Bình Phước: Ngày tu thứ 4 khóa tu truyền thống “Tập sống chung tu học” ni giáo đoàn 6, Hệ phái Khất sĩ

Bình Phước: Ngày tu thứ 4 khóa tu truyền thống “Tập sống chung tu học” ni giáo đoàn 6, Hệ phái Khất sĩ

Sáng nay ngày 13/10/2019 nhằm 15/09/ Kỷ Hợi, Thượng tọa Giác Điệp đã hướng dẫn Chư hành giả tiếp tục thiền tọa và thiền hành khu vực bên dòng suối sau lưng Đại Hùng Bảo Điện. 



  


 



 



 



 



9g sáng cùng ngày Thượng tọa Giác Nhuận Ủy viên Ban trị sự GHPGVN Tp Hồ Chí Minh, phó Ban thường trực Ban trị sự GHPGVN Quận 6, Trị sự phó Giáo đoàn 6, trụ trì tịnh xá Ngọc Chơn, Phó ban tổ chức khóa tu đã chia sẻ với Chư hành giả khóa tu bài Kinh tất cả lậu hoặc trong Trung bộ kinh.

Ngài nhấn mạnh Đức Phật dạy có vô lượng pháp môn tu giúp đoạn tận tất cả lậu hoặc, nhưng trong đời sống tu tập nếu chúng ta không có sự thấy biết chơn thật để thực hành cho đúng thì không khéo chúng ta đang hành trì theo con đường tà kiến. Và hiện nay hơn 90% người tu tập đang nhận thức sai lệch về đường tu của tự bản thân. Vì vậy, chúng ta phải có một tri kiến như thật, chơn chánh để nhận thức rõ các pháp là khổ, là không, là vô ngã (như lý tác ý). Có nhận biết đúng thật như thế thì cuộc đời tu của chúng ta mới có thể chấm dứt đau khổ, đạt đến an vui, giác ngộ giải thoát.

 



Để các lậu không sanh khởi Chư hành giả phải chánh niệm trong tu tập hành theo 7 pháp Phật dạy:

  • Các lậu hoặc do tri kiến mà đoạn trừ
  • Các lậu hoặc do phòng hộ mà đoạn trừ
  • Các lậu hoặc do thọ dụng mà đoạn trừ
  • Các lậu hoặc do kham nhẫn mà đoạn trừ
  • Các lậu hoặc do chánh né mà đoạn trừ
  • Các lậu hoặc do trừ diệt mà đoạn trừ
  • Các lậu hoặc do tu tập mà đoạn trừ.

14g chiều cùng ngày Chư hành giả được học pháp với Thượng tọa Giác Minh, đương kiêm Giáo thọ sư khóa tu. Chiều nay Ngài chia sẻ với Chư hành giả về cách tu tập Bát chánh đạo. Ngài nhấn mạnh Bát Chánh đạo là pháp môn chính yếu được Đức Thế Tôn nhắc nhở đến nhiều nhất trong các kinh, trong thuyết Tứ Đế, Bát Chánh đạo là phần căn bản của Đạo đế. Đặt tính của Bát Chánh đạo là quy định những nguyên tắc phổ quát cho mọi tầng lớp dân chúng và nó phù hợp căn cơ của mọi người, mọi thời đại, phương sở. Trong Bát Chánh đạo đã bao quát hết tất cả mọi pháp khác bao gồm ba nguyên tắc căn bản Giới, Định, Tuệ. Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng thuộc về Giới. Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm,Chánh Định thuộc về Định và Chánh Kiến, Chánh Tư Duy thuộc về Tuệ.

 



Thực hành Bát Chánh đạo là thiết thực, sẽ phát huy mọi diệu dụng, theo với mọi phương tiện sinh họat để vươn thẳng tới chủ đích giải thoát. Vì vậy mà Bát Chánh đạo trở thành một pháp môn thực tiển có thể thực hành trong hoàn cảnh xã hội của thời đại chúng ta hiện nay. 

 

Khất thực nội viện
Phật tử tác bạch đặc bát cúng dường hành giả khóa tu
Đặc bắt cúng dường
Chú nguyện trước giờ thiền thực

 



 



Tác giả bài viết: Ban văn hóa – TTTT Hệ phái Khất sĩ