Sự đóng của Cư sĩ Phật tử trong PGVN qua các thời kỳ - Phật Giáo Việt Nam
20:31 +07 Thứ sáu, 19/04/2024

Sự đóng của Cư sĩ Phật tử trong PGVN qua các thời kỳ

Thứ năm - 22/03/2012 07:18
Sự đóng của Cư sĩ Phật tử trong PGVN qua các thời kỳ

Sự đóng của Cư sĩ Phật tử trong PGVN qua các thời kỳ

(HDPT) - Giáo hội kịp thời cũng cố hàng ngũ Cư sĩ Phật giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho những vị có đạo tâm, tài đức tham gia Phật sự để Phật giáo có thể đóng góp hiệu quả việc bảo vệ truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
 

 

Trong Phật giáo tín đồ tại gia sau khi làm lễ Quy y Tam Bảo, phát nguyện giữ gìn 5 giới hoặc 8 giới được là Cư sĩ.


Kinh “Như thị ngữ 107” ghi: “Chúng xuất gia nhờ chúng tại gia cung cấp những đò dùng cần thiết như cơm ăn, áo mặc, nhà ở. Còn chúng tại gia thì nương vào chúng xuất gia mà tiếp nhận giáo pháp và phạm hạnh, cả hai giúp đỡ lẫn nhau, cùng tu hành chính pháp”.

Như vậy, Giáo hội như thân chim phải có hai cánh (tại gia-xuất gia) mạnh khỏe, cân bằng mới bay cao, bay cao được, theo kinh tạng pali.

Theo truyền thống Đại thừa, trong các kinh như Duy-ma-cật, kinh Thắng Man đều lấy Cư sĩ làm chủ mà thuyết Phật pháp. Vai trò hộ trì Tam Bảo, cứu độ chúng sinh, xây dựng quốc độ, từ nền tảng này mà trải qua các thời đại, cư sĩ đã đóng góp công đức rất lớn trong sự nghiệp phiên dịch kinh tạng, kiến tạo chùa tháp, phát triển văn học, mỹ thuật Phật giáo khắp nơi trên thế giới.

Riêng nước ta, tiếp thu Phật giáo đến nay đã hơn 2000 năm. Giáo lý Phật thấm nhuần lâu đời tạo thành nền tảng luân lý, đạo đức truyền thống của dân tộc.

Từ thế kỷ(TK) thứ I đến thế kỷ thứ X, Phật giáo là điểm tựa tinh thần của nhân dân Việt trước hiểm họa đồng hóa của Hán tộc ở phương bắc tràn sang. Chùa chiền là nơi nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, bản sắc văn hóa của dân tộc suốt 1000 năm Bắc thuộc. Dựa vào tiềm lực của quần chúng Phật tử mà các lãnh tụ yêu nước như hai bà trưng, Bà Triệu, Lý Phật Tử, Triệu Quag Phục, Ngô Quyền... nối tiếp nhau trường kỳ kháng chiến chống ngoại xâm.

Từ năm 968, nước Việt thoát nạn Bắc thuộc trải qua các triều đại Đinh(968-979), tiền Lê (980-1009), Lý (1010-1224), Trần (1225-1413) Phật giáo là hệ tư tưởng chính làm nền tảng cho việc trị quốc an dân.

Suốt hơn 1000 năm, trên từ hoàng gia, triều đình, dưới đến các tầng lớp xã hội đại đa số đều tín ngưỡng Phật giáo, hộ trì Tam Bảo. Chùa chiền xây dựng khắp nơi, Tam Tang kinh điển được in ấn truyền bá rộng rãi, Tăng già được tôn trọng, làm mô phạm cho vua chúa, nhân dân sống và thực hành tu tập theo bổn phận người Cư sĩ. Tiến xa hơn thì hướng đến lý tưởng Bồ-tát gia phục vụ xã hội, cứu độ chúng sanh. Thời đại hưng thịnh này không chỉ xuất hiện nhiều bậc cao Tăng nhu Khuông Việt, Vạn Hạnh, Không Lộ, Mãn Giác... mà còn xuất hiện nhiều bậc Cư sĩ kiệt xuất đã xuất đã lại sự nghiệp ti lớn đối với dân tộc, đạo pháp như Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), Lý Thường Kiệt, Trần Thái Tông (Trần Cảnh), Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Quốc Tuấn...

