, đơn vị để có những biện pháp ngăn chặn theo Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ. Điều 66, luật  Khiếu nại, tố cáo đã được sửa đổi, bổ sung các năm 2004 và năm 2005 quy định : “… Trong trường hợp cấp thiết, cơ quan , tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải báo cáo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật"

Khẩn trương có phương án sàng lọc tìm ra thủ phạm viết thư nặc danh do mục đích động cơ gì  bằng cách xử lý theo trình tự sau

Bước 1: Phân loại từng đối tượng  

Bước 2: Nghiên cứu đơn (  bịa đặt ,bôi nhọ lãnh đạo nhằm  chống phá tổ chức hay  phá rối nội bộ )  

Bước 3: truy xét nguyên nhân ,tìm ra những thành phần nghi vấn

 Qua trải nghiệm cho thấy ,các đối tượng nghi vấn cùng một số phần tử cơ hội ,tiếp tay ..sẽ lần lượt  lộ rõ  nguyên  hình

   Căn cứ vào Khoản 1, điều 122, Bộ luật Hình sự quy định về tội vu khống như sau: Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Để  xã hội và cuộc sống được an lành ,thanh tịnh , chúng ta phảinhanh chóng  đưa những người có hành vi trên  ra trước phápluật càng sớm càng tốt .tránh gây hậu quả đáng tiếc cho uy tín của một số vị chức sắc và lãnh đạo , phức tạp hơn là gây hoang mang, rắc rối thêm tình hình xã hội.làm cho thế lực thù địch có  thêm  cơ hội để chống phá nhà nước

  

 

Thủy Trang

 

 
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này