Một nhân duyên - Phật Giáo Việt Nam
04:40 +07 Thứ ba, 14/05/2024

Một nhân duyên

Thứ ba - 22/05/2012 06:15
(HDPT) - Nhiều năm qua những hình ảnh của Bác do tôi sưu tầm vẫn luôn gây ấn tượng xúc động đối với chư tôn đức Hòa thượng,Thượng tọa,Đại đức tăng ni phật tử mỗi khi tôi cúng dường, món quà lưu niệm đặc biệt này đã theo chư tôn đức Hòa thượng trao tặng cho những nhân vật quan trọng đối với Giáo hội Phật giáo Việt nam khắp mọi nơi trong và ngoài nước.
 

 

 

 

 

 

 

    Nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác ,lúc nào tôi cũng muốn ôn lại tất cả những kỷ niệm với niềm tự hào về gia đình và lòng tôn kính Bác Hồ kính yêu!,Bản thân tôi đã được thừa hưởng một tài sản vô cung quý giá đó là tập tư liệu Bác Hồ với Phật giáo, những nhân duyên tôt lành đó đã trợ giúp cho tôi thêm trí tuệ và tinh thần đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp Hoằng dương chính pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam .

 

Nhân duyên về Bộ sưu tập ảnh Bác Hồ với Phật giáo

 

   Gia đình  tôi là một trong những gia đình Việt kiều yêu nước ,hồi hương năm 1960 vinh dự được Bác Hồ đích thân ra đón. Theo yêu cầu của bà nội, gia đình tôi  ở lại thành phố Hải Phòng mặc dù Ba Mẹ tôi  được phân công tác  về tại Hà Nội, có lẽ do phong cảnh sông nước êm đềm bình yên, gợi nhớ dòng sông MÊ Kông giống nơi bà sinh sống nên bà nội muốn ở lại Hải Phòng.bên cạnh sông Tam Bạc . Thời thơ ấu nhiều kỷ niệm gợi cho tôi bao kính trọng và tự hào về gia đình mình đó là những tấm ảnh, bà nội cùng cả gia đình tôi chụp cùng Bác Hồ sau những năm gia đình trở về nước, Bác đã tới thăm hỏi,chúc tết  tại nhà vào dịp năm mới. Trong những câu chuyện xưa của  bà nội và ba mẹ kể lại.  Những tấm ảnh chứa đựng một tình cảm thiêng liêng của Bà nội  với một niềm kính trọng sâu sắc đối với Bác, được bà gói ghém cẩn thận thỉnh thoảng bà lại mở ra ngắm các tấm hình và kể cho tôi nghe những năm tháng Bác Hồ làm việc và sống tại gia đình khi đó Bác đã ở tại nhà ông bà nội của tôi, vinh dự nhất  Bác đã đặt tên cho Ba tôi và các cô chú trong gia đình là Cách Mệnh Thành Công, lần nào tâm sự bà cũng khóc vì xúc động. Sau này lớn lên tôi rất tự hào về gia đình mình, qua báo chí sách vở tài liệu viết về Bác hoạt động tại Thái Lan. Qua nhiều năm tháng biến đổi  trong chiến tranh, khi trưởng thành tôi  đi học xa nhà  tôi không còn thời gian để nhớ đến những kỷ niệm của gia đình, Bà nội và Ba tôi  cũng đã qua đời  năm tháng cứ thế trôi đi xòa mờ ký ức tuổi thơ.

 

     Mãi đến năm 1988, các vị lãnh đạo Cách Mạng là bạn thân của Ba tôi đến thăm gia đình và nói đang  đi sưu tầm, tiếp nhận tài liệu và hiện vật của các cán bộ lão thành cách mạng, những người đã được làm việc và gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó có danh sách gia đình tôi để bổ sung tài liệu qúy về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Bảo tàng chưa có, những tư liệu hiện vật và di tích lịch sử  quan hệ đến đời sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, sự nghiệp tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người thông qua những tư liệu, hiện vật và di tích đó, mẹ tôi buồn bã  cho biết -  trong chiến tranh một tập tài liệu có nhiều giấy tờ quý giá đã thất lạc làm bà tôi và ba tôi  đau khổ nhiều năm  cho đến khi mất. Anh em chúng tôi xót xa nuối tiếc, lúc đó tôi mới cảm nhận được những phút giây lịch sử đựoc nghi nhận trong giây lát không bao giờ diễn lại đươc nữa.

