02:58 +07 Thứ tư, 24/04/2024
Lá thư tịnh độ

Lá thư tịnh độ

Nên biết pháp môn Tịnh Độ chính do đức Thích Ca Mâu Ni nói ra, sáu phương chư Phật đều khen ngợi; các bậc Đại Bồ Tát, Đại Tổ Sư như đức Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ đều tuân giữ; các Kinh Đại Thừa như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Đại Bảo Tích, Đại Bát Nhã đều tuyên dương.

Phật pháp rất chân thật

Phật pháp rất chân thật

Hôm nay, lần đầu tiên tôi đến chùa Hoa Nghiêm tại Bỉ theo lời mời của Ni sư Trụ trì, thăm viếng chư Ni và quí Phật tử, đồng thời đáp lại lòng chân thành thỉnh cầu của quí vị, thuyết một thời pháp. Đề tài tôi nói hôm nay là Phật pháp rất chân thật.

GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT

GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT

Hôm nay, tại Đạo tràng Tam Hòa tôi giảng về đề tài Giác ngộ và giải thoát. Đó là mục đích tối thượng hay tột cùng của người tu. Khi nói tới mục đích tối thượng thì chắc rằng không dễ. Vì khó nên tôi phải đi thứ tự từ thấp lên cao cho tất cả thấy chỗ cao siêu của Phật giáo như thế nào.

Bỏ tất cả là được tất cả

Bỏ tất cả là được tất cả

Tại sao "Được tất cả là mất tất cả"? Hiện giờ chúng ta thấy ở thế gian, có người muốn gì, làm gì đều được thành công. Muốn tạo được cái nhà liền được cái nhà, muốn có chiếc xe hơi liền được chiếc xe hơi, muốn có danh vọng liền được danh vọng, muốn có tài sản liền được tài sản.

Sai biệt giữa Phật học và khoa học

Sai biệt giữa Phật học và khoa học

Đề tài chúng tôi sẽ trình bày hôm nay là Sự sai biệt giữa Phật học và khoa học. Có thể quí vị cho rằng ai không biết Phật học và khoa học sai biệt. Nhưng sai biệt ở điểm nào, sâu cạn ra sao lại là một vấn đề cần phải thảo luận cho rõ ràng. Để từ đó chúng ta thấy được nếu biết ứng dụng khoa học, Phật học vào cuộc sống sẽ có những lợi ích thế nào.

SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA BÁT-NHÃ VÀ THIỀN TÔNG

SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA BÁT-NHÃ VÀ THIỀN TÔNG

Các Thiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.

Ý nghĩa hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm

Ý nghĩa hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm

Hôm nay đủ duyên chúng ta hội ngộ tại đây, trước hết tôi có lời thăm viếng tất cả Tăng Ni và Phật tử. Đối với các Phật tử lớn tuổi, đi chùa học đạo nhiều năm, bây giờ có dịp gặp lại thăm viếng nhau, tôi chúc mừng quí vị vẫn còn có mặt trên thế gian, còn đến chùa học đạo, thật là quí báu. Nhân đây tôi cũng có vài điều nhắc nhở cho tất cả quí vị nhớ Phật pháp, an ổn tu hành đến ngày nhắm mắt, có hướng đi rõ ràng tốt đẹp.

Có pháp môn nào

Có pháp môn nào

Có pháp môn nào, do pháp môn ấy, Tỳ kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về phương pháp (Akàrapari takkà), ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận (ditthini shànakhanti) có thể xác chứng Chánh Trí; vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

Phương pháp lập nghiệp vĩnh cửu

Phương pháp lập nghiệp vĩnh cửu

Đã làm người, ai không muốn lập công danh hiển hách, sự nghiệp vẻ vang để lưu truyền vạn đại. Sự ước mong là thế, nhưng trên đường lập nghiệp đã biết bao người, hoặc đuối sức quằn quại tắt thở bên vệ đường, khi nhìn thấy thành trì sự nghiệp còn xa lắc; hoặc đã rỗ chân, sầy trán mà tìm không thấy bóng thành trì sự nghiệp ở đâu, rồi âm thầm nuốt hận quay về với hai bàn tay trắng và gương mặt hốc hác héo sầu. May ra, cũng có vài người đến thành sự nghiệp, nhưng khi đến nơi nó đã trở thành giả ảnh tan theo như sương mù buổi sớm, bọt nước chiều hôm.

