Những điều kiện để cho công tác Phật sự của GHPGVN được kết quả cao nhất - Phật Giáo Việt Nam
04:01 +07 Thứ sáu, 03/05/2024

Những điều kiện để cho công tác Phật sự của GHPGVN được kết quả cao nhất

Thứ tư - 04/04/2012 12:51
(HDPT) - Lịch sử phật giáo, Đức Phật là có thật. Ngài là một bậc thầy của các bậc thầy. Là bậc Thánh của các bậc thánh. Ngài là hiện thân của thánh thiện để giúp đời, để ban vui cứu khổ. Phương pháp và lời dạy của Ngài là toàn hảo ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối.
 

 

 

 

 

 

NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN và ĐỦ CHO CÔNG TÁC PHẬT SỰ

CỦA GIÁO HỘI ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO NHẤT

 

Thích Đức Hoàng

Trưởng Ban HDPT Long An

 

Hiện nay Giáo Hội Phật giáo Việt Nam có rất nhiều thuận lợi, các Ban Trị sự tỉnh, thành đã có các cơ sở hoạt động tốt. Song bên cạnh đó cũng có rất nhiều ý kiến phản ánh là Giáo hội chưa thật sự phát triển như mong muốn.

Thật vậy, mong muốn lúc nào cũng đòi hỏi cao hơn thực tế. Việc bằng lòng với kết quả đạt được chỉ xuất hiện vào lúc tổng kết của nhiệm kỳ hay tổng kết hằng năm trong các báo cáo mà thôi. Với mong muốn này, thì đây là một ý kiến rất quan trọng và rất thực tế để chư tôn đức từ Trung ương cho đến địa phương trăn trở và có kế hoạch, phương pháp làm sao để công tác phật sự Giáo hội được kết quả cao nhất.

Song song với thuận lợi đó, Giáo hội cũng còn gặp phải nhiều thử thách. Ở thời của Đức Phật và Thánh chúng thì thuận lợi nhiều, khó khăn ít, người dân cũng dễ giáo hóa, các vua cũng đều cùng hộ pháp. Xét về phần Phật giáo Việt Nam thời điểm sau chiến tranh đã chịu ảnh hưởng nặng nề cùng với sự thăng trầm của vận mệnh đất nước. Phật pháp ở các thành phố lớn phát triển và khôi phục nhanh và mạnh, trong khi đó ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, miền núi và hải đảo thì lu mờ, có những nơi ánh sáng phật pháp đã mất hoàn toàn, và đặc biệt là chùa không còn, tín đồ không còn, chư Tăng Ni không dám về, người tu bị khó khăn về kinh tế, và đặc biệt là trình độ Phật học còn thấp giữa các vùng và thành phố, … vì thế mà đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tu hành chung cho Tăng Ni và Phật tử cả nước.

Sau hơn 30 năm đất nước hòa bình, kinh tế phục hồi và phát triển, một phần chùa chiền tự viện và các cơ sở Phật giáo được xây dựng lại. Các tỉnh thành mở được các trường Phật học phục vụ cho hệ thống giáo dục Phật giáo tạo sự ổn định nhân sự và phát triển ban đầu, nhưng để cho phát triển lâu dài, Giáo hội cần nhìn vào các điều kiện cần và đủ cho sự nghiệp truyền bá và phát triển Phật pháp.

  1. A. Điều kiện cần.
  2. Phải có con người: Con người là ưu tiên. Con người có tài đức, có trí tuệ, tập hợp được quần chúng, có uy tín.
  3. Người có tâm nguyện phụng sự Phật pháp: Giáo hội mạnh dạng giao việc cho người trẻ. Tuy có tâm nguyện nhưng không có cơ hội phục vụ được. Vì thế Giáo hội cần xem xét vấn đề này để có chủ trương mời các vị có năng lực về tham gia vào các công tác phật sự Giáo hội.
    1. B. Điều kiện đủ.
      1. Được nhà nước tôn trọng và bảo hộ:

Lịch sử phật giáo, Đức Phật là có thật. Ngài là một bậc thầy của các bậc thầy. Là bậc Thánh của các bậc thánh. Ngài là hiện thân của thánh thiện để giúp đời, để ban vui cứu khổ. Phương pháp và lời dạy của Ngài là toàn hảo ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối. Đó là chân lý sống, mà hiện giờ không một ai có khả năng thêm bớt hay chỉnh sửa hoặc cải tiến cho thích hợp được. Từ xưa cho đến nay, chưa có vị nào, quốc gia nào có thể làm được việc đó.