 

    Năm 1990, Bảo tàng Hồ Chí Minh chuẩn bị khánh thành, vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh anh em tôi được đón vào để nghe giới thiệu trực tiếp tài liệu, hiện vật trưng bày tại Bảo tàng; tổ chức triển lãm chuyên đề, nói chuyện; cung cấp tư liệu; phối hợp  với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng các chương trình tuyên truyền ... nhân ngày lễ lớn của đất nước. 

 

     Do phúc duyên của gia đình và uy tín của các vị lão thành bạn của Ba tôi, tôi may mắn được các vị lãnh đạo Bảo tàng cho phép vào trong kho thư viện của bảo tàng tham quan, tôi biết việc vào kho tư liệu lúc này hết sức khó khăn và phức tạp ...Bước vào phòng lưu trữ tư liệu, tôi thật choáng ngợp vời hàng ngàn chuyên đề sách, báo, tạp chí…viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, có rất nhiều sách báo viết về Bác hoạt động tại Thái Lan, trong đó có tên tuổi của ông bà nội tôi, đặc biệt làm tôi quan tâm là kho phim ảnh của Bác nhiều tư liệu quí, được  sưu tầm, tiếp nhận từ các cơ quan, cá nhân ở trong và ngoài nước.  Hàng nghìn đơn vị tài liệu, hình ảnh, hiện vật được bổ sung vào trong kho  tư liệu , giúp cho việc nghiên cứu trưng bày, giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh  đầy đủ, phong phú hơn. Theo thỉnh  cầu của tôi, các anh chị trong Bảo tàng đã hướng dẫn tôi đến kho tư liệu ảnh chuyên đề về Tôn giáo và dân tộc, tôi thật sự say mê và bị cuốn hút hoàn toàn, thật quý giá vô cùng khi tôi chiêm ngưỡng  tập ảnh tư liệu  Bác Hồ lễ Phật tại chùa Quán Sứ và một số ảnh Bác chụp cùng các vị Cố đại lão Hòa Thượng trong Giáo Hội Phật giáo ,(khổ ảnh rất nhỏ) .. tôi ao ước được lưu giữ tư liệu quý đó, các anh chi ban lãnh đạo bảo tàng và các bác bạn của Ba tôi tạo nhiều điều kiện giúp đỡ, cho nhóm kỹ thuật phiên bản  lại những ô phim đen trắng, (lúc đó chưa có kỹ thuật số ). Trong tâm trạng tôi lúc này là sự biết ơn vô hạn  vui mừng  như được trao tặng một phần thưởng  cao  quy.  Đâythật sự  là  duyên lành của  gia đình và Giáo hội đã để lại  riêng cho tôi được thừa hưởng tài sản thiêng liêng giá trị không thể tính được bằng vật chất .

 

   Nhiều  năm qua những hình ảnh của Bác do tôi sưu tầm vẫn luôn gây ấn tượng xúc động đối với chư tôn đức Hòa thượng,Thượng tọa, Đại đức tăng ni phật tử mỗi khi tôi cúng dường, món quà  lưu niệm đặc biệt này đã  theo chư tôn đức Hòa thượng trao  tặng  cho những nhân vật quan trọng đối với  Giáo hội Phật giáo  Việt nam khắp mọi nơi trong và ngoài nước. Chính từ nhân duyên đó  tôi  ngày càng trân trọng tư liệu ảnh  của Phật giáo tôinghĩ đó cũng là công đức nhỏ bé  góp phần viết lên  lịch sử Phật giáo Việt Nam trong các thời kỳ vàng son. 

