Cẩm nang người Phật tử - Kỳ cuối - Phật Giáo Việt Nam
11:31 +07 Thứ sáu, 19/04/2024

Cẩm nang người Phật tử - Kỳ cuối

Thứ ba - 24/09/2019 14:53
Cẩm nang người Phật tử - Kỳ cuối

Cẩm nang người Phật tử - Kỳ cuối

(HDPT) - Lời nói đầu Khi nghĩ đến sinh mệnh bị đe dọa, ốm đau, bệnh tật, tiền của bị mất mát, người trong gia đình bị xâm phạm. Chính đây là nỗi thống khổ khắc nghiệt nhất của con người, nên chúng ta tìm đến đấng Từ bi Giác ngộ để nương tựa, mong muốn dứt trừ khổ đau, hưởng sự an vui. Đức Phật tinh thần cứu khổ, đem tình thương nhân loại đã chế ra 5 giới cấm và dạy ai chí thành quy y Phật, Pháp, Tăng sẽ khỏi đọa vào ba đường ác là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và các nơi tà kiến hung ác.
 
V. ĂN CHAY

      Ăn chay là ăn những rau trái dưa đậu mà không ăn thịt, cá, tôm, cua v.v… Vì ăn thịt, cá, tôm, cua… tất nhiên phải làm tổn hại sinh mạng của chúng. Như ta đã biết tất cả chúng sinh đều tham sống sợ chết, cũng thích sung sướng và sợ đau khổ. Vì thé người Phật tử thể theo lòng từ bi của Đức Phật, không nỡ giết hại chúng sinh để nuôi sống thân mạng mình.
      Tùy theo khả năng và sự phát nguyện, chúng ta có thể ăn những trai kỳ như sau: Mỗi tháng ăn chay
      Hai ngày (nhị trai) – Mùng một và rằm.
      Bốn ngày (tứ trai) – Ba mươi, mùng một, 14 và rằm.
      Sáu ngày (lục trai) – Mùng một, 14, rằm, 18,23 và 30.
      Mười ngày (thập trai) – Mùng một, mùng tám, 14, rằm, 18, 23, 24, 28, 29 và 30.
      Mỗi năm ăn chay ba tháng( tam nguyệt trai) – Tháng Giêng, Năm và tháng Bảy.
      Hoặc ăn chay những ngày vía Phật và ăn chay trường như các vị xuất gia thì căng quý.
      Nên nhớ: Những ngày ăn chay thì chúng ta không nghi đến chuyện cá, thịt. Nếu làm thêm được những việc thiện như bố thí, phóng sinh thì phước biết nhường nào.

VI. NIỆM PHẬT

      Niệm Phật là nhớ nghi đến Đức Phật. Nhớ nghi đến các đức tinh từ bi, trí tuệ và giải thoát. Nhớ nghi đến các đức tướng thanh tịnh trang nghiêm không ai sách bằng. Nhớ nghi đến các công hạnh tự lợi, loiwk tha hoan toan viên mãn của Phật. Hầu đem áp dụng vào cuộc sống của mình và mọi người cho được hữu ích: mong tất cả đều giải thoát và giác ngộ như Phật. Đây là một pháp môn trong muôn ngàn pháp môn mà Phật đã nói ra cho hàng Phật tử tu tập.
      Niệm Phật có nhiều cách. Như nhớ nghi hình dung đức tinh hoặc nhẩm đọc danh hiệu Phật.
      Trong kinh A Di Đà, đức Bản sư Thích-ca Mâu-ni có dạy: “Cách mười muôn ức cõi Phật về phương Tây có thế giới tên là Cức Lạc và hiện thời có Đức Phật tên là A Di Đà đang thuyết Pháp độ sinh… Nueeus có chúng sinh nào nghe lời nói này đem lòng tin chắc, phát nguyện muốn vẵng sinh về nước  Ngài và đồng thời hàng ngày chí thiết chấp trì danh hiệu của gài đến chỗ nhất tâm bất loạn thì sau khi lâm chung sẽ được vẵng sinh về nước Ngài”.
      Về phưng thức thực hanh thì tùy theo hoan cảnh và khả năng từng người. Như người không có nhiều thời gian rảnh rỗi, nên mỗi tối trước khi đi ngủ và buổi sang lúc thức dậy, thực hanh theo phương pháp”Mười niệm” của ngài Từ Vân Sám Chủ sau đây: Trước bàn thờ Phật kinh lễ ba lạy, tụng một bài kinh ngắn ròi lấy hơi dài chí tâm niệm “Nam mô A Di Đà Phật” không luận bao nhiêu câu, cứ mãn một hơi là một niệm, mười hơi là mười niệm. Kế thiết tha hồi hướng cầu vãng sinh Cực lạc. Rồi lễ Phật mà lui ra. Nếu ở chỗ không có thờ Phật thì quay mặt hướng về hướng Tây cũng kinh xá rồi niệm và phát nguyện như trên. Trong lúc niệm phải buộc tâm phải nghe rõ tiếng niệm của minh không cho tán loạn. Hoặc người có thì giờ rỗ rãi thì niệm nhiều hơn số minh định nhưng phải giữ cho thường, không nên ngày niệm ngày nghỉ.
      Lúc đi đứng nằm ngồi hoặc làm việc, đi chơi, lúc nào cũng có thể thầm niệm luôn tưởng niệm đến Phật thì tâm an ổn, được Phật hộ trì và lúc chết quyết được vãng sinh về thế giới Cực Lạc của Ngài.

