GHPGVN: 'Mở rộng đối ngoại - Gìn giữ văn hóa Việt'

GHPGVN: 'Mở rộng đối ngoại - Gìn giữ văn hóa Việt'
Hoạt động đối ngoại quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu với những chuyến hoằng pháp sang châu Âu, các nước tại Đông Âu, Nga, Mỹ, Úc để phục vụ cho cộng đồng bà con ở nước ngoài, hướng bà con về Tổ quốc thân yêu.

Theo Thượng toạ Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Phật giáo quốc tế, việc Giáo hội mở rộng hoạt động đối ngoại cũng nhằm gìn giữ văn hóa Việt Nam ở nước ngoài. Việc gìn giữ văn hóa Phật giáo chính là gìn giữ huyết mạch của dân tộc, văn hóa dân tộc.

Thượng toạ Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Thượng toạ Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

PV: Với cương vị là Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký HĐTS Trung ương GHPGVN và Trưởng ban Phật giáo quốc tế, Thượng tọa đánh giá thế nào về sự phát triển giao lưu giữa Phật giáo Việt Nam với Phật giáo quốc tế?

- Trong thời gian qua, đặc biệt sau Đại hội đại biểu Phật giáo lần thứ VIII, có thể nói, cùng với các hoạt động Phật sự khác, trọng tâm của Giáo hội như công tác hoằng pháp, công tác hướng dẫn đồng bào Phật tử, giáo dục tăng ni, từ thiện xã hội… hoạt động đối ngoại của Giáo hội được đặc biệt chú ý. Phương hướng hoạt động Phật sự của GHPG Việt Nam tại Đại hội VIII được xác định rất rõ theo đúng đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đó là chúng ta làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, và GHPG Việt Nam coi hoạt động đối ngoại của Giáo hội là ngoại giao nhân dân và ngoại giao văn hóa.

GHPG Việt Nam có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực tham gia hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào của MTTQ Việt Nam, phát động phong trào thi đua yêu nước để thực hiện sống tốt đời đẹp đạo.

GHPG Việt Nam có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực tham gia hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào của MTTQ Việt Nam, phát động phong trào thi đua yêu nước để thực hiện sống tốt đời đẹp đạo.

Ngoài việc tiếp tục củng cố mối quan hệ với Phật giáo các nước trên thế giới, chúng ta củng cố phát huy vai trò là thành viên của mình trong các tổ chức Phật giáo quốc tế như GHPG Việt Nam là thành viên sáng lập của Hội Liên hữu Phật giáo thế giới, là thành viên sáng lập của Liên minh Phật giáo toàn cầu, là thành viên của Ủy ban Tổ chức quốc tế tại VESAK Liên Hiệp Quốc… GHPG Việt Nam rất chủ động, tích cực trong các hoạt động này. Trước kia, chúng ta chỉ thực hiện các chương trình giao lưu theo đề nghị của bạn hay tổ chức Phật giáo trên thế giới hoặc tổ chức quốc tế, nhưng trong thời gian gần đây, GHPG Việt Nam rất chủ động tham gia hội nghị, hội thảo về Phật giáo, về đối ngoại tôn giáo, đưa ra những quan điểm, giải pháp, sáng kiến để giải quyết vấn nạn toàn cầu mà con người đang phải đối diện trên góc nhìn của Phật giáo, trên tinh thần Việt Nam.

PV: Mở rộng quan hệ đối ngoại đã mang lại những lợi ích gì cho việc xiển dương những giá trị cao đẹp của Phật giáo Việt Nam, thưa thượng toạ?