 

   Vào dịp kỷ niệm ngày sinh nhật Bác hằng năm Hội Việt Kiều Thái Lan thường tổ chức giao lưu chia sẻ , cùng nhau ôn lại lịch sử những năm tháng Người sống trên đất Thái . Chúng tôi đến thăm một trong những người bạn  thân của gia đình tôi là  ông Vĩnh Bao người mà Hội Việt Kiều thường gọi một cái tên   thân thiện là  nhà Sưu tập Vĩ đại . Trên tầng 2 nhà ông  dành riêng để trưng bày hình ảnh của bác Hồ trong các thời kỳ lịch sử ,các bộ sưu tập tranh ảnh sách báo tính ra  khoảng hàng nghìn  tư liệu , từng mẩu truyện ngắn ,thơ , thư  của Việt Kiều viết gửi Bác ,ông sưu tầm từ mẩu giấy nhỏ nhất ,cắt dán  trưng bày  đầy nhà .  niềm say mê  của ông thể hiện  tấm lòng thành kính yêu quý Bác , cuộc sống của ông là niềm  tự hào và vinh dự được  giới thiệu với mọi người công trình  sưu tập này 

 

   Có một bức hình trưng  bày  trang trọng giữa nhà đó là hinh một vị sư ôm bình bát ,trông rất  cảm động .  được biết một số chùa  treo trong phòng khách . Tôi  thật sự ấn tượng và muốn tìm hiểu  nguồn gốc  của bức ảnh này ,sau khi tôi hỏi ,ông vui vẻ ,hăng  hái, say sưa  nhiệt tình thuyết trình  ,Đó là bức hình của một Việt kiều vì kính ngưỡng Bác ,đã vẽ lại trong trí nhớ hình ảnh Bác trong vai nhà sư hoạt động tại Băng Cốc ở tại chùa của Cụ Sư Ba - Hòa Thượng Thích Bình Lương ,đó không phải ảnh chụp mà chỉ là vẽ lại thôi , Đây là bản gốc họ đã trao tặng lại cho tôi để lưu giữ tại đây . 

 

   Tham quan kho tư liệu , bảo tàng nhỏ này tôi vô cùng ngưỡng mộ ông ,tôi chợt nghĩ và cảm thấy buồn vì sợ một ngày nào đó , con cháu của ông không thể  giữ gìn được tài sản  thiêng liên quý giá này  như ông suốt đời nâng niu và trân trọng ..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người sưu tập những kỷ vật thiêng liêng của Bác 

 

   Xuất phát từ tình cảm yêu mến, kính trọng đặc biệt đối với Bác Hồ, ông Ngô Vĩnh Bao (sống tại Hào Nam, Hà Nội) luôn có ý thức gìn giữ những gì liên quan đến Bác. Từ những bài báo, bức ảnh hay cuốn sách về Người ông đều lưu giữ và xem đó là kỷ vật thiêng liêng của cuộc đời  mình.

 

   Gia đình ông  là Việt kiều Thái Lan hồi hương. Khi đất nước còn chiến tranh, ông vào quân đội và tham gia chiến đấu ở chiến trường B. Hòa bình lập lại, ông được đi học Đại học  rồi về làm việc tại Bộ Ngoại giao. Sau đó được cử sang làm việc ở Tổng lãnh sự Việt Nam ở Thái Lan.

 

   Chính nhờ vậy,trong thời gian  công tác tại Thái Lan , mỗi khi rảnh rỗi ông Bao thường tìm đến khắp các vùng đất nơi Bác đã từng hoạt động, nương náu để sưu tầm những câu chuyện, hiện vật về Người. Để chuẩn bị cho mỗi chuyến đi như vậy, ông Bao thường dựa theo những tư liệu tìm hiểu được, có khi chỉ là những giai thoại truyền miệng để làm “bản đồ”, làm kim chỉ nam cho hành trình theo chân Bác.

