Chùa Hoằng Pháp: Thăm Các Chùa Tại Kyoto - Phật Giáo Việt Nam
21:06 +07 Thứ năm, 28/03/2024

Chùa Hoằng Pháp: Thăm Các Chùa Tại Kyoto

Thứ bảy - 20/04/2013 07:50
Chùa Hoằng Pháp: Thăm Các Chùa Tại Kyoto

Chùa Hoằng Pháp: Thăm Các Chùa Tại Kyoto

(HDPT) - 5h30, Sáng ngày 18 tháng 4 năm 2013 (nhằm ngày 9 tháng 3 năm Quý Tỵ) đoàn ký sự xuất phát từ chùa Hòa Lạc, ghé thăm các chùa tại tỉnh Kyoto.
 
 
 
7h30 đoàn có mặt tại chùa Thiên Long, một trong những di sản văn hóa thế giới được tổ chức UNESCO công nhận vào năm 1994. Đây là ngôi chùa cổ thuộc tông Lâm Tế, được thành lập vào năm 1339 bởi tướng quân Ashikaga Takauji sau đó thỉnh Mộng Song quốc sư làm trụ trì chùa.

Với diện tích khoảng 100,000m2, chùa nằm trong khuôn viên cây xanh được bố trí hài hòa như bức tranh mang đậm chất thiền. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dẫu chịu nhiều mất mát, hư hỏng do chiến tranh để lại và nhiều lần tu sửa sau những vụ hỏa hoạn song chùa vẫn giữ được nét cổ kính cho đến ngày nay.

Nhờ sự giúp đỡ của cô Natsuki, chúng tôi được tiếp chuyện với thầy Ogawa. Được biết, chùa thường xuyên tổ chức các khóa thiền cho các em học sinh cấp II, III mỗi khi các em được nhà trường đưa đến tham quan và khóa thiền một ngày cho nhân viên của các công ty. Ngoài ra, chùa còn tổ chức các lễ hội trong năm như lễ hội đón xuân vào ngày 3-4 tháng 2 dương lịch hàng năm. Trong đó, ngày lễ húy kỵ của Mộng Song quốc sư là ngày lễ lớn nhất, quy tụ rất đông các chư Tăng thuộc tông Lâm Tế ở khắp nơi về chùa làm lễ.

Chia tay chùa Thiên Long, đoàn ký sự ghé thăm Long An tự, một trong những công trình văn hóa lịch sử được UNESCO công nhận vào năm 1994. Chùa Long An có vườn đá nổi tiếng được nhiều người biết đến. Với chiều dài 25m, rộng 10m là vườn thiền đặc biệt khác hẳn so với các khu vườn chúng ta thường thấy. Không cây cối, không tiểu cảnh chỉ có những bức tường được làm từ đất sét trộn dầu cải, 15 tảng đá vừa và nhỏ cùng những viên sỏi trắng tạo nên nét riêng của khu vườn, nó được tạo bởi một vị thiền sư lỗi lạc, ngài Tokuho Zenketsu. Ngồi ở đây, nhìn ra vườn đá, con người có thể chiêm nghiệm cuộc sống từ những tảng đá được bố trí trong sân. Cô Natsuki, bảo rằng: “Mỗi khi ngồi đây, con lại học được nhiều điều từ nó, có thể đó là tình đoàn kết hay chia rẽ của con người trong cuộc sống giữa biển đời luôn gợn sóng lăn tăn, nhưng cũng có thể đó là sự tĩnh tâm trong pháp thiền của đạo.” Mỗi người một cảm nhận riêng khi ngồi thiền nhìn ra vườn đá, nhưng có lẽ trong tâm ai cũng muốn quay về sự tĩnh tại của tâm hồn trước cảnh đời lắm bon chen. Sau khi tọa thiền trong giây phút, chúng tôi rời chùa Long An đến thăm chùa Vàng gần đó.

Kim Các tự hay còn gọi là chùa Vàng, được xây dựng vào năm 1397 vốn dùng làm nơi nghỉ dưỡng cho tướng quân Ashikaga Yoshimitsu. Sau đó, con ông lấy làm chùa và thiền viện cho tín đồ Phật giáo phái Lâm Tế. Trong cuộc chiến Onin (1467-1477), chùa bị đốt cháy nhưng rồi được xây lại. Vào năm 1950, chùa lại bị cháy và được tái thiết năm 1955. Năm 1987 nhà chùa dát thêm lớp vàng mới cùng sửa chữa nội thất, sang năm 2003 thì phần mái được trùng tu. Ngôi chùa với ba tầng soi bóng xuống ao Kyoko-chi vừa đài các lại tráng lệ trong xanh. Được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1994.

Buổi chiều cùng ngày, đoàn ghé thăm Tri Ân viện, tổ đình của tông phái Tịnh Độ lớn nhất Nhật Bản, được xây dựng vào năm 1175. Được biết, hôm nay chùa tổ chức lễ húy kỵ của Pháp Nhiên thượng nhân. Ngài Pháp Nhiên là vị tổ của Tịnh Độ tông Nhật Bản, xuất gia từ năm 15 tuổi với ngài Nguyên Quang sau một thời gian dài tu tập trên núi Tỷ Dệ, ngài xuống núi để hóa độ quần sinh. Trải qua bao sóng gió, ngài đã đem pháp môn niệm Phật đưa vào đời sống nhân dân, tạo nên một tông phái mới trong hệ thống các tông phái truyền thống của Nhật Bản. Vào những ngày cuối đời, ngài lưu lại ở Tri Ân viện và tịch tại đây, hưởng thọ 80 tuổi. Dưới sự hướng dẫn của thầy Samada, đoàn chúng tôi được tham quan cảnh trí của chùa và được mời vào tham dự lễ. Đây là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng của chùa, hội tụ các chư Tăng trú trì tại các tự viện thuộc Tịnh Độ tông, lễ kéo dài từ ngày 18 đến ngày 25 tháng 4 dương lịch hàng năm.

Hình ảnh ghi nhận:

Thiên Long Tự.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Chùa Long An.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Chùa Vàng.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  
  
  
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Tri Ân Viện.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  
 
 
 
 
 
 
 
 
  
  
  
  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  
 
 
 
 
 
(Chùa Hoằng Pháp)
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này