- GHPG Việt Nam đã chủ động mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước truyền thống Phật giáo như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Myanmar, Ấn Độ… đồng thời chủ động mở rộng quan hệ đối ngoại với các tổ chức Phật giáo của châu Âu, Mỹ, Australia… nơi có cộng đồng người Việt đang sinh sống. Việc mở rộng quan hệ đối ngoại Phật giáo giúp chúng ta tăng cường giao lưu hữu nghị giữa Việt Nam với các nước, đồng thời có cơ hội để chăm sóc đời sống tâm linh cho cộng đồng người Việt đang sinh sống ở nước ngoài. Hiện nay, GHPG Việt Nam có mối quan hệ thân hữu, đồng thời đã thành lập được các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài như tại châu Âu có Pháp, Ba Lan, CH Séc, Đức, Hy Lạp, Slovakia, Hungary; tại Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và kể cả châu Phi chúng ta cũng có Hội Phật tử Việt Nam tại Mozambique, Angola.

Thông qua 3 lần tổ chức thành công Đại lễ VESAK Liên Hiệp Quốc đã khẳng định vai trò, vị thế của GHPG Việt Nam trong hội nhập quốc tế, trong quan hệ đối ngoại.

Thông qua 3 lần tổ chức thành công Đại lễ VESAK Liên Hiệp Quốc đã khẳng định vai trò, vị thế của GHPG Việt Nam trong hội nhập quốc tế, trong quan hệ đối ngoại.

Đồng thời, GHPG Việt Nam đã tiếp đón nhiều phái đoàn Phật giáo các nước cũng như mời các nước đến thăm Việt Nam, trao đổi về pháp môn tu tập để mong muốn bạn bè quốc tế hiểu hơn về Phật giáo Việt Nam, về văn hóa và con người Việt Nam. Không chỉ với các tổ chức Phật giáo, GHPG Việt Nam cũng chủ động với các tổ chức quốc tế với tinh thần đối ngoại đa phương như Liên Hiệp Quốc hay các tổ chức về nhân quyền của Mỹ… GHPG Việt Nam chủ động tiếp đón và có những trao đổi với tổ chức đó để họ hiểu hơn về đường lối tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Qua các cuộc tiếp xúc đó, cộng đồng thế giới thấy rằng Việt Nam rất tự do về tôn giáo, không giống như những gì họ nghe được từ bên ngoài một cách phiến diện.Bên cạnh đó, GHPG Việt Nam còn chủ động mời những vị nguyên thủ quốc gia đến thăm GHPG Việt Nam.

Cụ thể, năm 2014, GHPG Việt Nam đã mời Thủ tướng Sri Lanka đến tham dự Đại lễ VESAK Liên Hiệp Quốc; năm 2016, nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Việt Nam, GHPG Việt Nam đã chủ động có lời mời Thủ tướng đến thăm GHPG Việt Nam, được Thủ tướng Ấn Độ nhận lời và đã có một chuyến thăm rất thành công. Đồng thời, trong Đại lễ VESAK Liên Hiệp Quốc tổ chức lần thứ 3 tại Việt Nam vào tháng 5-2019 vừa qua, GHPG Việt Nam chủ động mời các vị nguyên thủ quốc gia và đã được đón nhận sự tham dự của Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Nepal, Phó Tổng thống - Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ, Chủ tịch Thượng viện Nepal và Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc. Điều đó đã thể hiện hoạt động đối ngoại của GHPG Việt Nam. Đặc biệt, thông qua 3 lần tổ chức thành công Đại lễ VESAK Liên Hiệp Quốc đã khẳng định vai trò, vị thế của GHPG Việt Nam trong hội nhập quốc tế, trong quan hệ đối ngoại.

GHPG Việt Nam vẫn có mối quan hệ bang giao gần gũi để gìn giữ những di sản của Việt Nam tại nước ngoài.

GHPG Việt Nam vẫn có mối quan hệ bang giao gần gũi để gìn giữ những di sản của Việt Nam tại nước ngoài.

