Bản đúc kết Hội thảo kỷ niệm 30 năm thành lập GHPGVN - Phật Giáo Việt Nam
21:31 +07 Thứ năm, 28/03/2024

Bản đúc kết Hội thảo kỷ niệm 30 năm thành lập GHPGVN

Thứ sáu - 24/02/2012 15:43
Bản đúc kết Hội thảo kỷ niệm 30 năm thành lập GHPGVN

Bản đúc kết Hội thảo kỷ niệm 30 năm thành lập GHPGVN

(HDPT) - Cụ thể hóa, thực tế hóa, phương pháp hóa những công tác truyền bá Phật pháp vùng sâu vùng xa của tổ quốc, của các dân tộc thiểu số anh em và cần có một bộ phận nhân sự chuyên trách cụ thể bằng văn bản pháp qui.
 

 

BẢN ĐÚC KẾT HỘI THẢO

KỶ NIỆM 30 NĂM THÀNH LẬP GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Kể từ năm 1981 lịch sử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập. Qua 30 năm hình thành và phát triển, các cấp Giáo hội đã đạt được nhiều thành quả to lớn, khẳng định vai trò, vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và ngoài nước trên nhiều lĩnh vực.

Để xây dựng chương trình hoạt động và kế hoạch phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nhiệm kỳ VII và các nhiệm kỳ tiếp theo ở thế kỷ 21, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức Hội Kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam với chủ đề “”Giáo hội Phật giáo Việt Nam 30 năm thành lập, phát triển và đồng hành cùng dân tộc”, với mục đích lắng nghe, ghi nhận tất cả ý kiến phản biện, góp ý xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam của các tổ chức, hệ phái thành viên Giáo hội, của các nhân sĩ tri thức, học giả, các nhà nghiên cứu, của Tăng Ni, Phật tử.  Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 99 bài tham luận của chư Tôn giáo phẩm lãnh đạo các cấp Giáo hội, các cơ quan hữu quan, các học giả,các nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức, Tăng Ni, Phật tử có quan tâm đến hoạt động của  GHPGVN trên nhiều lĩnh vực.

Qua gần 2 ngày làm việc, Hội thảo đã nghe các nội dung văn bản, tham luận, ý kiến phát biểu tại cuộc Hội thảo: Diễn văn khai mạc của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự, thư chúc mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát biểu chúc mừng của Ban Tôn giáo Chính phủ, đề dẫn nội dung hội thảo. Vì thời gian có hạn, nên chỉ có 39 bài tham luận được trình bày tại Hội thảo, gồm:

1. Phương châm hoạt động, tính ưu việt, nhất quán của GHPGVN, có 19 tham luận, 08 bài được trình bày tại hội trường.

2. GHPGVN 30 năm thành tựu kết quả, những thách thực và giải pháp phát triển GHPGVN, có 32 tham luận, 11 bài được trình bày tại hội trường.

3. Các hoạt động chuyên môn của GHPGVN, có 30 tham luận, có 11 bài được trình bày tại hội trường.

4. Tính đặc thù của các Hệ phái trong ngôi nhà chung GHPGVN, có 09 tham luận, có 05 bài được trình bày tại hội trường.

5. Những chủ đề tổng hợp, có 09 tham luận, có 04 bài được trình bày tại hội trường.

Qua các nội dung tham luận, phát biểu của quý Đại biểu, Ban Tổ chức xin đúc kết Hội thảo như sau:

  1. Sự thống nhất Phật giáo Việt Nam là một sự kiện tất yếu lịch sử, có kế thừa và phù hợp với nguyện vọng thống nhất Phật giáo Việt Nam của Tăng Ni, Phật tử cả nước.
  2. Kết quả thực hiện các hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Đạo pháp và Dân tộc, vận dụng linh hoạt, hài hòa giữa Luật pháp và Đạo pháp trong mối tương quan tương duyên lẫn nhau khi triển khai các công tác Phật sự.
  3. Phương châm hoạt động của Giáo hội “Đạo pháp – Dân tộc – CHủ nghĩa Xã hội” là kim chỉ nam, là định hướng xuyên suốt quá trình hoạt động của Giáo hội trong 30 năm qua và những nhiệm kỳ tiếp theo của Giáo hội.
  4. Sự tồn tại và phát triển Giáo hội trong tương lai, điều căn bản và trên hết vẫn là sức mạnh đoàn kết, hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, tăng cường đạo lực, để trang nghiêm Giáo hội là trách nhiệm, bổn phận của tất cả thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
  5. Về tổ chức, nhân sự, nội dung hoạt động của Giáo hội, cần có sự quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế thừa một lý hợp lý, khoa học. Nhất là các Ban cần thể hiện tính chuyên biệt, không chồng chéo lẫn nhau ở nhiều bộ phận; cần sự tinh giảm về hình thức trong cơ cấu nhân sự, chú trọng đến nội dung và chất lượng hoạt dộng mang tính hiệu quả cao của từng ngành và bộ phận liên quan.
  6. Thông qua Nghị quyết Đại hội VII Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cần sửa đổi các Quy chế, Nội quy để hình thành cơ cấu tổ chức nhân sự và chương trình hoạt động một cách khả thi, phù hợp với xu thế kết nối toàn cầu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ 21 và các thế kỷ tiếp theo.
  7. Về Nội quy Tăng sự, Nội quy Ban Hướng dẫn Phật tử, Ban Văn hóa, Ban Từ thiện Xã hội cần tu chỉnh cho phù hợp với luật pháp hiện hành và nhu cầu sinh hoạt xã hội hiện nay.
  8. Công tác giáo dục cần nâng cao chất lượng dạy và học để đạo tào đội ngũ kế thừa mang tính chuyên sâu, chuyên môn cao cho từng mặt công tác của các cấp Giáo hội; có định hướng và chương trình đào tạo hợp lý ở các cấp học, nhất là Cao đẳng và Học viện – Đại học Phật giáo; đặc biệt là sau khi đào tạo thí điểm chương trình Cao học Phật học (MA) tại Học viện Phật giáo Việt Nam – Tp. Hồ Chí Minh, chương trình cần được nhân rộng mô hình này tại các Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Huế và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer. Tận dụng hết nguồn nhân lực có năng lực, trình độ mà Giáo hội đã, đang và sẽ có vào công tác giáo dục tại các cấp học, cũng như các ngành hoạt động của Giáo hội theo khả năng thích hợp.

 

  1. Cần duy trì, phát huy và thể hiện trọn vẹn tinh thần đoàn kết hòa hợp một cách nhất quán; bảo tồn và phát huy về tính dân tộc, văn hóa dân tộc, di sản văn hóa dân tộc và Phật giáo Việt Nam trong mọi sinh hoạt, hành đạo của các cơ sở Tự viện, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam.
  2. Cần lưu tâm hơn đến đường hướng sinh hoạt và phát triển của lực lượng Phật tử nòng cốt thuộc các bộ phận - Gia đình Phật tử, Cư sĩ Phật tử, Thanh thiếu niên Phật tử Việt Nam bằng những quy định, kế hoạch cụ thể trong đường hướng sinh hoạt của Giáo hội.
  3. Trang bị phương tiẹn khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông, truyền hình  cho các hoạt động Phật sự của các Giáo hội trong thế kỷ thứ 21 và những thế kỷ tiếp theo.
  4. Trong tinh thần hội nhập thế giới, Giáo hội cần chuẩn bị và có kế hoạch cụ thể trong công tác hội nhập, giao lưu, thiết lập quan hệ với các nước Phật giáo thế giới trong khu vực và toàn cầu thông qua tình pháp lữ trong chánh pháp.
  5. Cụ thể hóa, thực tế hóa, phương pháp hóa những công tác truyền bá Phật pháp vùng sâu vùng xa của tổ quốc, của các dân tộc thiểu số anh em và cần có một bộ phận nhân sự chuyên trách cụ thể bằng văn bản pháp qui.
  6. Những vấn đề, ý kiến khác chưa được trình bày tại cuộc Hội thảo vì thời gian có hạn, cũng được trân trọng và quan tâm, để Giáo hội từ đó đúc kết thành nội dung, chương trình hoạt động cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nhiệm kỳ VII và những nhiệm kỳ tiếp theo trong sự phát triển, hội nhập thế giới của đất nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức sự kiện |  Thông báo  |  Văn bản pháp Luật  |  Cư sĩ Phật tử  |  Gia đình Phật tử  |  Tìm hiểu Phật giáo  |  Pháp âm  |  Đời sống  |  Từ thiện |  Gửi bài viết
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Quý vị vui lòng ghi rõ nguồn Phattu.vn khi phát hành lại nội dung từ trang web này