Hà Nội: Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Phật giáp thời Trần ở Việt Nam hiện nay” .

Sáng ngày 21/9 tức 19/8 năm Giáp Thìn, tại  chùa Yên Phú xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì ,Thành phố Hà Nội Ban văn hóa trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ  chức Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Phật giáp thời Trần ở Việt Nam hiện nay” .

Hội thảo với sự tham gia của Chư tôn đức giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam.Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch HĐTS – Trưởng ban Thông tin truyền thông GHPGVN; Hòa thượng Thích Thanh Điện phó Chủ tịch HĐTS – Phó trưởng ban TT Ban Hướng Dận Phật tử TƯ GHPGVN; Hòa thượng  Thích Thọ Lạc- Ủy viên TT Hội đồng Trị Sự , Trưởng ban Ban Văn Hóa Trung Ương GHPGVN; Hòa thượng Thích Hải Ấn- Ủy viên TT Hội đồng trị sự , Phó Trưởng ban Thường trực Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN; Hòa thượng Thích Bửu Chánh- Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị Sự , Phó Trưởng Ban Thường Trực Ban Văn Hóa Trung ương GHPGV;  Thượng tọa Thích Minh Quang- Ủy viên Thư Ký Hội đồng Trị Sự, Phó Trưởng ban Văn hóa Trung Ương GHPGVN; GS. TS Lê Mạnh Thát – Ủy viên Hội đồng Trị Sự , Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam.

Tới tham dự có PGS.TS Lê Hồng Sơn- Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương; PGS. TS Triệu Thế Hùng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội;  ông Quế Đình Nguyên – Phó Tổng Biên tập báo Nhân Dân;  PGS. TS Tạ Minh Tuấn – Phó Chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam;  Trung tướng GS. TS Trần Đình Nhã – Chủ tịch Hội đồng họ Trần Việt Nam, Nguyên Chủ nhiệm ban Quốc Phòng An Ninh Ban Thường Vụ Quốc hội; ông Hà Ngọc Anh – Nguyên phó ban Dân vận Trung Ương; ông Cát Ngọc Trình- Trưởng phòng Phật giáo – Ban Tôn Giáo Chính phủ; ông Đào Duy Cường- Phó Trưởng phòng Phật giáo , Ban Tôn giáo Chính phủ; bà Phạm Bảo Khánh – Phó Trưởng ban Ban Tôn Giáo thành phố Hà Nội. Cùng  đại diện các Hội , Cục , Vụ, Viện, Trường, Các tổ chức, Doanh nghiệp có GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang- Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào Tạo ĐHQGHN –  Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam; Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều- Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam; ông Đỗ Minh Phú – Chủ tịch Hội đồng sáng lập tập đoàn DOJI, Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Tiên Phong, Giáo sư danh dự liên đoàn Hàn lâm Oxford, Vương quốc Anh; GS.TS Hoàng Anh Tuấn- Hiệu trưởng Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN;  GS. TS. Nhà Sử học Lê Văn Lan Chuyên gia đề tài;  TS. Đỗ Vũ Phương Anh- Phó Trưởng Ban văn hóa Trung ương GHPGVN, Tổng giám đốc Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI- Chủ nhiệm Đề tài;  PGS.TS Chu Văn Tuấn – Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo , Viện Hàn lâm khoa học xã hội cùng các nhà khoa học, các  học giả, các nhà nghiên cứu lịch sử,  các giảng viên đại học từ Hà Nội.

 Tại Hội thảo Hòa thương Thích Thọ Lạc đọc lời khai mạc .

HT Thich Gia Quang phát biểu chúc mừng Hội thảo và Tiến sĩ Đỗ Phương Anh ,chủ nhiệm đề tài.

Sau báo cáo đề dẫn của PGS.TS Chu Văn Tuấn.  Đại chúng được lắng nghe  6/30 bài tham luận khoa học được trình bày của Chư tôn đức, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu… đề cập đến nhiều vấn đề về như: Lịch sử, triết học, văn học, nghệ thuật, tôn giáo là các di sản phi vật thể, phản ánh tinh hoa Phật giáo vô cùng quý giá trong lịch sử Việt Nam thời Trần.

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi, trình bày tham luận “Nhà Trần với Phật giáo” Trao đổi tham luận PGS.TS Nguyễn Hồng Dương tham luận ” Giá trị văn học, nghệ thuật và nghi lễ thời Trần”  tham luận của TS. Đỗ Vũ Phương Anh “Một số giải pháp, khuyến nghị phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Phật giáo thời Trần ở Việt Nam hiên nay”,  tham luận của Hòa thượng Thích Gia Quang ” Một số định hướng phát huy giá trị văn  hóa phi vật thể Phật giáo thời Trần, vận dụng vào Phật giáo Việt Nam hiện nay ” Tham luận của GS.TS Đinh Khắc Thuân “Di sản văn hóa thời Trần tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia : giá trị biểu tượng cần được kế thừa, phát triển ” tham luận cuối cùng của PGS TS Hoàng Thị Thơ ” Tư tưởng Phật giáo thời Trần”.  Sau 6 bài tham luận đã trình bày, các nhà khoa học cùng thảo luận đóng góp nhiều ý kiến bổ xung.

 Giáo sư Lê Mạnh Thát , Thượng tọa Thích Hạnh Tuệ phát biểu ý kiến cõi lõi về tư tưởng thiền học Trúc Lâm, phát huy tiềm năng sức mạnh Phật giáo. GS.Vũ Minh Giang, ca ngơi sức mạnh Quân sự chính trị thời Trần. TT Thích Minh Quang nêu rõ giá trị phi vật thể thời Trần , kế thừa, phát huy và lan tỏa tinh thần tư tưởng Phật giáo nhập thế. GS. TS Nguyễn Hùng Hậu, khẳng định giá trị văn hóa phi vật thể, vận  hành tổ chức trị  nước theo tinh thần Phật giáo thời Trần cần phát huy học tập. TT Thích Trí Chơn chia sẻ , Phật giáo thời Trần đã thống nhất 3 thiền phái,  tập trung vào 1 tổ chức Giáo hội. PGS.TS Tạ Minh Tuấn chia sẻ việc áp dung tư tưởng nhập thế thực hành trong đời sống hàng ngày, TS.Trần Văn Luyện, nhấn mạnh sức mạnh và các chiến công huyền thoại thời nhà Trần, cần lưu truyền giáo dục giá trị trong vai trò trị nước an dân nâng tầm sức mạnh thời đại của nước Việt Nam thông qua các kênh thông tin truyền thông và các cuộc triển lãm sản phẩm văn hóa, Ts  Dương Ngô Ninh, nêu rõ việc kế thừa các giá trị văn hóa Phật giáo bằng cách tích cực nâng cao bảo tồn, giữ gìn  truyền bá tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm thời Trần tại các địa phương…

 Buổi Hội thảo  đã khép lại trong lời phát biểu bế mạc PGS.TS Chu Văn Tuấn.

Xin giới thiệu một số hình ảnh ghi nhận được trong buổi hội thảo.

Tin Ảnh: Phúc Thịnh – Thiện Tâm – Cẩm Vân