Năm 2008, chúng ta tổ chức thành công VESAK tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, năm 2014 tại chùa Bái Đính, Ninh Bình và năm 2019 tại chùa Tam Chúc, Hà Nam với sự tham dự của 112 quốc gia, vùng lãnh thổ với hơn 1.650 đại biểu quốc tế. Những sự kiện này đã khẳng định được hoạt động đối ngoại của GHPG Việt Nam rất chủ động, tích cực trong việc định hướng cho hoạt động quốc tế trong khu vực cũng như trên thế giới. Điều này được chính các Chư tôn đức lãnh đạo thế giới cũng như Hòa thượng GS-TS Phra Bhammapundit - Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ VESAK Liên Hiệp Quốc - đã khẳng định trong bài phát biểu tại Đại lễ VESAK rằng “GHPG Việt Nam đã đưa ra một tiêu chuẩn mới cho các hoạt động quốc tế”.

PV: Theo thượng toạ, đâu là nguyên nhân căn bản để GHPG Việt Nam đạt được những thành quả đó?

- Để có được sự ghi nhận này, trước hết là sự thừa hưởng thành tựu hoạt động quốc tế của Chư tôn đức, cao tăng của GHPG Việt Nam trong lịch sử. Nhìn lại lịch sử, có thể nói rằng, từ xa xưa, các vị sư thường là những vị đi sứ giúp cho triều đình trong việc đối ngoại quốc tế. Trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, Chư tôn đức lãnh đạo GHPG Việt Nam ngoài việc chấn hưng Phật giáo, xây dựng tổ chức Giáo hội, đã đặt nền móng cho các hoạt động đối ngoại và hoạt động Phật giáo quốc tế. Chính vì vậy, cố Hòa thượng Thích Tố Liên đã trở thành thành viên sáng lập của Hội Liên hữu Phật giáo thế giới được thành lập tại Colombo của Sri Lanka năm 1950. Từ những ngày đó, cố Hòa thượng Thích Trí Hải đã sang Trung Quốc để đặt mối quan hệ bang giao, tìm hiểu Phật giáo của nước bạn và sang Lào, Thái Lan để đặt mối quan hệ bang giao quốc tế. Nhờ vậy, ngày nay chúng ta mới có những di sản Phật giáo, các ngôi chùa Việt Nam ở Thái Lan mà hiện nay chúng ta rất tự hào khi hệ, phái Phật giáo biến tông của chúng ta có truyền thống hơn 250 năm tại Thái Lan và hơn 20 ngôi chùa Việt Nam, ở đó các sư thầy Thái Lan trụ trì nhưng tụng kinh bằng tiếng Việt.

Giáo hội đã thông báo đến các Ban Trị sự để tập hợp các dữ liệu và GHPG Việt Nam sẽ điều hành trên ứng dụng của khoa học công nghệ đó, ứng dụng kỹ thuật số, mạng xã hội để hiệu quả và phù hợp với xã hội.

Giáo hội đã thông báo đến các Ban Trị sự để tập hợp các dữ liệu và GHPG Việt Nam sẽ điều hành trên ứng dụng của khoa học công nghệ đó, ứng dụng kỹ thuật số, mạng xã hội để hiệu quả và phù hợp với xã hội.

GHPG Việt Nam vẫn có mối quan hệ bang giao gần gũi để gìn giữ những di sản của Việt Nam tại nước ngoài. Hoạt động quốc tế của GHPG Việt Nam đạt nhiều thành tựu với những chuyến hoằng pháp sang châu Âu, các nước tại Đông Âu, Nga, Mỹ, Australia để phục vụ cho cộng đồng bà con ở nước ngoài để hướng bà con về Tổ quốc thân yêu, để gìn giữ văn hóa Việt Nam ở nước ngoài. Việc gìn giữ văn hóa Phật giáo chính là gìn giữ huyết mạch của dân tộc, văn hóa dân tộc. Cho nên đây chính là một trong những thành tựu mà GHPG Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua.