VII. SÁM HỐI

      Tất cả chúng ta từ hồi nào đến giờ vì mê lầm, không nhận rõ lý chân thật của các pháp nên đã gây tao vô lượng tội ác. Do đó, chúng ta bị sinh tử luân hồi chịu biết bao nhiêu là khổ đau. Ngày nay muốn tiêu trừ tất cả tội ác mà chúng ta đã gây tạo thì cần phải chí thành sám hối. Sám hối có nghĩa là ăn năn tất cả tội ác đã gây ra từ trước và nguyện từ nay về sau không gây tạo thêm nữa. Mỗi tháng vào các tối qui định ở các Chùa, chư Tăng – Ni cùng tín đồ tập hợp đông đử trước Tam Bảo chí thành lễ hồng danh các đức Phật để cầu xin sám hối. Đố là thực hanh “tác pháp sám hối”. Những ngày đó chúng ta nên về chùa mà cùng nhau chí thành sám hối.
      Với người sám hối qua hình thức lễ Phật và thành khẩn, trong tâm phát lên ước nguyện được chư Phật, Bồ Tát chứng minh và thấu rõ tội lỗi của minh. Có thể như vcaatj thôi, ước nguyện ấy cũng đủ năng lực và sức mạnh để xua tan tất cả những kết quả khổ đau phát sinh từ nhân bất thiện đã tạo và nhắc nhở lấy minh quyết không bao giờ tái phạm. Trong khi đó, với hanh giả thực hanh thiền quán sát tự thân kiểm tra ba nghiệp hàng ngày, nhìn rõ và thật kỹ những hoạt động của chinh minh đã làm, đang làm và sẽ làm để ngăn chặn việc ác, thực hanh việc lanh và giữ tâm thanh tịnh.
      Sám hối là pháp thu, mà tu nghĩa là sửa đỏi, chuyển hóa, bồi đắp, tu bổ, vun trồng ba nghiệp, đó là thân, khẩu và ý Nghiệp, nếu sắm hối chỉ dừng lại ở phương tiện hình thức bên ngoai, có nghĩa là thân cúi minh lễ, lạy Phật, khẩu miệng tụng đọc kinh Phật vẫn là chưa trọn vẹn, mà ý phải thiết tha sám hối, tự nguyện rằng không bao giờ làm điều tái phgamj, cần phải công khai tự minh nói lên những điều sám hối, để được an lạc cho cae đôi bên và một điểm quan trọng nữa là sau khi sám hối cần phải cẩn thận giữ gìn không tái phạm sự sai lầm.
      Sám hối làm cho cuộc sống căng ngày căng thang hoa tiến bộ hơn, được xem là yếu tố cơ bản xây dựng đời sống an lạc và hạnh phúc. Phương pháp sám hối của Phật giao giúp cho hanh giả kiểm soát lại hành vi của chinh minh. Một khi đã nhận ra ba nghiệp khẩu – thân – ý là bất thiện, sám sối làm trong sạch và ngăn ngừa các việc tái diễn trong tương lai. Con người ai cũng phạm phải sai lầm, phương pháp sám hối giúp cho có đủ năng lực tạo sự thanh cao trong cuộc sống. Thái độ nhìn nhận và sửa sai không chỉ là hanh vi biết phục thiện, biets hổ thẹn, cầu tiến, mà còn là chiếc áo giáp bảo vệ và ngăn chặn không cho ba nghiệp bất thiện phát sinh.
      Như vậy, pháp sám hối có giá trị giúp sức cho con người có đủ sức mạnh để vượt qua những mặc cảm về tâm lý xã hội, hướng dẫn con người thấy rõ việc tội lỗi của chinh minh, và ngăn chặn những lõi lầm trong tương lai. Nếu như chúng ta thực hành đung theo lời Phật dạy, chắc chắn đó là điều kiện cơ bản để mạng lại đời sống hạnh phức cho gia đinh, và là nhân tố để hoan thành đời sống giắc ngộ và giải thoát.