 

   Ông đã sưu tầm mang lại những kỷ vật vô giá như chiếc phản gỗ, chiếc ghế Bác từng ngồi làm việc, viên gạch lát nền nhà ở bản Mạy (tỉnh Nakhon Phanom), hai chiếc chân đèn bằng gỗ Bác Hồ dùng năm 1929... Những kỷ vật này được ông cất cẩn thận như một phần máu thịt của mình suốt nhiều năm qua.

 

   Ông Ngô Vĩnh Bao còn giữ được 20 cuốn hồi ký của các Việt kiều từng hoạt động cùng Bác trong thời gian Người ở Thái. “Đọc hồi ký tôi biết họ đã cùng Bác đi đến những điểm nào, trong thời gian bao lâu. Ráp nối các chi tiết đó, tôi đã vẽ được toàn bộ hành trình của Bác đi qua chín tỉnh Thái Lan từ năm 1929-1931”, ông Bao nhớ lại.

 

   Riêng bản đồ hành trình, các tư liệu ghi chép Bác Hồ đã đi những đâu, gặp gỡ ai, ảnh tư liệu hay nhân chứng hành trình của Bác, ông Bao tập hợp trong ba tập dày.

 

   Trong nhiều năm trời, ông Bao đã dày công  tìm gặp và được bà con Việt Kiều  tặng lại rất nhiều hiện vật về Bác. Đôi khi chỉ là những vật dụng giản dị nhưng đã trở thành một vật thiêng của các kiều bào ta ở Thái Lan. Từ chiếc phản gỗ, ghế tựa, rìu sắt,.bát ăn, đôi đũa  .. Bác đã sử dụng tại Thái Lan ( năm 1929)  cho đến những tấm ảnh, huy hiệu Bác Hồ do chính bà con tự làm để tưởng nhớ khi Người ra đi - qua ngần ấy thời gian vẫn được gìn giữ rất cẩn thận. Đến nay, ông Ngô Vĩnh Bao đã thu thập được hàng trăm hiện vật, hàng ngàn bức ảnh, sách, tài liệu về Bác Hồ khi Bác hoạt động ở Thái Lan

 

   Đặc biệt, bằng những hiện vật, hình ảnh... ông đã tái hiện lại những nơi Bác đã từng đến bằng cách vẽ chi tiết trên bản đồ và ghi rõ thời gian Bác đến, lưu lại, gặp ai, làm việc gì... tâm trạng ,tình cảm  của Bác trong lúc đó ..Cho nên, chỉ cần xem trên bản đồ đó, người xem sẽ dễ dàng hình dung lại được hoàn cảnh hoạt động của Bác Hồ lúc bấy giờ như thế nào.

 

   Ông Bao đã rất kỳ công để tái hiện lịch sử. Ngoài thời gian đi tìm kiếm, thu thập các hiện vật, một công đoạn khác cũng đòi hỏi phải cần nhiều thời gian đó là việc thẩm định giá trị lịch sử của nó.

 

   Ông Bao khẳng định: “Tất cả những gì tôi trình bày ở đây là đã được đối chiếu rất cẩn thận với nguồn sách tiếng Thái Lan viết về Bác (ông Bao có thể coi là người có nhiều sách tiếng Thái viết về Bác Hồ nhất Việt Nam), thứ hai là căn cứ vào các hồi ký của những người đã từng làm việc với Bác, ba là gặp gỡ thế hệ Việt kiều trước năm 1945.

 

   Ông Bao cho biết thêm, độ chính xác của dữ liệu đã được ông đối chiếu với bộ Biên niên tiểu sử Hồ Chí Minh của NXB Chính trị quốc gia - NXB Sự thật, kết hợp với thông tin của những người đã từng gặp Bác, những di vật và hồi ký... Điểm đặc biệt của bộ sưu tập này là nhiều hình ảnh , di vật và sơ đồ, ít chữ, giúp người xem tiếp cận tư liệu về Bác một cách sinh động.

 

Diệu Nhân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này