PV: Thưa Thượng toạ, ngày nay, với sự phát triển của công nghệ 4.0 và trí tuệ nhân tạo, tại một số nước trên thế giới đã dùng người máy để giảng kinh Phật và ứng dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động trong các ngôi chùa. Thượng tọa quan niệm thế nào về vấn đề này?

- Hiện nay, Phật giáo các nước đã sử dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ 4.0 vào trong các hoạt động như chùa Linh Quang ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã sử dụng người máy để tiếp đón Phật tử và thuyết giảng, ở Nhật Bản cũng đã sử dụng người máy trong nhiều năm gần đây. Đối với GHPG Việt Nam, đạo Phật là khoa học. Chính vì vậy, chúng tôi đón nhận những thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong mọi mặt của đời sống, và công tác Phật sự của Giáo hội không nằm ngoài chuyện đó. GHPG Việt Nam chủ động trong việc ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng 4.0. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi chúng ta phải chủ động trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào đời sống. GHPG Việt Nam tuy chưa sử dụng trí tuệ nhân tạo, người máy, nhưng đã sử dụng rất nhiều công nghệ trong các hoạt động. GHPG Việt Nam đã khai trương mạng xã hội buda.vn, đó là nơi sinh hoạt của cộng đồng Phật tử. Cho nên theo tôi, việc áp dụng trí tuệ nhân tạo, trong thời gian tới là phải áp dụng cho các hoạt động hoằng pháp. GHPG Việt Nam đã bắt đầu xây dựng văn phòng điều hành điện tử đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội dựa trên nền tảng của Chính phủ điện tử. Giáo hội đã thông báo đến các Ban Trị sự để tập hợp các dữ liệu và GHPG Việt Nam sẽ điều hành trên ứng dụng của khoa học công nghệ đó, ứng dụng kỹ thuật số, mạng xã hội để hiệu quả và phù hợp với xã hội.

GHPG Việt Nam lấy giới luật để điều chỉnh các hoạt động Phật sự.

GHPG Việt Nam lấy giới luật để điều chỉnh các hoạt động Phật sự.

PV: Có một thực tế là chùa to tượng lớn hay việc phát triển theo xu thế hiện đại thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người, đó là tăng tài, tăng ni. Gần đây xảy ra một số câu chuyện liên quan đến sự xuống cấp của một số vị sư sãi tại một số ngôi chùa, vậy việc khắc phục của GHPG Việt Nam là như thế nào về hiện tượng những người này núp bóng nhà chùa để thực hiện hành vi mê tín dị đoan. Thượng tọa có thể nói rõ hơn để tạo được niềm tin Chính pháp?

- Những hiện tượng này đã có nhưng rất nhỏ. Tuy nhiên, GHPG Việt Nam không coi đó là việc nhỏ. Giáo hội đã chủ động trong việc chấn chỉnh sinh hoạt tăng ni tại các viện, đặc biệt là các tăng ni trẻ. Khi đứng trước nhu cầu của xã hội mà không xác định được thì phải lấy Chính pháp làm cốt lõi để khuyên bảo Phật tử. Sự vào cuộc của GHPG Việt Nam rất nhanh chóng kịp thời.

Điều này được chính các cơ quan Nhà nước, MTTQ Việt Nam chủ động xử lý, với tinh thần trí tuệ, kỷ cương, theo lời dạy của Đức Phật, GHPG Việt Nam lấy giới luật để điều chỉnh các hoạt động Phật sự. Những việc đó đã xảy ra nhưng cũng được chấn chỉnh nhanh chóng, lấy lại được niềm tin của xã hội. Thời gian tới, trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập của xã hội, nhiều vấn đề sẽ phát sinh. Với tinh thần kỉ cương, GHPG Việt Nam luôn luôn chấn chỉnh sinh hoạt tăng ni, coi việc đào tạo, giáo dục tăng ni là căn bản, trọng yếu để xây dựng Chính pháp, phát triển Giáo hội của mình.