VIII. THỜ PHẬT

      ThỜ Phật là một biểu hiện của sự kinh ngưỡng cao cả và tỏ lòng tri ân chân thành của người Phật tử đối với Đức Phật.
      Phật là một tấm gương sang, nhờ noi gương Ngài, chúng ta tích cực chuyển hóa những suy nghi, lời nói và hanh động xấu ác của tự thân trở về Chân – Thiện – Mỹ.
      Do vậy, hầu hết các Phật tử đều thờ Phật trong tư gia của mình , bàn thờ Phật được tôn trí ở vị trí giữa nhà hoặc nơi trang trọng nhất trong nhà, việc thờ tự và tôn trí hình ảnh, tượng Phật trong gia đinh còn là cách để các thành viên trong gia đinh có cơ hội thường được chiêm ngưỡng dung nghi và học theo những đức hạnh tốt đẹp của Ngài, Từ Bi – Hỷ Xả - Hừng Lực – Bình Đẳng – Thanh Tịnh – Trí Tuệ.
      Nếu nhà có tầng cao thì tốt nhất bàn thờ Phật được đặt ở tầng thượng. Có thể thờ Phật ở trước, thờ Gia tiên, Thần linh ở phía sau hoặc thờ Phật ở bên trên, bàn thờ Gia tiên, Thần linh ở bên dưới hoặc thờ Phật ở giữa và Gia tiê, Thần linh ở hai bên, đây là cách thức thờ Phật phổ biến tại nhà riêng. Tuy nhiên, trong trường hợp những Phật tử sinh sống trong những cao ốc, hoặc chung cư thì có thể thờ Phật ngay nơi minh ở.
      Thờ Phật là thờ chân lý cao siêu tuyệt diệu. Không gì an lạc may mắn hơn Phật ngự trị trong nhà.