Gian lao không làm ta nhục chí

Gian lao không làm ta nhục chí

Bạn với tôi là cùng màu áo, chung thờ một lý tưởng. Đã lâu chúng ta không gặp nhau, hoặc đã gặp mà không có dịp trao đổi ý kiến cùng nhau. Hôm nay ngày hoan hỉ đã về, lòng tôi thấy nao nao, nhớ đến bạn và cần nhủ đôi lời cùng bạn, gọi là thực hiện phần nào điều KIẾN HÒA ĐỒNG GIẢI của đức Từ Phụ đã dạy chúng ta.

TUỔI TRẺ VỚI LÒNG TỪ BI

TUỔI TRẺ VỚI LÒNG TỪ BI

Đang độ hoa niên lòng tràn đầy vui vẻ, em nhìn cảnh chung quanh đều hiện bày một vẻ tươi sáng đáng yêu. Nét yêu đời biểu lộ trong đôi mắt sáng, trên đôi môi nở nụ cười của em. Em tự thấy cùng mọi người, cùng vạn vật như chung niềm hoan hỉ. Vì thế, lòng yêu thương của em tràn trề vô hạn.

Nhân sinh quan Phật giáo

Nhân sinh quan Phật giáo

Bất cứ trong một tôn giáo, một triết học nào, phần nhân sinh quan vẫn là quan trọng. Chúng ta theo một tôn giáo mà không biết quan niệm nhân sinh trong tôn giáo ấy như thế nào, thực là một khuyết điểm lớn lao. Ở đây, chúng ta chỉ riêng bàn về phần nhân sinh quan Phật giáo để tìm hiểu Phật giáo quan niệm về đời sống con người như thế nào ?

ĐẠO LÝ VÔ NGÃ

ĐẠO LÝ VÔ NGÃ

Chúng ta học Phật mà chưa hiểu thuyết “Vô ngã” là chưa hiểu gì về Phật giáo. Nền giáo lý thâm uyên của đạo Phật xây dựng trên thuyết Vô ngã. Đạo lý tu hành có được giải thoát hay không, do chúng ta có phá được ngã chấp hay không. Vấn đề này người ta đã từng tiêu hao bao nhiêu giấy mực, tranh luận nhau, nhưng cũng chưa được mấy người lấy làm thỏa mãn.

TINH THẦN TỰ DO CỦA PHẬT GIÁO

TINH THẦN TỰ DO CỦA PHẬT GIÁO

Thế nhân thường mệt mỏi với vấn đề “giải thoát”, bởi nó cao siêu quá. Con người chúng ta đã sẵn bản năng lười biếng, đâm ra ngao ngán hay hoảng sợ trước chân trời bát ngát đầy những kỳ hoa dị thảo. Tuy biết sắc hương hoa cỏ ngạt ngào mỹ lệ, nhưng lại ngại tầm tay mình ngắn ngủi khó vói đến, mắt mình phàm tục khó nhận định khó tận hưởng những nét đẹp linh kỳ!