Các vị Thánh đệ tử, các vị Tổ xưa cũng thể hiện được tinh thần tự lợi và lợi tha, đã đi vào đời và làm đẹp cho đời. Như chim nhạn bay trên không không để lại dấu tích, các chùa chiền do vua quan và nhân dân xây dựng, ngày nay đã trở thành di tích văn hóa  lịch sử sống động. Do vậy mà từ ngàn xưa đạo Phật đã rất cần cho sự phát triển của dân tộc, vì thế hiện tại và tương lai về sau cũng rất cần Phật giáo. Cũng chính từ đây mà cổ đức nhân gian đã tổng kết và xác định đạo phật rất thực tế và gần gũi:

“Đạo Phật là đạo ông bà

Hễ ai phá phách thì trời phạt cho

Khuyên ai khéo giữ đạo nhà

Ông bà cho phước đời đời an vui”

Thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minh điều đó. Lê Long Đỉnh róc mía trên đầu nhà sư, gia đình họ Ngô muốn tiêu diệt Phật giáo,… hậu quả là các triều đại, nhà cầm quyền đó đều nhanh chóng sụp đỗ vì đã đi ngược với lòng dân, chóng lại cái thiện, phá vỡ văn hóa Việt.

Đây là điều kiện quan trọng nhất để Phật giáo Việt Nam phát triển tốt đẹp và làm trung tâm cho các điều kiện khác của GHPGVN được Đảng và nhà nước hiểu biết tường tận, tôn trọng và bảo hộ tốt nhất.

  1. Đào tạo, bồi dưỡng cho được các nhân tố tích cực nồng cốt, làm khung cho lực lượng ưu tú kế thừa.
  2. Đào tạo tu sĩ có học thức, có trình độ về pháp học và pháp hành, chuyên sâu vào nội điển, cũng như kinh nghiệm hoằng pháp và thực hành tu tập.

Hiện tại Giáo hội còn thiếu rất nhiều trung tâm đào tạo người tu chuyên sâu về Kinh – Luật – Luận và thực hành các pháp môn như Thiền, Tịnh, Mật… Đây là lực lượng nồng cốt của Phật giáo trong mọi hoạt động phật sự. Giáo hội cần phải lưu tâm đến.

Song song với việc đào tạo người hướng dẫn phật tử, Giáo hội nên quan tâm bồi dưỡng, đào tạo, bổ nhiệm trụ trì phải thực sự có năng lực:

-         Biết xây dựng tái thiết, trùng tu chùa cũ, xây dựng chùa mới.

-         Biết xây dựng các đạo tràng tu học cho phật tử.

-         Biết nhận và đào tạo đệ tử kế thừa:

  1. Giáo hội nên chú trọng và khuyến khích “Giáo dục tự viện”, là nơi cung cấp nguồn nhân lực chính cho Giáo hội. Chăm sóc tự viện, nuôi dưỡng đào tạo phát triển người tài là phật sự hết sức quan trọng. Không nên xem thường cơ sở tự viện.
  2. Chú ý bồi dưỡng: Trụ trì nên quan tâm đào tạo thế hệ trẻ có lý tưởng và sức khỏe, có tâm nguyện dấn thân, dám hy sinh vì Phật pháp.
  3. Hoạt động phật sự có kết quả tốt, cần quan tâm đến công tác hoạt động từ thiện xã hội chuyên nghiệp và chú trọng làm công tác từ thiện đầu tư cho giáo dục và y tế từ Trung ương cho đến địa phương.
  4. Thành lập kênh truyền hình và đài phát thanh Phật giáo. Hiện nay có rất nhiều Tăng Ni và phật tử mong muốn điều này, nhưng tất cả chỉ là trên giấy chưa đi vào thực tế. Giáo hội cần xúc tiến và đạo đạt với lãnh đạo.

Nhìn lại lịch sử Phật giáo trong quá khứ đã tạo một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tiếp tục phát huy truyền thống ấy, 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thành tựu nhiều Phật sự quan trọng có những hướng đi chính xác, giúp cho các địa phương càng ngày càng phát triển theo đà của Phật giáo thế giới. Dù chưa thật hài lòng với kết quả đạt được nhưng chư vị lãnh đạo Giáo hội, Tăng Ni cả nước đã tạo được một nền giáo dục hiện đại mang lại hiệu quả và xứng tầm với lịch sử, đó là phát triển Phật pháp, điều khắp và đồng bộ. Tạo lực đẩy xây dựng nền tảng văn hóa Việt Nam, từ đó định hướng và dẫn dắt xã hội ngày càng yêu mến đạo Phật, góp phần làm sáng tỏ công đức của các vị tiền bối đã tô điểm cho đạo pháp ngày một xương minh và cũng không làm phụ lòng tổ tiên ngàn năm văn hiến có dòng máu Con rồng cháu tiên đã chọn đạo Phật để mà sống, để mà theo. Định hướng của đạo Phật làm cho con người bớt khổ thêm vui, biến cảnh khổ thế gian thành tịnh độ nhân gian có thật trên trần thế này./.

 
(GHPGVN)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: ngài là

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này