IX. LẠY PHẬT

      Đức Phật đã trải qua vô lượng kiếp tu hanh, phước đức cao dày vô biên vô tận. Chúng ta lậy Phật sẽ được hằng sa phước đức, diệt trừ các phiền não nghiệp chướng. Lậy Phật đẻ sửa mình, phục thiện, dẹp bỏ tinh cống cao ngã mạn. Lậy Phật để tỏ lòng tri ân sâu xa của minh đối với đấng cha lanh đã cứu độ biết bao sinh linh ra khỏi trầm luân khổ ải.
      Đạo Phật bắt nguồn từ Ấn Độ. Theo tực lệ có từ lâu đời tại xứ này dân chúng thường bày tỏ lòng tôn kinh chân thành ngưỡng mộ kinh mến bằng cách quỳ xuống sát đất, đặt trán mingf lên chân của Ngài ấy. Đức Phật là bậc giắc ngộ được tôn kinh đặc biệt tại xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Ngài không đặt thành nghi thức lễ lạy mà đó là do tùy tâm các đệ tử.
      Lúc đức Phật còn tại thế, mỗi lần nghe pháp hay thưa thỉnh việc gì, chư tăng thường chắp tay lạy. Sau khi Phật nhập Niết Bàn, hình thức lễ nghi và sự tôn kinh ấy vẫn được duy trì trong các hàng đệ tử của Ngài, mục đích là luôn luôn xem đức Phật như còn tại thế. Ngày nay mỗi khi tụng kinh ôn lại lời Ngài dạy, chúng ta lạy Phật ba lạy. Ba lạy chinh là lễ lạy ba ngôi quý báu tức Tam Bảo (Phật, Pháp và Tăng).
      Về cung cách lạy cũng có nhiều cách lễ lạy khác nhau. Riêng Phật giao Việt Nam thường lạy theo phương “Ngũ thể đầu địa”, tức là làm thế nào cho hay tay, hai chân và cái đầu đụng mặt đất. Đây là một phương cách lạy tôn kinh nhất trong tất cả các cung cách lễ lạy. Khi lễ lạy, người Phật tử đứng ngay thẳng, hai chân khép sát vào nhau, hai bàn tay chắp sát lại nhau cho khít thể hiện sự nhất tâm.
     Khi lạy Phật có người để hai tay trước ngực lạy xuống. Cũng có người đưa hai tay lên trán rồi mới lạy xuống theo phương cách ngũ thể đầu địa, ngửa hai bàn tay ra như đang nâng hai chân Phật và cúi lưng xuống đắt trán minh lên trên hai lòng bàn tay. Đối với phụ nữ, thường là quì thẳng lưng rồi lạy, chứ không đứng, vì hình thể đặc biệt của phụ nữ, khác với nam giới nên thế đứng thẳng trông hơi chướng.

X. CÚNG PHẬT

      Cúng Phật là để bày tỏ lòng tri ân thành kinh, đồng thời là bổn phận cơ bản của người thờ Phật để vun bồi phước báo trong hiện tại và mai sau, nếu thề Phật mà sơ suất, chểnh mảng là đắc tội thất kinh. Lễ phẩm cúng Phật tại tư gia rất đơn giản, thông thường bao gồm: hương, đèn, hoa, quả và nước sạch.
     Trên bàn thờ Phật, lúc nào hoa, quả cũng tươi tốt, nhang đèn sang sủa, bàn thờ sạch sẽ, tinh tương là điều lý tưởng. Song tùy thuộc vào hoan cảnh riêng của mỗi gia đinh, không phải bất cứ nhà nào cũng làm được việc ấy. Trong trường hợp điều kiện không cho phép thì chỉ dâng cúng hoa trai vào những ngày rằm, mùng một hoặc những ngày vía Phật và Bồ tát mà thôi. Tuy nhiên, hàng ngày dẫu không có hoa, quả, trái cây nhưng nhang đèn luôn đầy đủ, phải quét dọn bàn thờ sạch sẽ, rút bớt chân nhang, thay nước sạch, đốt hương cũng Phật mỗi ngày.
      Dùng những lễ vật như hoa, quả giả, nhang điện, tuy không mang tội nhưng cũng không nên, chúng chỉ là vật trang trí chứ không phải là lễ phẩm dâng cúng. Tất cả những ”lễ phẩm” này không tạo nên sức sống., hay sự trang nghiêm, thanh tịnh mà ngược lại đã làm mất đi nét thành kinh thiêng liêng, đông cứng những rung động tâm linh, do vậy khó có thể giao cảm với Phật lực. Phẩm vật dâng cúng dù nhiều hay ít, tốt hoặc xấu, ngon hay dở đều phải là thật, lễ bạc nhưng lòng thành và tâm thành thì Phật chứng. Lễ phẩm là biểu hiện của tấm lòng chân thật.
      Điều chủ yếu trong cúng Phật là thông qua những lễ phẩm tượng trưng ấy để dâng cúng trọn vẹn tấm lòng thanh tịnh với Ngũ phần tâm hương là Giới hương, Định hương, giữ Tuệ hương, Giải thoát và Giải thoát tri kiến hương.