VẤN ĐỀ THEN CHỐT CỦA NGƯỜI TU PHẬT

VẤN ĐỀ THEN CHỐT CỦA NGƯỜI TU PHẬT

Bắt đầu từ ngày này, Châu-lợi chăm chăm làm theo lời Phật dạy. Chín chắn quán xét tự tâm, gạn lọc những phiền não cấu uế, tẩy trừ những ý niệm xấu xa, gìn giữ tâm hồn thanh tịnh. Như thế sau sáu bảy hôm, Ngài chợt thấy lòng rỗng rang thanh thoát, mọi sự vật đều hiện bày sáng tỏ. Mừng quá, Ngài lại đi tìm Phật:

MỘT VÀI QUAN NIỆM CỦA PHẬT TỬ

MỘT VÀI QUAN NIỆM CỦA PHẬT TỬ

Đã là Phật tử, chúng ta phải có những tư tưởng, những hành động xứng đáng là Phật tử. Nhất là phần tư tưởng, người có những nhận xét sai lầm, những quan niệm lệch lạc dễ khiến đời họ đắm chìm trong khổ đau đen tối. Vì vậy, chúng ta phải thận trọng khi đặt một quan niệm. Hay đúng hơn, chúng ta phải luôn luôn dùng lý trí kiểm soát tư tưởng của chúng ta. Tình cảm lúc nào cũng chực phủ che lý trí, chúng ta phải chiến thắng, khắc phục được nó. Có thế, chúng ta mới mong đạt được quan niệm chân chánh. Cho nên, điều kiện trước nhất chúng ta phải tự khắc phục mình.

TÙY HỶ CÔNG ĐỨC

TÙY HỶ CÔNG ĐỨC

Phật dạy: Thấy người làm việc đạo đức, vui vẻ trợ giúp được phước rất lớn. Sa-môn hỏi: Phước của người kia có hết chăng ? Phật đáp: “Ví như lửa một cây đuốc, mấy trăm ngàn người mỗi người cầm đuốc đến mồi, đem về thắp sáng, nấu cơm... Ngọn lửa cây đuốc này vẫn như cũ, phước cũng như thế”. (Kinh Tứ Thập Nhị Chương)

CUỘC ĐỜI LÀ MÂU THUẪN

CUỘC ĐỜI LÀ MÂU THUẪN

"Cuộc đời là những mâu thuẫn”, ở đây tôi không nói những gì cao siêu lắm mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử và người tu. Chúng ta sống như thế nào để cho cuộc đời được an lành tự tại, không bị những đau khổ làm ray rứt, đó là chủ yếu

TRÁCH VỤ PHẬT TỬ TẠI GIA

TRÁCH VỤ PHẬT TỬ TẠI GIA

Phật tử tại gia là người con Phật đem giáo lý Phật dạy áp dụng vào gia đình khiến toàn cả gia đình sinh hoạt theo đường lối Phật giáo. Trách nhiệm và công vụ của Phật tử là hoán cải nhân gian trở thành một xã hội thuần túy Phật giáo. Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.

TU PHẢI LÀ HIỀN

TU PHẢI LÀ HIỀN

Buổi nói chuyện hôm nay tôi nhắm vào Quý Phật tử Phước Thái nhiều hơn là Quý Phật tử ở các nơi. Vậy Quý vị hãy lắng nghe cho kỹ. Ở đây tôi không giảng những đề tài cao siêu, mà đặt những câu hỏi rất thực tế, rất thấp, quý vị hãy trả lời đúng như chỗ mình biết, để rồi tôi hướng dẫn cho quý vị tu hành.


Các tin khác

  Trang trước  1, 2, 3 ... 109, 110, 111, 112  Trang sau 

THÔNG BÁO MỚI NHẤT

BẢN TIN TỔNG HỢP

PHÁP ÂM MỚI NHẤT

PHẬT PHÁP VI DIỆU

Kính mừng Phật đản sinh

DANH NGÔN

Sự thật lý thú về cái lưỡi của con người : Dùng 3 năm để học cho biết sử dụng nó nhưng phải dùng cả đời người để học sử dụng nó Ở ĐÂU & KHI NÀO

THĂM DÒ Ý KIẾN

Quý vị biết đến website qua nguồn :

Nhà chùa và Quý Thầy

Người thân,bạn bè

Các phương tiện truyền thông

Các nguồn khác

VĂN BẢN MỚI NHẤT


Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này