Góc nhìn từ công tác quản lý truyền thông trong thời đại 4.0

Góc nhìn từ công tác quản lý truyền thông trong thời đại 4.0
Vào lúc 02h30 chiều, ngày 01/11/2019, tại Hội trường chùa Thiên Châu (TP. Tân An, tỉnh Long An), với chủ đề: “Góc nhìn từ công tác quản lý truyền thông trong thời đại 4.0” và thông tin dư luận về một số vấn đề trong Phật giáo trên mạng interet” do Nhà báo Nguyễn Thanh Lâm – Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử Bộ Thông tin Truyền thông chia sẻ đến chư Tôn đức Tăng Ni 63 tỉnh,thành trực thuộc Ban TT-TT Phật giáo cấp tỉnh.

Nhà báo Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ: Người sử dụng mạng xã hội qua cách nhìn của lăng kính, sự nhận thức của người làm báo chí – truyền thông, cần phải phân biệt cũng như kiểm soát các trang mạng chính thống, vì tính chất sử dụng những thông tin giả mạo, tin xấu phi chính thống, không mang lại tầm quan trọng của thông tin truyền thông. Bên cạnh đó, vấn đề chúng ta cần tiếp cận báo chí là rà quét đến thông tin truyền thông Phật giáo từ thời điểm nhất định, đưa ra phương án xử lý giải quyết các tin tiêu cực và tin tích cực. Đồng thời, người quản lý phải luôn giám sát tổng thể trên trang mạng xã hội, quản lý tạo ra sản phẩm phong phú, để cho người cập nhật cảm nhận được sự an toàn khi đăng tải thông tin.

Theo đó, ông cũng nói rằng cần phân bổ bài viết theo từng sự kiện nổi bật, trên trang thông tin truyền thông. Với hơn 500 trang mạng xã hội, sự lan tỏa thông tin rất lớn và nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn. Vì vậy, người quản lý, quản trị trang mạng và người viết báo phải cần giám sát, cập nhật và viết bài phản biện, khi có những thông tin xấu mà các trang mạng xã hội đăng tải trên internet.

Trên các trang xã hội, có nhiều người làm báo rất chuyên nghiệp, nhưng do thiếu đi sự nhận thức về tầm quan trọng của sự việc, gây ảnh hưởng xấu đến tập thể hay cá nhân, làm mất ổn định trong xã hội. Môi trường truyền thông hiện nay, xu hướng lan tỏa các vấn đề tiêu cực đã phát sinh và gây khủng hoảng trên mạng xã hội. Người đứng đầu cơ quan, điều hành các đoàn thể, khi xảy ra vấn đề tiêu cực cần phải đưa ra được phương án xử lý khủng hoảng truyền thông cũng như chấn chỉnh lại vấn đề của dư luận.

Sự suy thoái của một số bộ phận phóng viên, thậm chí của một số tòa soạn báo chí, dễ gây ra khủng hoảng truyền thông, thậm chí kích động tâm lý trong quần chúng nhân dân. Vì vậy, chúng ta cần quản lý và bảo mật thông tin, hình ảnh, và xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào mới gọi là đúng cách. Hơn nữa, khi xử lý khủng hoảng thông tin truyền thông, chúng ta có thể kiến nghị lên các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, để nhận được sự trợ giúp từ lãnh đạo các ban, ngành của nhà nước.

Qua buổi chia sẻ, giúp người học hiểu hơn về cách quản lý cũng như xử lý khủng hoảng truyền thông trên các trang mạng xã hội hiện nay.

Tác giả bài viết: Tin: Huệ Nghiêm, ảnh: Minh Lực