                                                                                               Tụng Kinh

      Tụng kinh để hiểu và nhớ lời Phật dạy, người đọc tụng phải hiểu được tôn chỉ của Kinh mà ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày, trước nhất người Phật tử cần phải siêng năng đọc tụng, nghiền ngẫm nghĩa lý. Sau khi nắm vững được chinh pháp, người đọc tụng phải đinh thân ứng dụng và thực hanh. Có như vậy thì việc đọc tụng mới có nhiều ý nghĩa và thiết thực tăng thêm tín tâm với chinh pháp, áp dụng vào đời sống, đem lại an lạc và hạnh phúc cho bản thân.
      Trước khi tụng kinh, tức là vào nghi thức hanh lễ, thường phải tắm rửa sạch sẽ hoặc lau chui, ngày xưa đốt trầm xông hương cho thơm; phải đánh răng, súc miệng, mặc áo pháp, ngoai đời gọi là áo thụng, chùng (có nơi gọi là áo tràng). Tùy thei hoan cảnh của mỗi người, nhưng đã là Phật tử phải tự trang bị cho minh 1 cái áo để mặc khi làm lễ cho trang nghiêm, thanh tịnh, nếu theo đại chúng phải cùng một kiểu áo, màu áo, không nên mượn mặc vì trai phép thanh tịnh.
      Trước khi thắp hương phải nhớ đốt hau cây đèn hoặc nến (pháp học và pgaps hanh, tượng chưng từ bi và trí tuệ).
      Đức Phật vì mục đích giải thoát chứng nhập Niết bàn, kinh điển của Ngài rộng bao la, tùy căn cơ của chúng sinh nên mỗi quyển kinh đều có ý nghĩa thâm huyền vi diệu, các kinh điển thông dụng đượch= Phật tử thường tụng:
      Kinh A Di Đà: Có công năng siêu độ vãng sinh về cảnh giới cực lạc: Phật A Di Đà là Giáo chủ phát 48 nguyện. Niệm Phật A Di Đà: Nhất tâm bất loạn sẽ chắc chắn sẽ được vãng sinh.
      Kinh Phổ Môn: Có công năng giải thoát khổ ách khi gặp nạn, niệm đến danh xưng và hạnh nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm – Tầm thanh cứu khổ, ngai liền tùy duyên thị hiện, rất nhiều cảm ứng do trì tụng kinh này. Khi tụng kinh phải phát tâm đại từ bi theo hạnh nguyện của Ngài mới có hiệu quả.
      Kinh Dược Sư: Có công năng tiêu trừ bệnh tật oan nghiệp vì tâm trí phiền não, dục vọng, lo sợ, buồn rầu, nhờ đó mafbeenhj taaij khỏi phát sinh. Đức Phật Dược Sư làm Giáo chủ ở phương Đông với 12 đại nguyện tạo cảnh giới huy hoang an lạc cho chúng sinh.
      Kinh Thủy Sám: Có công năng gột rửa tội chướng, báo chướng của chúng sinh bằng nước tam muội, theo Kinh viets Ngộ Dạt Quốc Sư bị vọng tâm phải gặp oan trai ách nạn 10 kiếp trước, phải nhờ Thiền sư Tri Huyền chỉ cách lấy nước Tam muội mới gột rửa được oan khiên.
      Kinh Địa Tạng: Có công năng siêu vong độ nhân tội ách, người trì tụng phát tâm càu nguyện, trí thành để thần giao cách cảm với vong linh quá cố nhờ thần lực của Bồ Tát Đại Tạng  người chết sẽ được siêu thoát.
      Kinh Báo Ân: Để đền đáp Báo hiếu công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ. Thường tụng vào dịp hiếu giỗ, ma chay, mùa Vu Lan.
      Kinh Lương Hoàng Sám: Có công năng tiêu trừ tột chướng giải oan nhiều đời, theo truyền thuyết vào đời Lương Vũ Đế có người vợ tên là Hy Thị vì ghen tuông độc ác dã gieo minh xuống giếng, oan hồn của Hy Thị hóa làm Mãng Xà báo oán, sau nhờ Tế Công Trưởng Lão dạy phải thiết đàn tràng sám nguyện giải trừ oan kết, gột rửa tội Tam độc, nhờ đó Hy Thị mới thoát khỏi kiếp Mãng Xà.
      Kinh Pháp Hoa tức kinh Diệu pháp liên hoa là bộ kinh tối thượng thừa Phật giao có công năng “Khai thị chúng sinh ngộ nhaapk tri kiến” quy hướng vào nhất thừa vô thượng, Phật dùng nhiều dẫn dụ để khuyến hóa chúng sinh, lời kinh có ý nghĩa cao siêu vi diệu.
      Kinh bát đại nhân giác (kinh Tám điều) Tám điều giác ngộ người Phật tử phải thường xuyên ứng dụng tu tập sẽ vô lượng an lạc – vô lượng cát tường. Tác dụng của tám điều giác ngộ rất tuyệt vời, vi diệu, Quyển kinh rất ngắn dễ tụng, dễ hiểu, tuy đơn giản nhưng quan trọng vô cùng, nếu ai nỗ lực chăm chỉ sẽ nhận được kết quả bất ngờ. Hàng Phật tử chúng ta chớ thấy quyển kinh mỏng mà xem thường, phải nghiền ngẫm cho tận tường, phải tu tập cho thuần thục sẽ đạt được bản nguyện thoát ly sinh tử, khỏ đau.
      Cách tụng kinh:
      Tụng kinh có công năng phát sinh Từ bi và lòng Trí tuệ luyện tập sự bình tĩnh sáng suôt Bi – Trí – Dũng, tiêu trừ tội lỗi oan khiên nơi tâm minh cầu mong thâ tâm an lạc, cát tường.
  • Vì vậy Phật tử phải tập tụng kinh tối thiểu một ngày một lần dù chỉ 15-20 phút. Lưu ý các điểm sau đây:
  • Khi tụng kinh tiếng vừa phải rõ ràng mạch lạc dễ nghe thành khẩn tự nhiên không uốn éo miệng lưỡi.
  • Miệng tụng tâm suy tưởng lời kinh phải tụng hết bài không bỏ dở.
  • Ngồi, quỳ, đung phải nghiêm trang.
  • Gặp nghịch duyên, mệt mỏi phải nghỉ, không cố gượng ép.