Trong suốt thời gian qua, các hoạt động từ thiện xã hội được thực hiện rất tốt. GHPG Việt Nam đã ký kết phối hợp công tác với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam để qua các mạng lưới Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, việc đem lại từ thiện xã hội cho đồng bào được tốt hơn.

Trong suốt thời gian qua, các hoạt động từ thiện xã hội được thực hiện rất tốt. GHPG Việt Nam đã ký kết phối hợp công tác với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam để qua các mạng lưới Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, việc đem lại từ thiện xã hội cho đồng bào được tốt hơn.

PV: Đồng hành cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, trong thời gian qua, Phật giáo Việt Nam đã thể hiện vai trò rất tốt trong những hoạt động từ thiện, hiến máu nhân đạo. Thượng tọa có thể chia sẻ rõ hơn về hoạt động này và chúng ta cần phối hợp như thế nào trong thời gian sắp tới để những hoạt động này hướng tới cộng đồng nhiều hơn?

- GHPG Việt Nam coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. Trong suốt thời gian qua, các hoạt động từ thiện xã hội được thực hiện rất tốt. GHPG Việt Nam đã ký kết phối hợp công tác với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam để qua các mạng lưới Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, việc đem lại từ thiện xã hội cho đồng bào được tốt hơn. GHPG Việt Nam cũng chủ động phối hợp với MTTQ Việt Nam các cấp trong từ thiện xã hội, hưởng ứng cuộc vận động của MTTQ trong phong trào xóa đói giảm nghèo, không ai bị bỏ lại phía sau. Đối với một số hoạt động, GHPG Việt Nam đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ về các hoạt động từ thiện như phát quà, xây dựng trường học, bảo hiểm xã hội, hiến máu nhân đạo. Riêng hiến máu nhân đạo và hiến tặng mô tạng, GHPG Việt Nam cũng đi đầu. Trong thời gian qua, Ban Trị sự các tỉnh, thành phố và các chùa như Vĩnh Nghiêm, Giác Ngộ, Học viện Phật giáo Việt Nam đã làm rất tốt việc này tại Huế, Hà Nội. Vừa rồi, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Sóc Sơn Hà Nội đã tổ chức buổi hiến máu nhân đạo. Tăng ni rất tích cực trong hoạt động này đồng thời tích cực kêu gọi các Phật tử hiến mô tạng. Tại chùa Giác Ngộ, TPHCM, Thượng tọa Thích Nhật Từ kêu gọi hơn 500 người tham gia đăng ký hiến tạng, hay tại Học viện ở Sóc Sơn Hà Nội cũng đều có các hoạt động tương tự.

Bản thân chúng tôi đã đăng ký hiến mô tạng từ rất lâu và kêu gọi đồng bào Phật tử hiến tạng. Hay tại chùa Lim Bắc Ninh, khi giảng giải kêu gọi đồng bào, có những Phật tử hiến mô tạng khi họ còn sống.

Hoạt động đối ngoại quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu với những chuyến hoằng pháp sang châu Âu, các nước tại Đông Âu, Nga, Mỹ, Úc để phục vụ cho cộng đồng bà con ở nước ngoài, hướng bà con về Tổ quốc thân yêu.

Hoạt động đối ngoại quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu với những chuyến hoằng pháp sang châu Âu, các nước tại Đông Âu, Nga, Mỹ, Úc để phục vụ cho cộng đồng bà con ở nước ngoài, hướng bà con về Tổ quốc thân yêu.

PV: Thưa Thượng toạ, sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đối với sự phát triển của các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, trong đó, điểm nổi bật là Luật Tín ngưỡng -Tôn giáo được ban hành. Những điều đó thời gian qua đã được thể hiện như thế nào, Thượng tọa có thể nói rõ hơn về điều này?