Sau thời Trần, nước ta lại bị giặc Minh xâm chiếm đô hộ gần 30 năm. Những thành tựu rực rỡ về văn hóa, học thuật, của dân tộc lại bị quân xâm lược phương Bắc phá hủy, tiêu diệt để tiến hành chính sách đồng hóa vô cùng thâm độc. Sau khi giành lại chủ quyền chủ quyền đất nước, dưới triều Lê (1428-1789), Nho giáo được xem là hệ tư tưởng chính thống, có lợi cho việc xây dựng chế độ quân chủ chuyên chính. Phật giáo bị triều đình quản lý chực chẽ nhằm hướng vào việc phục vụ nghi lễ cúng bái. Cư sĩ Phật giáo thời đại này chỉ duy trì tín tâm bằng các hoạt động tu tạo, bảo tồn chùa chiền trong thôn xóm để sinh hoạt dung hợp với tín ngưỡng dân gian.

Tuy nhiên, kể từ lúc chúa Nguyễn Hoàng được triều đình vua Lê-chúa Trịnh cho vào trấn thủ Thuận Quảng thì đạo Phật ở xứ Đàng trong bước vào gia đoạn phát triển nhanh chóng. Hơn 200 năm (1558-1774), 8 đời chúa Nguyễn nối nhau tận lực hộ trì khiến cho Phật pháp hưng thịnh, thấm nhuần khắp vùng đất mới từ Thuận Quảng cho đến Hà Tiên, Châu Đốc. Nổi bậc nhất là công đức của các Cư sĩ Hưng Long Nguyễn Phước Chu (1675-1774), Minh Thiện Nguyễn Phước Thuần (1653-1675), Tịnh Tín Trần Đình An...

Bước sang triều Nguyễn (1802-1945), nền quân chủ Nho giáo càng lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu canh tân, phát triển đất nước. Đến giữa TK XIX thì Việt Nam bước vào khúc quanh đen tối, phải đương đầu với làn sóng xâm lược từ phương Tây tràn qua. Kết quả đất nước bị thực dân Pháp xâm chiếm. Kể từ đó, văn hóa, tín ngưỡng truyền thống dân tộc bị chèn ép, kỳ thị. Chính quyền Bảo hộ hổ trợ truyền bá văn hóa, tôn giáo của họ nhằm thay thế văn hóa, tôn giáo bản địa.

Đứng trước cảnh nước mất nhà tan, truyền thống dân tộc có nguy cơ bị tiêu diệt, một số cư sĩ có danh vọng, uy tín trong xã hội đã kịp thời hưởng ứng phong trào vận động chấn hưng Phật giáo của chư Tôn Thiền đức khắp 3 miền Nam, Trung, Bắc. Chỉ trong vòng ba thập niên (1925-1955), cuộc vận động có ảnh hưởng mạnh và rộng trong xã hội, quần chúng Phật tử nhiệt tâm ủng hộ, tham gia. Bên cạnh hình ảnh đạo cao đức trọng của các bậc cao Tăng, thạc đức luôn luôn có sự đoàn kết của các vị Cư sĩ tài đức lỗi lạc như cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, cư sĩ Chơn An Lê Văn Định, cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, cư sĩ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha...

Chính sự trung thành thành với lý tưởng Phật giáo, hàng cư sĩ tại gia đã tận lực hộ trì Tam Bảo, ủng hộ Giáo hội vượt qua các giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử cho đến ngày đất nước được hòa bình thống nhất, từ 30 tháng 4 năm 1975 đến nay.

Hy vọng, trong giai đoạn gặp nhiều thuận duyên như hiện nay, Giáo hội kịp thời cũng cố hàng ngũ Cư sĩ Phật giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho những vị có đạo tâm, tài đức tham gia Phật sự để Phật giáo có thể đóng góp hiệu quả việc bảo vệ truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Dựa vào tiềm lực rộng lớn của Phật tử trong,ngoài nước phục vụ công tác giáo dục, y tế, góp phần xây dựng, phát triển xã hội tốt đẹp, thịnh vượng để xứng đáng với một đất nước mà nhân dân tín ngưỡng Phật giáo lâu đời và chiếm số đông.

 
(GHPGVN)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này