XII. BỔN PHẬN CỦA MỘT PHẬT TỬ TẠI GIA

      Người Phật tử sau khi quy y Tam bảo rồi muốn xứng đáng mình là một Phật tử chân chinh, cần phải nhận thức và thực hiện đung với bổn phận của minh trên mấy phương diện sau đây:
  1. Đối với Tam bảo: Phải có lòng tin Tam bảo đung với ý nghĩa chân chinh của nó và tin một cách vững chắc. Không để cho một thử thách cam go nào làm dao động. Không bao giờ làm điều gì có phương hại đến Tam bảo. Nhiệt tâm hộ trị và truyền bá chanh pháp. Nhất là ủng hộ các bậc xuất gia chân chính thực tâm tu học và hằng dương đạo pháp.
  2. Đối với xã hội: Dựa trên tinh thần từ bi và binh đẳng của đức Phật hết lòng phục vụ và xây dựng xã hội, làm cho cuocj sống sữa xã hội trở nên yên vui hòa hợp, không có sự tranh gianh, ganh ghét hãm hại lẫn nhau.
  3. Đối với gia đinh: Phải hiếu thảo với cha mẹ. Hòa thuận vợ chồng, anh em họ hàng thân thích … Làm thế nào cho tất cả mọi người trong gia đinh đều trở về với Tam bảo và xây dựng.
  4. Đối với bản thân: Tình tấn tu học đung theo giao pháp Phật dạy. Bỏ dần dục vọng, ích kỷ. Tập sống cuộc đời rộng rãi, giải thoát. Luôn luôn làm những điều lợi minh lợi người. Tin đung nhân quả. Nhận rõ tất cả sự vật đều vô thường để không sinh tâm tham đắm, hướng cuộc đời đi đung vào con đường giác ngộ.