- GHPG Việt Nam được thành lập để thừa hưởng tinh thần hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài mấy nghìn năm lịch sử. Từ khi thành lập năm 1981, GHPG Việt Nam trở thành thành viên tích cực của MTTQ Việt Nam. Trong suốt quá trình hoạt động, Giáo hội luôn luôn hướng dẫn Phật tử thực hiện phục đạo, yêu nước và với phương châm của GHPG Việt Nam là Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chính phương châm đó đã thể hiện tính đồng hành của tăng ni Phật giáo Việt Nam. Trong suốt quá trình hoạt động, GHPG Việt Nam đã đón nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam các cấp đã quan tâm tới những hoạt động của tăng ni, Phật tử. Trong hoạt động đó đã thể hiện sự phối hợp chặt chẽ trước hết là thực hiện bổn phận trách nhiệm của người Phật tử là chăm lo cho cộng đồng, cho Phật tử, cho chúng sinh… và chính việc chăm lo đó phù hợp, đồng hành với việc Đảng, Nhà nước luôn chăm lo cho người dân.

Chúng ta gặp nhau ở điểm là cùng chăm lo cho đồng bào và nhân dân. Trong quá trình đó, GHPG Việt Nam có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực tham gia hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào của MTTQ Việt Nam, phát động phong trào thi đua yêu nước để thực hiện sống tốt đời đẹp đạo. Ý kiến, nguyện vọng của tăng ni Phật tử đều được các lãnh đạo Đảng, Nhà nước xem xét, ứng theo luật, quy định đối với tôn giáo nói chung.

Luật Tín ngưỡng tôn giáo từ khi ra đời đã phát huy được tất cả tín ngưỡng tôn giáo của các tổ chức tôn giáo, xây dựng tinh thần đoàn kết để tập trung phát triển, xây dựng đất nước.

Luật Tín ngưỡng tôn giáo từ khi ra đời đã phát huy được tất cả tín ngưỡng tôn giáo của các tổ chức tôn giáo, xây dựng tinh thần đoàn kết để tập trung phát triển, xây dựng đất nước.

Nghị quyết 25 của Đảng đã xác định tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, đã mở đường cho sự phát triển của tôn giáo và sự ra đời của Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo. Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo ra đời đã mở ra đời sống mới cho tôn giáo khi được bày tỏ niềm tin vào tín ngưỡng của mình, đồng thời tham gia vào các hoạt động xã hội, góp ích cho đời nhiều hơn. Trên cơ sở nền tảng của Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo đó, chúng ta rất phấn khởi khi Quốc hội chính thức phê chuẩn Luật Tín ngưỡng tôn giáo. Luật này ra đời đã đem lại sự chủ động cho các tôn giáo tham gia vào các hoạt động như từ thiện xã hội, y tế, giáo dục của tôn giáo.

Trong năm vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã gặp gỡ và biểu dương các chức sắc tôn giáo và khẳng định: “Tôn giáo là nguồn lực quan trọng của xã hội, đóng góp vào quá trình xây dựng, phát triển đất nước”. Từ việc chúng ta chỉ coi tôn giáo là một nhu cầu của bộ phận người dân thì Đảng, Nhà nước đã xác định tôn giáo là nguồn lực của xã hội, đóng góp, tham gia vào phát triển xã hội. Điều này đã mở ra sự phát triển tôn giáo. Đó chính là sự đúng đắn của Luật Tín ngưỡng tôn giáo. Luật Tín ngưỡng tôn giáo từ khi ra đời đã phát huy được tất cả tín ngưỡng tôn giáo của các tổ chức tôn giáo, xây dựng tinh thần đoàn kết để tập trung phát triển, xây dựng đất nước.

Mỗi người có thể có những niềm tin khác nhau, nhưng niềm tin chính là lòng yêu nước, xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trân trọng cảm ơn Thượng toạ!

Tác giả bài viết: Hạnh Nhân (thực hiện)

Nguồn tin: Theo phatgiao.org.vn