Cần chuyên môn hóa trong truyền thông Phật giáo

Cần chuyên môn hóa trong truyền thông Phật giáo
Trong chương trình của khóa Bồi dưỡng Kỹ năng lãnh đạo, Quản lý Thông tin Truyền thông Phật giáo năm 2019 do Ban TTTT TƯ GHPGVN tổ chức tại chùa Thiên Châu (TP. Tân An, Long An) vào sáng nay ngày 01/11/2019.

Chiều cùng ngày, nhà báo Tiến sĩ Trần Bá Dung – Trưởng ban Nghiệp vụ Hội nhà báo Việt Nam chia sẻ với đề tài: “Cần chuyên môn hóa trong truyền thông Phật giáo”.  

Đề tài mà Tiến sĩ Trần Bá Dung chia sẻ gồm 03 vai trò như: Tuyên truyền chủ trương chính sách về Phật giáo. Diễn đàn của nhân dân, tuyên truyền giáo dục Phật giáo trong quần chúng có một nhận thức thật đúng đắn về đạo Phật. Và trách nhiệm người tham gia báo chí – truyền thông.

Trên mạng báo chí xã hội, thì truyền thông Phật giáo thuộc hệ thống báo chí Việt Nam. Hiện nay có 844 cơ quan báo chí, 278 kênh được cấp phép sử dụng trên mạng xã hội gồm báo truyền hình và báo in.

Về Phật giáo, có một số kênh báo đài không có đề mục quan trọng và đặc trưng trên từng trang, tất cả thông tin báo chí thuộc quyền quản lý nhà nước, người dân phản ảnh trang mạng xã hội không được xem là báo chí. Hiện nay, nhiều thông tin chưa phản ảnh cái đẹp của Phật giáo làm ảnh hưởng đến văn hóa của thông tin báo chí. Mặt tích cực của Phật giáo cần khai thác cái tốt của hơn 500 trang mạng xã hội hiện nay, rất nhiều chư Tăng Ni, Phật tử tham gia làm cộng tác viên rất nhiệt quyết, đạt được 50% chuyên nghiệp. Có một ít cộng tác viên chưa quảng bá phổ biến được nền văn hóa đạo Phật Việt Nam. Hơn thế, truyền thông Phật giáo tránh trường hợp lặp đi, lặp lại nhiều lần về một vấn đề trên các trang mạng xã hội. Ông cũng cho biết, người tu sĩ tham gia truyền thông sẽ góp phần xây dựng nét đẹp văn hóa Phật giáo, cần lan tỏa đến cộng đồng, cũng như góp phần tô đẹp hình ảnh của Phật giáo trong phong trào phụng sự đạo pháp và dân tộc.

Hơn thế, vấn đề chuyên nghiệp hóa truyền thông có nhĩa là người tham gia truyền thông phải đáp ứng đầy đủ điều kiện, xu hướng và nhu cầu của người tiếp nhận truyền thông. Muốn làm người viết báo Phật giáo chuyên nghiệp, phải hiểu được 5 xu hướng: Thông tin cập nhật kết nối liên tục, quan sát để đoán biết được các vấn đề của người đọc đang quan tâm, đáp ứng nhu cầu hiểu cho độc giả. Mạng xã hội giống như ngôi nhà thứ hai, liên kết và kiểm chứng mạng xã hội, mang tính chất kịp thời phản ảnh vấn đề nhanh nhất đến độc giả, nó vừa là trợ thủ cũng vừa là đối thủ của người làm báo chí. Thứ ba là quảng cáo báo chí, mang tính chất khoa học, văn hóa từng địa phương, có tri thức sản phẩm,tính chất chuyên nghiệp, truyền thông đa phương tiện, v.v…Thứ 4, tận dụng mọi công dân có thể tham gia tạo ra sản phẩm truyền thông. Và cuối cùng là tiện ích hóa, cá nhân hóa đối với tiêu dùng sản phẩm báo chí – truyền thông.

Trong khi thực hiện truyền thông hiện đại phải điều chỉnh, khắc phục thay đổi cách làm báo, các cộng tác viên, thay đổi tư duy của người biên tập báo chí truyền thông. Một số vấn đề đặt ra với người quản lý cần có kỹ năng nghề nghiệp, nhận thức thái độ hành vi của người tham gia. Tuyên truyền chính sách Pháp luật, chính sách của nhà nước, lĩnh vực tôn giáo. Đồng thời, khi tham gia mạng xã hội phải hạn chế tiêu cực về mức vi phạm, bản thân cần thường xuyên kiểm soát thông tin sử dụng mạng xã hội và người quản lý truyền thông Phật giáo phải có biện pháp lưu trữ dữ liệu các thông tin chính thống.

Đúc kết lại buổi chia sẻ, nhà báo Tiến sĩ Trần Bá Dung cho biết: Thực hiện phương châm truyền thông của người làm báo và tham gia truyền thông Phật giáo với 8 chữ: “Tuyên truyền, phản ánh, phản biện và nêu gương”.

Tác giả bài viết: Tin: Rong Chơi, ảnh: Minh Lực