VÀI CHI TIẾT CẦN BIẾT

      Ý nghĩa của lá Điệp: Lá Điệp là vật để đanh dấu và tiêu biểu nhắc nhở trên bước đường tu tập của mình. Đem Điệp về, chúng ta nên treo ở một nào dễ thấy. Hàng ngày nên nhìn đến nó và luôn luôn nhớ rằng năm ấy tháng ấy ngày ấy truyền cho Tam quy, Ngũ giới, pháp danh là gì.
      Luôn luon nhớ rõ pháp Tam quy Ngũ giới như trong Điệp đã dạy, để y theo đó mà tu trì. Có như vậy thời thiện căn mỗi ngày một tăng trưởng, sẽ hưởng phước lạc an lanh. Không phải việc gói cất kỹ đợi khi chết ép đem theo.
      Bổn phận. tư cách đối với bổn sư và nơi minh đã đến quy y: Sau khi quy y rồi, nơi chúng ta nên xem vị bổn sư là người thay mặt đức Phật và chúng Tăng truyền Tam quy Ngũ giới cho ta. Nơi đến quy y như là từ đường của chúng ta. Chúng ta nên thường về chùa để được gần gũi với bổn sư và cầu xin chỉ dạy. Nên xem chúng ta là con người trong gia đinh, người con của thầy, phải hết lòng cung kinh và giúp đỡ các thầy về mọi phương diện.
      Tư cách khi gặp các vị Tăng Ni: Tăng Ni là tiếng chỉ chung cho các bậc xuất gia chân chinh, tức là ngôi Tăng Bảo mà minh đã quy y. Cho nên, bất cứ ở một nơi nào khi gặp vị xuất gia, chúng ta phải cung kinh chấp tay chao hỏi, xem như vị Thầy của minh. Lúc đến chùa phải giữu trang nghiêm thanh tịnh. Đối với mọi người phải giữ lễ độ. Không mặc cảm tự tôn hoặc tự ty mà luôn tỏ thai đội xứng đáng minh đệ tử của đấng Đại từ Đại bi Đại giác ngộ.
      Cách xưng hô trong Đạo Phật
      Nhiều người đến chùa có lức rất lúng túng không biết cách xưng hii như thế nào khi gặp các Sư, đã là Phật tử phải nhất thiết tìm hiểu cho đung nghi lễ, phép tắc.
      Một là, cách xưng hô chung trước đại chúng nhiều người, có tính cách chinh thức, trong các buổi lễ, cũng như trên các văn thư, trong các buổi lễ, cũng như trên các văn thư, giấy tờ hanh chinh.
      Hai là, cách xưng hô riêng giữa hai người, tại gia hay xuất gia, thông thường nếu không biết rõ chức danh khi gặp các Đại lão ta cung kính chao Cụ, còn lại các vị tu sĩ ta gọi chung thay bằng Thầy và xưng con.
      Có hai loại tuổi được đề cập đến đó là: tuổi đời và tuổi đạo. Tuổi đời là tuổi tinh theo năm sinh. Tuổi đạo thường là tuổi được tính thừ khi xuất gia tu đạo còn được gọi là tuổi hạ (hay hạ lạp). Những người dưới 20 tuổi phát tâm xuất gia, hay do gia đinh đem gửi vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Thời gian sau, vị này được gọi là Sa di (nam) hay Ni cô (nữ). Sau thời gian 2 năm, vị xuất thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại Đức, tỳ kheo ni được gọi là Sư cô:
      Các bậc Giáo phẩm
  • Hòa thượng là các vị sư Tăng, Ni trưởng là những vị sư Ni từ 60 tuổi đời, 40 tuổi đạo trở lên được tinh theo Hạ lạp, có đạo hạnh, có công đức với Đạo pháp và Dân tộc được Đại hội Phật giao toan quốc tấn phong với một Nghị quyết và một Giáo chỉ do Đức Pháp chủ ban hành.
  • Thượng tọa – Ni sư từ 45 tuổi đời, 25 tuổ đạo trở lên được tinh theo Hạ lạp, có đạo hạnh, công đức với Đạo pháp và Dân tộc do Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội đề nghị lên Ban Thường trực Hội dồng trị sự Giáo hội xét duyệt, đệ trinh Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn và tấn phong tại Hội nghị Trung ương Giáo hội và Đại hội Phật giao toan quốc, với một Nghị quyết và một Giáo chỉ cho Đức Pháp chủ ban hành.
     Tóm tắt Hệ thông tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam
       Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một tổ chức duy nhất đại diện cho Tăng Ni Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước Phật giáo Việt Nam cả nước, lấy danh hiệu là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, viết tắt là GHPGVN.
      Huy hiệu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hình trơn, ở giữa vòng trong có hoa sen trắng, trên nền xanh lá cây đâm, với gương sen 8 hạt; vòng ngoài có vòng chữ “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” màu trắng.
      Đạo kỳ Giáo hội Phật giáo Việt Nam là màu cờ 5 màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam (tiêu biểu cho hào quang của Đức Phật).
      Đạo ca của GHPGVN là bài “Phật giáo Việt Nam” của nhạc sĩ Lê Cao Phan.
      Trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặt tại Chùa Quán Sứ, số 73 Phố Quán Sứ - Hà Nội.
      Hội đồng Chứng minh của Giáo hội gồm các vị Hòa thượng tiêu biểu của các Tổ chức, Hệ phai Phật giáo Việt Nam có 70 tuổi đời, 50 tuổi đạo trở lên, được Đại hội Phật giáo toan quốc suy tôn đung đầu là Đức Pháp chủ.
      Hội đồng trị sự là cấp điều hành cao nhất của Giáo hội về mọi hoạt động của Giáo hội, đứng đầu là Hòa thượng Chủ tịch thành phần gồm các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni và Cư sĩ của Giáo hội do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tiền nhiệm đề cử và Đại hội Đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam suy cử 5 năm một lần.
      Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo Cấp Tỉnh, Thành.
      Ban Đại diện Phật giáo Quận hội, Huyện hội, Thị hội, Thành hội là Cấp Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh là, với chức năng quyền hạn, sự hoạt động được quy định theo Nội quy do Giáo hội ban hành.
      Các Ngành đang hoạt động của Giáo hội gồm có:
  1.    1. Ban Tăng sự.
  2.    2. Ban Giáo dục Phật giáo.
  3.    3. Ban Hướng dẫn Phật tử.
  4.    4. Ban Hoằng pháp.
  5.    5. Ban Nghi lễ.
  6.    6. Ban Văn hóa.
  7.    7. Ban Kinh tế Tài chính.
  8.    8. Ban từ thiện Xã hội.
  9.    9. Ban Phật giáo Quốc tế.
  10.  10. Ban Thông tin Truyền thông.
  11.  11. Ban Pháp chế.
  12.  12. Ban Kiểm soát.
  13.  13. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
      Kết luận:
      Người Phật tử nên chuyên cần học hỏi và thực hành lời Phật dạy. Xem kinh, luật, luận là sự sống tinh thần và nền tảng cho sự hướng thượng của bản thân.
      Người Phật tử nên khắc phục hoàn cảnh , siêng học hỏi chinh pháp của Phật ở trung tâm văn hóa Phật giáo, từ các phương tiện truyền thống Phật pháp, tham gia sinh hoạt tại các lớp giáo lý của Đạo tràng, Câu lạc bộ ở các chùa, các buổi thuyết pháp vào ngày sám–hối, ngày vía Phật, Bồ tát và các mùa an cư kiết hạ của quý Thầy.
      Người Phật tử nên có bổn phận, trách nhiệm hướng dẫn, khích lệ gia đinh, thân quyến và bạn bè minh tìm hiểu, học hỏi và thục hành chinh pháp của đức Phật.
      Người Phật tử không được chỉ trích, chống đối những người tu tập theo các pháp môn và tông phai khác nhau của Phật giáo. Phải tôn trọng, tìm hiểu, chia sẽ, để hoan thiện lẫn nhau, giúp cho chinh pháp của đức Phật tỏa sang khắp nơi.

 

VP BHD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này